Tòa án Nhân dân ở Trung Quốc đã công bố một báo cáo về tính hợp pháp của tài sản ảo, phân tích các thuộc tính của những tài sản kỹ thuật số này theo luật hình sự. Tòa án lưu ý trong báo cáo của mình rằng tài sản ảo theo khung chính sách pháp lý hiện hành vẫn là tài sản hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.
Tòa án Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện quyền tư pháp một cách độc lập và không chịu sự can thiệp của tổ chức hành chính hoặc công quyền. Các tòa án này xét xử án hình sự, dân sự và hành chính cũng như các tranh chấp kinh tế.
Báo cáo có tiêu đề “Xác định thuộc tính tài sản của tiền ảo và xử lý tài sản liên quan đến vụ án” thừa nhận rằng tài sản ảo có thuộc tính kinh tế và do đó có thể được phân loại là tài sản, theo báo địa phương. Mặc dù Trung Quốc coi tất cả tài sản kỹ thuật số nước ngoài là bất hợp pháp và áp đặt lệnh cấm toàn diện, nhưng báo cáo lập luận tài sản ảo do cá nhân nắm giữ phải được coi là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ theo khuôn khổ chính sách hiện hành.
Báo cáo cũng bổ sung các đề xuất xử lý tội phạm liên quan đến tài sản ảo và lưu ý rằng tiền, tài sản liên quan không thể bị tịch thu nên phải dựa trên sự thống nhất giữa luật hình sự và dân sự. Những trường hợp như vậy cần được xử lý riêng biệt để đạt được sự bảo vệ cân bằng giữa quyền sở hữu cá nhân và lợi ích xã hội, công cộng.
Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với tất cả các hoạt động liên quan đến tiền điện tử và cấm các sàn giao dịch nước ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng đại lục. Tuy nhiên, bất chấp chính sách quốc gia thù địch đối với tài sản kỹ thuật số, tòa án Trung Quốc đã đưa ra quan điểm trái ngược về Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác trong những năm qua.
Trường hợp đầu tiên cho thấy sự mâu thuẫn xảy ra vào tháng 9/2022, khi một luật sư đề xuất những holder tiền điện tử ở Trung Quốc được pháp luật bảo vệ trong trường hợp trộm cắp, chiếm dụng hoặc vi phạm thỏa thuận cho vay bất chấp lệnh cấm đối với tiền điện tử. Cuối tháng 5/2022, một tòa án ở Thượng Hải khẳng định Bitcoin đủ điều kiện là tài sản ảo và do đó phải tuân theo các quyền tài sản.
Lập trường thù địch của Trung Quốc đối với Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác đã có từ lâu. Tuy nhiên, trong vài năm qua, chính phủ dường như mềm mỏng hơn trong lập trường của mình. Điều này thể hiện rõ qua gia tăng thị phần khai thác Bitcoin của Trung Quốc, giảm xuống mức 0 sau lệnh cấm nhưng đã tăng lên vị trí thứ 2 trong vòng một năm.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Thiệt hại từ lừa đảo và hack crypto trong tháng 8 giảm mạnh
- Dù muốn hay không, tiền điện tử vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc
- Trung Quốc muốn giám sát tất cả người dùng Metaverse
Minh Anh
Theo Cointelegraph