Yield farming (canh tác lợi nhuận), khai thác thanh khoản và staking đã trở thành thông lệ phổ biến trên thị trường tiền điện tử nhờ sự tăng trưởng đáng kể trong hệ sinh thái DeFi vào những năm gần đây. Các tính năng này cho phép người dùng kiếm tiền lời từ lượng nắm giữ tiền điện tử của họ bằng cách khóa chúng dưới dạng tiền gửi trong các khoảng thời gian cụ thể.
Các khái niệm này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng có một rủi ro lớn: các tài sản bị khóa giảm giá trị. Nói cách khác, người dùng sẽ thua lỗ tính theo đô la Mỹ nếu giá trị của tài sản giảm trong thời gian khóa.
Những thiếu sót này đã dẫn đến khái niệm “token phản chiếu” như một giải pháp thay thế khả thi. Về lý thuyết, token phản chiếu loại bỏ sự cần thiết phải khóa token trong khi vẫn mang lại lợi ích giống như staking.
Token phản chiếu là gì?
Các dự án hỗ trợ token phản chiếu tính thuế phạt (tính theo tỷ lệ phần trăm) trên mỗi giao dịch. Đổi lại, họ trả phí cho tất cả holder tùy thuộc vào tỷ lệ phần trăm tài sản họ nắm giữ.
Do đó, chủ sở hữu token phản chiếu không cần phải khóa tài sản trong một khoảng thời gian nhất định để kiếm phần thưởng. Họ kiếm được thu nhập gần như ngay lập tức trong hầu hết các trường hợp khi giao dịch được thực hiện, với các chức năng được hợp đồng thông minh điều chỉnh.
Hình minh họa token phản chiếu
Ngoài ra, người dùng có thể gửi token phản chiếu cho các bên cho vay thứ ba và hợp đồng yield farming để kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng trong khi các ưu đãi thu hút nắm giữ và staking về mặt lý thuyết làm giảm áp lực của bên bán, thì điều này không đúng với hầu hết các tài sản phản chiếu.
Token phản chiếu phổ biến
Một số token phản chiếu phổ biến nhất là SafeMoon (SAFEMOON), BabyFloki (BABYFLOKI), FlyPaper (STICKY), MinersDefi (MINERS) và EverGrow Coin (EGC).
Chẳng hạn, giá của EverGrow Coin (EGC) giảm gần 98% sau khi đạt mức cao nhất là 0,0000039298 đô la vào tháng 11/2021. Dự án này lấy 2% phí mạng và phân phối dưới dạng token BUSD cho holder EGC.
Biểu đồ giá EGC hàng tuần | Nguồn: TradingView
Biểu đồ hàng tuần của EGC cho thấy xu hướng giá giảm đi kèm với khối lượng giao dịch rất thấp, ngụ ý hoạt động mua và bán trên mạng giảm sau đợt cường điệu ban đầu. Khối lượng ít hơn có nghĩa là phần thưởng thấp hơn cho holder EGC, điều này có thể thôi thúc họ bán tài sản của mình.
Rủi ro liên quan đến token phản chiếu
Token phản chiếu mang lại cho chủ sở hữu lợi ích từ việc tăng thu nhập thụ động bằng cách phân phối phần thưởng ngay lập tức. Tuy nhiên, chúng cũng đi kèm những rủi ro cụ thể có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
Thuế giao dịch
Các dự án đánh thuế giao dịch khi người dùng mua và bán token phản chiếu. Nói cách khác, những người mua lần đầu thường trả một khoản phí giao dịch mà họ chỉ có thể thu lại nếu dự án được chấp nhận. Kết quả là, có thể mất vài tháng để các nhà đầu tư thấy lợi nhuận.
Lừa đảo
Kẻ lừa đảo có thể lợi dụng xu hướng token phản chiếu đang phát triển giống như bất kỳ token kỹ thuật số nào khác. Họ có thể lừa các nhà đầu tư nộp thuế giao dịch ban đầu, để rồi từ bỏ dự án giữa chừng và ôm tất cả tiền đầu tư bỏ trốn.
Lợi nhuận không đồng đều
Token phản chiếu không đảm bảo lợi nhuận nhất quán do lợi nhuận phụ thuộc vào khối lượng hàng ngày của tài sản. Có khả năng một token tạo ra lợi nhuận bằng 0 trong trường hợp không có hoạt động nào trên mạng của nó.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Pool khai thác Bitcoin BTC.com báo cáo bị tấn công mạng thiệt hại 3 triệu đô la
- Tokensoft mở airdrop 23,215,100 tokens mừng Giáng sinh, chiếm 2% tổng cung
- Fan token hoạt động kém sau FIFA World Cup, liệu giá có tăng trở lại?
Minh Anh
Theo Cointelegraph