Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, vị quan chức chính phủ có quyền lực nhất của đất nước, đã chỉ đạo Cơ quan Chuyển đổi Kỹ thuật số của chính phủ nước này (DTA) nghiên cứu các ứng dụng tiềm năng của công nghệ blockchain.
Phát biểu với Ủy ban đánh giá của Thượng viện vào tối hôm thứ Hai, giám đốc kỹ thuật của DTA, Peter Alexander tiết lộ rằng ông Turnbull đã trực tiếp chỉ đạo cơ quan này khám phá các ứng dụng blockchain sau khi tỏ ra rất hứng thú với công nghệ mới này.
DTA là một cơ quan chính phủ được thành lập vào năm 2015 trong một chương trình nghị sự số hóa rộng hơn với nhiệm vụ hỗ trợ các cơ quan chính phủ khác tiến hành việc số hóa.
Phát biểu với Ủy ban pháp chế tài chính và quản trị công của Thượng viện, ông Alexander cũng đã đề cập tới khoản kinh phí được phân bổ cho DTA trong ngân sách liên bang gần đây, đồng thời nêu rõ:
“Thủ tướng đã thực sự viết thư cho bộ trưởng và yêu cầu xem xét công nghệ blockchain”.
Ông tiết lộ:
Chỉ thị trực tiếp của thủ tướng là kết quả của nhiều “cuộc đối thoại với các bộ trưởng và quan chức chính phủ” về công nghệ phân quyền này, sau khi một số cơ quan chính phủ của các nước khác bắt đầu xem xét công nghệ blockchain”.
Trong cuộc nói chuyện với ủy ban Thượng viện, vị giám đốc kỹ thuật cũng nhấn mạnh tới những nỗ lực của các nhà chức trách nước này trong việc tìm hiểu và thực hiện công nghệ phân quyền blockchain.
“Ủy ban chứng khoán và đầu tư đã để mắt tới blockchain, cơ quan nội vụ cũng đã và đang xem xét blockchain, và ngày càng nhiều cơ quan khác đã đề cập tới công nghệ này. Rất nhiều nhà cung cấp cũng đã tiếp cận tới chính phủ và nói về blockchain”.
Đề xuất của thủ tướng Úc để khám phá công nghệ blockchain giống với người đồng cấp Ấn Độ, thủ tướng Narendra Modi, người đã phát biểu hồi đầu năm nay công nghệ blockchain “đột phá” sẽ có “tác động sâu sắc trong cách chúng ta sống và làm việc”.
Cấp ngân sách cho các nỗ lực nghiên cứu
Như đã báo cáo trước đó, chính phủ Úc đã chi ra khoảng 700.000 đô la Mỹ trong ngân sách liên bang giai đoạn 2018-2019 để nghiên cứu và khám phá việc thực hiện công nghệ blockchain trong các dịch vụ của chính phủ.
Cơ quan này đã xác nhận rằng họ đang lập kế hoạch xây dựng một nguyên mẫu blockchain để cung cấp các khoản chi trả phúc lợi cho công dân vào năm 2019. Ngoài ra, ông Alexander cũng tiết lộ rằng cơ quan này sẽ nghiên cứu khả năng ứng dụng blockchain trong “giải quyết các giao dịch, quản lý hàng hóa và thậm chí là cả việc cung cấp dữ liệu mở để đảm bảo sự chính xác”.
Đáng chú ý, ông còn cho biết thêm rằng cơ quan này đã bắt đầu hợp tác với ngân hàng Commonwealth Bank và các tổ chức tài chính khác để “xem xét cách thức mà blockchain có thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính”.
Những diễn biến này diễn ra vào thời điểm tổ chức nghiên cứu khoa học liên bang của Úc cảnh báo rằng đất nước “không đủ khả năng” theo kịp thế giới trong việc áp dụng công nghệ blockchain, đồng thời đưa ra một báo cáo kêu gọi chính phủ chủ động trong lĩnh vực này.
Lời khuyên đã không bị lờ đi khi mà những nỗ lực trong cả hai khu vực nhà nước và tư nhân đang được tạo ra để nghiên cứu công nghệ mới. Chẳng hạn như việc ngân hàng trung ương của Úc đã công khai xác nhận thực hiện nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp blockchain. Cùng với đó, sàn chứng khoán lớn nhất của Úc được kỳ vọng sẽ trở thành cơ quan điều hành lớn đầu tiên trên thế giới triển khai công nghệ blockchain vào năm 2020.
- Blockchain và Bitcoin , mối đe dọa lớn nhất đối với ngân hàng
- Công nghệ Blockchain để cách mạng hóa Ngân hàng truyền thống
- Nghiên cứu cho thấy hiện tại Lightning Network có thể sánh ngang với các phương thức thanh toán truyền thống khác