Ngành công nghiệp mã hóa rất phức tạp. Nó yêu cầu một cá nhân hiểu công nghệ, hoạt động kinh doanh, kinh tế, luật và chính trị. Mỗi khái niệm này về bản chất rất khó để có thể tinh thông, chưa kể đến khi sử dụng trong bối cảnh thế giới số, phi tập trung, toàn cầu.
May mắn thay, chúng ta có internet. Có một lượng thông tin dường như không giới hạn luôn có sẵn và dễ dàng tiếp cận. Những nguồn thông tin này từ các cửa hàng đa phương tiện chuyên nghiệp đến các phân đoạn phụ được ghi nhớ – nếu bạn quan tâm đến một điều gì đó, có những người ở đâu đó trên thế giới sẵn sàng nói cho bạn biết.
Nhưng cũng thật không may, luôn tồn tại rất nhiều thông tin bóp méo sự thật. Cho dù đó là hiệu suất tài chính của công ty, hành động đằng sau hậu trường của một nhóm lãnh đạo hay thậm chí là số liệu định lượng xung quanh hiệu suất của một công nghệ. Chúng ta luôn thấy những số liệu, báo cáo chưa được xác minh và “thông tin nội bộ” đang lượn lờ đầy rẫy trên internet.
Giả thuyết của tôi là tỷ lệ phần trăm những tin tức mà chúng ta nhận được về không gian mã hóa chủ yếu là “tin tức giả mạo”. Đôi khi những tin tức giả mạo này được dán nhãn là FUD (sợ hãi, không chắc chắn, nghi ngờ) và có những thời điểm chúng được lan truyền một cách nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng này, tôi đã thiết kế một thử nghiệm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi cố tình tạo ra một tweet không chính xác và thể hiện như kiểu nó hoàn toàn là sự thật?
Tôi mất một vài ngày để nghĩ về một tweet thích hợp cho một thử nghiệm như thế này. Tôi muốn đảm bảo tính không chính xác (1) không có hại cho bất kỳ ai, (2) sẽ được tin cậy bởi đa số mọi người, và (3) liên quan đến thứ gì đó trong thế giới tiền mã hóa mà mọi người quan tâm. Nó thực sự khó thiết kế hơn tôi nghĩ.
Cuối cùng tôi đã quyết định thực hiện một tweet mô tả xác suất trúng xổ số và sở hữu Bitcoin.
Tweet dễ đọc, liên quan đến tin tức gần đây (xổ số MegaMillions) và thu hút tâm lý của những người đam mê tiền mã hóa trên toàn thế giới. Đồng thời, các tweet bao gồm các số liệu thống kê không chính xác và so sánh một trò chơi may mắn với quyết định mua hàng.
Tôi có cảm giác rằng tweet này sẽ nhanh chóng được lan truyền. Đó là sự pha trộn hoàn hảo giữa thực tế và hư cấu, trộn lẫn với tâm lý lạc quan. Để đảm bảo hiệu quả tối đa, tôi đã tweet nó vào tối thứ Sáu khoảng 10p EST (một trong những thời điểm tương tác cao nhất trên Twitter).
Trong vòng vài phút sau khi thử nghiệm, sự tương tác và lan truyền sau đó là điều hiển nhiên. Trong vòng 10 giờ đầu tiên, tôi đã có thể tiếp cận 88,000 người bằng một tweet mà được chứng minh bằng toán học là không chính xác.
Tin tốt là không phải ai cũng bị lừa bởi tweet. Nhiều người đã tìm ra sự không chính xác hoặc những so sánh khập khiễng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người đã bị lừa – gần 400 người đã đăng tải lại thông tin mà không gặp hề có bất kỳ thắc mắc nào. Các tác động khá đáng sợ.
Điều này mang tôi đến với quan điểm của mình: Tin tức giả có xu hướng lan truyền cao đối với tiền mã hóa. Các khái niệm phức tạp, thông tin thường khó chứng thực và hầu hết “thông tin nội bộ” là nội dung do người dùng tạo trên Twitter, Telegram, Reddit, v.v.
Chúng ta phải cảnh giác. Các quyết định đang được thực hiện bởi các luật sư, nhà quản lý, cơ quan thực thi pháp luật và doanh nhân dựa trên thông tin mà họ tiếp nhận từ cộng đồng. Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể sẽ bị ‘gậy ông đập lưng ông’.
Hãy nhớ quy tắc vàng của tiền mã hóa: Đừng vội tin tưởng, hãy xác minh.
Note: Một số nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất tập trung vào tiền mã hóa mà tôi đã tìm thấy là CoinDesk, The Block và Messari. Nếu bạn muốn tiếp tục nhận được những thông tin chính xác về tiền mã hóa, trong khi tránh xa các tin tức giả mạo, bạn nên theo dõi họ.
Xem thêm:
Mỹ: Nhóm Hacker “Lazarus” của Triều Tiên là thủ phạm của 65% vụ hack Cryptocurrency trên toàn cầu
Tại sao các Altcoin không còn tăng giá khi đón nhận những tin tức tích cực?
Gates Foundation hợp tác với Ripple và Coil nhằm hỗ trợ các hệ thống thanh toán ‘hướng nghèo’
Theo TapchiBitcoin.vn/Medium