Kiến trúc đa chuỗi có thể tương thích của Polkadot mang lại khả năng mở rộng, bảo mật và phân quyền cho Web 3.0.
Được xây dựng bằng cách sử dụng khung blockchain Substrate, Polkadot đang hình thành một hệ sinh thái vừa bổ sung cho cơ sở hạ tầng dApp hiện có vừa cung cấp các cơ hội mới được hơn 400 dự án phát triển hợp đồng thông minh, oracle, NFT, DAO, cầu nối, quyền riêng tư, trò chơi, IoT, DEX và giải pháp DeFi khác trên nền tảng.
Trung tâm của hệ sinh thái Polkadot là token DOT, không chỉ để thanh toán mà còn hỗ trợ nhiều chức năng khác nhau trên toàn mạng. Vậy DOT là gì và nó có thể được sử dụng như thế nào trong blockchain của các blockchain?
DOT là gì?
DOT là token gốc của mạng Polkadot, đơn vị nhỏ nhất trong số đó được gọi là Planck.
DOT cũng là một token lạm phát, trái ngược với chính sách tiền tệ nguồn cung cố định của các giao thức như Bitcoin. Điều này được thiết kế để khuyến khích mạng bằng cách tự động điều chỉnh theo tỷ lệ tham gia của người dùng, với nguồn cung hiện tại gần 1 tỷ token.
Ngoài việc phục vụ các chức năng phụ trợ như một token có thể chuyển nhượng, có một số cách sử dụng chính cho DOT trên toàn hệ sinh thái từ quản trị đến staking, đấu giá parachain và crowdloan (huy động vốn từ cộng đồng).
Chức năng quản trị
Polkadot cho phép holder DOT bỏ phiếu và tham gia quản lý mạng, bao gồm xác định phí, kết nối parachain và nâng cấp, cùng với Hội đồng (Council) và Ủy ban kỹ thuật (Technical Committee).
Holder DOT đang hoạt động có thể đưa ra đề xuất cải tiến cho mạng bằng cách liên kết token của họ (gửi một số tiền tối thiểu vào một đề xuất) trong khoảng thời gian nhất định và bỏ phiếu cho đề xuất của những người khác. Những đề xuất thu thập được số lượng coin liên kết ủng hộ cao nhất sẽ được chọn đầu tiên trong mỗi chu kỳ bỏ phiếu. Sau đó, các token sẽ được giải phóng khi đề xuất được đưa ra bỏ phiếu.
Hội đồng là một thực thể on-chain do hodler DOT bầu chọn và chịu trách nhiệm xác định đề xuất nào nên được tiến hành. Họ quản lý kho bạc từ việc thu phí mạng và đại diện cho những người nắm giữ DOT thụ động trong hệ sinh thái. Ủy ban kỹ thuật bao gồm các nhóm phát triển của mạng để thực hiện đề xuất đã được phê duyệt.
Bất kỳ đề xuất nào cũng phải trải qua một cuộc trưng cầu dân ý để tất cả các hodler DOT đưa ra quyết định cuối cùng (tính theo tỷ lệ stake).
Đồng thuận Nominated Proof-of-Stake
DOT cũng được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cơ chế đồng thuận Nominated Proof-of-Stake (NpoS) cho Polkadot, được thiết kế với vai trò của trình xác thực và trình đề cử nhằm tối đa hóa bảo mật chuỗi. Những người quan tâm đến việc duy trì mạng có thể stake DOT để chạy các node xác thực, xác thực Relay Chain (Chuỗi chuyển tiếp) trung tâm và các parachain được kết nối, tham gia đồng thuận để nhận lại phần thưởng khối. Phần thưởng của trình xác thực được trả công bằng cho tất cả bất kể số tiền stake, khuyến khích nhóm trình xác thực phân tán đồng đều hơn.
Các holder DOT khác được khuyến khích tham gia với tư cách là trình đề cử, giúp bảo mật mạng bằng cách stake DOT và chọn tối đa 16 trình xác thực hoạt động tốt nhất để đổi lấy phần thưởng staking. Phần thưởng staking sau đó sẽ được phân phối theo tỷ lệ stake cho tất cả staker sau khi đã khấu trừ khoản thanh toán cho trình xác thực.
Staking DOT cũng đóng vai trò như một cơ chế phòng thủ và không khuyến khích chống lại các cuộc tấn công độc hại. Trình xác thực sẽ bị trừng phạt cắt giảm DOT đối với những hành vi sai trái như chuyển sang chế độ ngoại tuyến hoặc chạy phần mềm sửa đổi. Sau đó, cả trình xác thực và trình đề cử của họ sẽ mất 1% DOT được liên kết/stake. DOT bị cắt giảm được thêm vào kho bạc và được sử dụng như quy trình quản trị phi tập trung đã xác định.
Đấu giá vị trí parachain
Parachain là các shard (phân đoạn) chuyên biệt của Polkadot cho phép giao dịch được xử lý song song, phổ biến nhất là dưới dạng blockchain bằng cách cho thuê một trong những vị trí chuyên dụng khan hiếm kết nối với Relay Chain của Polkadot.
