Cha đẻ Litecoin Charlie Lee tiếp tục ôn lại những sự kiện xảy ra trong 10 năm qua sau khi nhắc lại sự kiện ra mắt công bằng tại Phần 1 như Tạp chí Bitcoin đã đưa tin. Vì rất ít các dự án đã làm được điều này nên có thể đánh giá nó là một thành tựu khá lớn. Trong phần 2, chúng ta sẽ đề cập đến mối quan hệ của dự án với các sàn giao dịch. Charlie Lee đã rãi bày cả những góc tối của câu chuyện này và rất tiếc là nó kết thúc trong sự phản bội.
Phần 2 sẽ nêu chi tiết các mối quan hệ, kết nối và con đường dài dẫn đến sự tín nhiệm cùng với sự phản kháng và ý chí của Charlie Lee.
Tuy nhiên, trước khi chúng ta đi sâu vào câu chuyện, có một chi tiết nhỏ không nên bỏ qua.
Charlie Lee khen ngợi người sáng tạo logo Litecoin
Không có nhiều chuyện kể về các logo, nhưng thật thú vị khi Lee đã có lời khen xứng đáng cho những người tạo ra nó. Logo đầu tiên và thứ hai cho thấy sự tiến hóa:
Nguồn: Charlie Lee
“Logo thứ hai do Mick Bruce thiết kế. Tôi vẫn khá thích nó. Nó trông đẹp khi đặt bên cạnh logo Bitcoin”.
Và cái cuối cùng được đơn giản hóa từ logo thứ hai. Logo hiện tại do Robbie Coleman và team của anh ấy thiết kế.
Nguồn: Charlie Lee
Con đường dài đầy chông gai của Litecoin để được niêm yết trên sàn giao dịch
Vào năm 2011, Litecoin ngay lập tức được niêm yết trên BTC-e hiện không còn tồn tại. BTC-e là một sàn giao dịch khá thành công nhưng bị “thất sủng” khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc họ rửa tiền từ vụ hack Mt. Gox. Về Litecoin, Charlie Lee nói rằng sự kiện niêm yết “đã giúp ích rất nhiều để các thợ đào có thể tiếp cận với thanh khoản khá nhanh. Litecoin nhanh chóng trở thành một trong những coin phổ biến nhất trên BTC-e”.
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn với tiêu đề nhưng những khó khăn mà Litecoin đã phải đối mặt thực sự xảy ra trong thời gian sau đó.
Nguồn: Charlie Lee
“Từ năm 2011 đến 2013, tôi đã dành rất nhiều thời gian để hỗ trợ quá trình phát triển ban đầu của Litecoin và thúc đẩy chấp nhận ở bất cứ nơi nào tôi có thể. Tôi đã nói chuyện khá nhiều với tất cả các sàn giao dịch để hỗ trợ LTC. Tôi nhận ra rằng thanh khoản cực kỳ quan trọng đối với một coin. Không có thanh khoản, bạn không thể làm gì cả”.
Tuy nhiên, mặc dù Lee đã nỗ lực rất nhiều nhưng phải 2 năm sau sàn thứ hai mới niêm yết Litecoin. Bitfinex đã nắm bắt cơ hội từ dự án non trẻ này.
“Một sự kiện rất quan trọng đối với Litecoin. Đây là sàn giao dịch lớn đầu tiên hỗ trợ LTC”.
Sau đó, Charlie Lee tiếp tục cố gắng thuyết phục CEO của Bitstamp niêm yết LTC nhưng bị phớt lờ cho đến khi thành công vào năm 2017. Điều tương tự cũng xảy ra với BitPay và nền tảng chỉ mới hỗ trợ LTC trong năm nay.
“Tại hội nghị Bitcoin 2013, tôi nhớ mình đã tham dự một buổi nói chuyện của đồng sáng lập và CEO Bitstamp Nejc Kodrič. Trong phần Hỏi & Đáp sau đó, tôi đã hỏi anh ấy liệu Bitstamp có thêm LTC hay không? Tôi nghĩ anh ấy chỉ cười thầm và chuyển sang câu hỏi tiếp theo”.
Tuy nhiên, các sàn giao dịch của Trung Quốc đã niêm yết LTC ngay từ đầu.
“Vào khoảng cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, 2 trong số các sàn lớn nhất Trung Quốc là Okcoin và Huobi đã hỗ trợ LTC. Điều đó rất quan trọng”.
Một câu hỏi được đặt ra, liệu Charlie Lee có từng xem thường 2 sàn giao dịch đó không? “Khối lượng giao dịch cũng khá điên rồ, nhưng không rõ bao nhiêu phần trăm trong số đó được ngụy tạo”.
Chuyện tình giữa Charlie Lee và Coinbase
Vào năm 2013, Charlie Lee từ chức nhà phát triển chính của Litecoin và giao lại cho Warren Togami.
“Vào năm 2013, tôi nghĩ đã đến lúc mình phải rời Litecoin. Tôi rất may mắn khi tìm thấy Warren Togami, nhà sáng lập Fedora Project, đảm nhận vai trò nhà phát triển chính cho Litecoin. Warren thật tuyệt vời và chúng tôi đã rất hài lòng khi có anh ấy dẫn dắt quá trình phát triển”.
Đồng thời, anh từ bỏ công việc thu nhập cao tại Google vì họ không quan tâm đến bất cứ thứ gì liên quan đến tiền điện tử. Đó là khi Coinbase xuất hiện trong tâm trí Lee. Anh liên hệ với họ để xem liệu họ có quan tâm đến việc niêm yết Litecoin hay không và họ đã thuê anh thay vào đó.
“Tôi phỏng vấn tại Coinbase và đó có vẻ là một quyết định điên rồ. Tôi sẽ phải đi làm tại San Francisco, mất hai tiếng đồ hồ cả đi và về, lương chỉ bằng 50%, làm việc chăm chỉ gấp đôi và bỏ lỡ tất cả các đặc quyền của Google. Nhưng đó là một lựa chọn không cần suy nghĩ đối với tôi. Coinbase là hot startup và là công ty tiền điện tử đang giúp cho Bitcoin trở nên dễ sử dụng. Tôi biết rằng nếu Bitcoin không thành công, Litecoin cũng sẽ không đi đến đâu cả”.
Đó là một sự thật tàn nhẫn mà tất cả các altcoin phải chung sống cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, mục đích cuối cùng của Lee là thuyết phục Coinbase hỗ trợ Litecoin. Vậy, có lý do gì để không chấp nhận lời mời đó?
Mối quan hệ với Trung Quốc cũng được đền đáp và sàn BTC China, do anh trai của Charlie Lee đồng sáng lập, đã niêm yết coin này.
“Mặc dù là một tin tức giật gân, nhưng điều gì đã khiến anh ấy mất nhiều thời gian như vậy?!”, Lee vui vẻ hỏi. Cũng cần lưu ý rằng biểu ngữ mà anh ấy đề cập thể hiện Charlie và Bobby là anh em.
Nguồn: Charlie Lee
“Nhưng ít nhất Bobby Lee đã tạo ra một biểu ngữ tuyệt vời cho nó. Sau đó, có tin đồn Mt. Gox thêm coin thứ hai vào nền tảng là LTC. Tại thời điểm đó, MtGox chiếm 97% tổng khối lượng giao dịch Bitcoin. Quyết định hỗ trợ LTC của họ rất quan trọng đối với thanh khoản của Litecoin”.
Charlie Lee xác nhận vào 2015:
“Những tin đồn là sự thật. Tôi đã nói chuyện với CEO Mark Karpelès gần như hàng ngày vào giữa năm 2015. Tuy nhiên, vụ hack Mt. Gox đã xảy ra trước khi họ thực hiện những kế hoạch đó. Tình huống bất ngờ trở nên hỗn loạn, mất kiểm soát. Ngẫm lại, hóa ra là “trong cái rủi có cái may”.
Sau đó, khi mọi chuyện xảy ra, chuyện tình lãng mạn của Charlie Lee và Coinbase trở nên chua chát.
Dòng tweet của Brian Armstrong mà anh ấy đề cập ghi nhận:
“Ripple, Stellar và các altcoin đều là thứ gây mất tập trung. Bitcoin còn quãng đường dài phía trước. Chúng ta nên tập trung vào BTC và sidechains”.
Nguồn: Charlie Lee
Mặt khác, vào năm 2016, khối lượng giao dịch của Litecoin đã bùng nổ trên các sàn của Trung Quốc và Charlie Lee nhìn thấy cơ hội của mình.
“Mọi thứ thay đổi vào năm 2016. Đó là khi khối lượng giao dịch của LTC bùng nổ trên các sàn của Trung Quốc và tôi thấy rõ ràng rằng Coinbase không tận dụng những lợi thế sẵn có dẫn đến mất mát quyền lợi và cơ hội với quyết định không hỗ trợ altcoin. Coinbase thêm altcoin sẽ có ý nghĩa kinh doanh.
Đây cũng là lúc Ethereum bắt đầu trở nên lớn mạnh. Vì vậy, tôi đã đề xuất với Brian và Fred Ehrsam về việc thêm cả LTC và ETH vào Coinbase”.
Luận điểm của đề xuất là mọi người ở Hoa Kỳ không có cách nào dễ dàng để mua, lưu trữ và giao dịch những coin đó, nên có “rất nhiều nhu cầu không được đáp ứng. Theo đó, Coinbase có thể kiếm được rất nhiều tiền”.
Đây là lúc sự phản bội được phơi bày. Hai nhà điều hành của Coinbase đã làm tan nát trái tim Charlie Lee khi chấp nhận đề xuất, nhưng chỉ đối với ETH.
“Có rất nhiều nhu cầu không được đáp ứng. Người dân ở Hoa Kỳ không có cách nào dễ dàng lưu trữ và giao dịch những coin này. Và Coinbase sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu nếu thêm chúng. Cả Brian và Fred đều thích ý tưởng trên nhưng họ đã gạch bỏ LTC. Họ chỉ muốn làm như vậy với ETH.
Mặc dù đã làm theo đúng kế hoạch, nhưng mọi thứ đều trái ý tôi. Litecoin có khối lượng giao dịch toàn cầu cao hơn nhiều vào thời điểm đó và là coin lớn thứ hai về vốn hóa thị trường. Vì vậy, mặc dù công bằng thì ETH có nhiều tiềm năng hơn, nhưng chúng tôi đã bỏ lỡ không giới thiệu LTC cùng lúc”.
Một thời gian sau, Lee quyết định nghỉ 3 tháng tại Coinbase vào năm 2016 để tập trung vào dự án của mình.
Trong phần 3, câu chuyện của Litecoin sẽ đan xen với câu chuyện của Bitcoin và quá trình triển khai Segwit gây tranh cãi. Charlie Lee và team của anh ấy là những người thực hiện Segwit. Nhưng bằng cách nào? Mời đón xem phần tiếp theo!
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Bài học đắt giá cho các nhà đầu tư sau cú “pump hụt” của Litecoin
- Mạng Litecoin ra mắt “OmniLite” để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo token và NFT
- Chỉ số on-chain cho thấy rằng Bitcoin có thể sớm đạt ATH mới
Minh Anh
Theo Newsbtc