Để một dự án parachain kết nối với mạng Polkadot, dự án đó phải tham gia đấu giá nến on-chain không cần xin phép. Người trả giá cao nhất sẽ nhận được hợp đồng thuê trong một thời gian nhất định. Các parachain tiềm năng sẽ đặt giá thầu bằng cách sử dụng DOT và người chiến thắng sẽ khóa DOT đó trong suốt thời gian của hợp đồng thuê, được trả lại sau khi hợp đồng thuê hết hạn và parachain bị xóa.
Parachain Crowdloan
Polkadot cũng cho phép các parachain tiềm năng lấy token để đấu giá từ cộng đồng rộng lớn hơn của những người nắm giữ DOT. Quá trình này được tiến hành dưới hình thức huy động vốn phi tập trung từ cộng đồng nhằm phân tán rủi ro, giảm chi phí và cho phép đưa ra giá thầu cạnh tranh hơn. Theo đó, cộng đồng cùng đầu tư và có thể phân quyền một parachain hơn nữa bằng cách airdrop token cho những người tham gia sẵn sàng đưa DOT của họ để giúp đạt được một vị trí.
Bất kỳ ai cũng có thể tạo chiến dịch quảng cáo crowdloan để đấu giá vị trí parachain. Chiến dịch này có thể kéo dài qua nhiều phiên đấu giá mà không cần phải bắt đầu chiến dịch mới nếu ban đầu không thành công giành được vị trí.
Mỗi chiến dịch crowdloan có một chỉ mục và chủ sở hữu DOT có thể chỉ cần gửi một giao dịch đặc biệt tham chiếu đến chỉ mục để tham gia. Nếu chiến dịch crowdloan thành công trong một cuộc đấu giá vị trí, DOT của người tham gia cũng sẽ bị khóa trong thời gian của hợp đồng thuê và được trả lại khi hết hạn.
Động lực thúc đẩy những người nắm giữ DOT trong cộng đồng làm điều này là khả năng hỗ trợ các dự án yêu thích của họ và nhận được phần thưởng từ một parachain có thể cao hơn so với việc chỉ đơn giản stake token, trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát cuối cùng đối với chúng.
Các cuộc đấu giá sẽ mang rất nhiều DOT ra khỏi thị trường để hỗ trợ giá thầu và các vị trí chiến thắng. Với Kurura (cuộc đấu giá parachain đầu tiên trên mạng Kusama của Polkadot) đã huy động được 200 triệu đô la KSM, nó gợi ý nhu cầu để đấu giá parachain Polkadot cũng sẽ khoảng chừng đó.
Đây là nơi lý thuyết trò chơi bắt đầu. Rốt cuộc, người dùng có thể chỉ cần chọn stake để nhận phần thưởng staking với ít rủi ro hơn so với tham gia vào các đợt huy động vốn từ cộng đồng. Vì vậy, dự án parachain sẽ cần cung cấp đủ động lực để thuyết phục người dùng khóa DOT trong thời gian cho thuê.
Tuy nhiên, hệ sinh thái luôn chuyển động, vì vậy hành động của người dùng này ảnh hưởng đến người dùng khác, củng cố chu kỳ hành vi. Nếu những người tham gia được khuyến khích giải phóng DOT khỏi staking để tham gia vào các đợt huy động vốn từ cộng đồng, thì ít DOT hơn sẽ bị khóa trong staking. Có nghĩa là lãi suất phần trăm hàng năm của staking sẽ tăng lên để bù đắp. Điều này làm cho nhu cầu DOT tăng lên và giá của DOT cũng tăng theo.
Nhưng điều đó có nghĩa là mức bồi thường để tham gia crowdloan cũng tăng lên, tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với DOT, v.v. Do đó, khi thị trường liên tục cân bằng giữa các ưu đãi crowdloan và phần thưởng staking, sẽ có rất nhiều cuộc cạnh tranh giữa những người tham gia để có được DOT.
Cung cấp sức mạnh cho blockchain của các blockchain
Polkadot đặt lợi ích của hodler DOT vào trung tâm kiến trúc của nó, nhằm phát triển một giao thức giúp cung cấp Web 3.0. Tại đây, người dùng nắm quyền kiểm soát, thay vì các công ty.
Kết nối một mạng đa chuỗi có thể tương tác, trong khi duy trì mô hình quản trị công bằng do DOT trao quyền, cho phép khả năng mở rộng phi tập trung mà hệ sinh thái đang phát triển nhanh chóng này cần để cung cấp đề xuất giá trị cho blockchain của các blockchain.
- Tại sao những “kẻ giết chết Ethereum” như Cardano và Polkadot lại được xếp hạng cao hơn ETH về mặt này?
- Có nên đặt cược vào Solana, KAVA, Maker, Polkadot trong khoảng thời gian này không?
- Charles Hoskinson thừa nhận “bí mật theo dõi” công nghệ của Polkadot
Đình Đình
Theo Cryptoslate