Giá Bitcoin đã tăng từ 7,700 lên xấp xỉ 9,500 đô la chỉ trong 48 giờ từ thứ 4 đến thứ 5, tăng hơn 22%. Thị trường đã hạ nhiệt kể từ đó và hiện chỉ còn 8,890 đô la.
Tất cả các điểm dữ liệu quan trọng chẳng hạn như dữ liệu thị trường giao ngay, khối lượng hợp đồng tương lai và nhu cầu tổ chức cho thấy diễn biến giá phục hồi từ 3,000 đến 8,000 đô la là hoàn toàn mang tính tổ chức. Nó được thúc đẩy bởi nhu cầu thực tế của các nhà đầu tư bán lẻ và có thể là cá voi trước halving.
Không rõ giá tăng nhanh chóng từ 8,000 đến 9,500 đô la mang tính tổ chức hay do các lệnh giả mạo trên thị trường hợp đồng tương lai. Theo Skew, khối lượng hợp đồng tương lai tăng phần lớn khi Bitcoin di chuyển từ 8,000 đô la đến 9,500 đô la, trong khi nó vẫn tương đối thấp trong suốt tháng 4.
2/. 🟢 Futures volumes were up significantly the last two days on the rapid break through $8k and $9k, mirroring what occurred on the 12th of March.
Nearly $40bln were crossed yesterday. pic.twitter.com/mJ326aUvZA
— skew (@skewdotcom) May 1, 2020
“Khối lượng hợp đồng tương lai đã tăng đáng kể trong 2 ngày qua khi giá nhanh chóng vượt qua 8k và 9k đô la, phản ánh những gì xảy ra vào ngày 12/3. Gần 40 tỷ đô la đạt được trong ngày hôm qua”.
Theo dữ liệu thị trường, chưa đầy 2 tuần trước khi halving, cấu trúc đã chuyển từ được các sàn giao dịch hợp đồng tương lai thúc đẩy sang các sàn giao dịch giao ngay. Sự chuyển đổi lành mạnh từ giao dịch có đòn bẩy quá cao sang giao ngay có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho đợt tăng giá Bitcoin tiếp theo.
Halving Bitcoin sẽ diễn ra sau khoảng 9 ngày nữa và có tác động đáng kể đến ngành khai thác. Ngay lập tức, lượng Bitcoin mà các nhà sản xuất có thể khai thác bằng cách xác minh khối giao dịch giảm, kéo theo tốc độ giới thiệu Bitcoin mới ra thị trường cũng thấp hơn. Vì chỉ có 21 triệu Bitcoin tồn tại nên halving làm giảm tốc độ sản xuất.
Nhưng câu chuyện xung quanh halving Bitcoin có thể bị làm quá. Trong các lần halving trước đó xảy ra vào năm 2012 và 2016, giá Bitcoin đã không phản ứng đáng kể cho đến 10 – 11 tháng sau halving. Trong ngắn hạn, Bitcoin phải đối mặt với các mức kháng cự mạnh 9,200 đô la, 10,400 đô la và 11,400 đô la trên khung thời gian cao. Mức hỗ trợ quan trọng nằm trong phạm vi 7,400-7,600 đô la và nếu ko giữ được thì có thể gửi Bitcoin trở lại 5,000 đô la.
Trader hàng đầu giải thích xu hướng giá Bitcoin hiện tại
Theo trader Eric Thies, chỉ số kỹ thuật của Bitcoin khi càng đến gần halving vào ngày 12/5 rất hứa hẹn. Anh nói:
“Trong 2 lần halving trước, BTC đã cho thấy sức mạnh bằng cách tăng lên 40% và đạt ATH sau đó. Trong 2 sự kiện đầu tiên, BTC tiếp tục tăng trong hơn một năm và sau đó một năm rưỡi, rồi đạt ATH. Ngay từ bây giờ, BTC dường như đang bắt đầu giống như các sự kiện halving trước đó”.
Xu hướng trung hạn của Bitcoin là lạc quan, nhưng Thies nhấn mạnh retest mức hỗ trợ thấp hơn và pullback là không thể tránh khỏi trong ngắn hạn. Anh nói thêm:
“Mức tăng 25% gần đây sẽ không đến nếu không retest và pullback các kháng cự trước đây, trong nỗ lực củng cố xây dựng đà tăng trưởng”.
Để Bitcoin duy trì xu hướng tăng sau halving, nó sẽ phải bảo vệ mức hỗ trợ 7,100 đô la và tránh giảm xuống khu vực giữa 6,000 đô la. Nếu có thể duy trì trên 7,100 đô la với sức mạnh, Thies tin rằng 10,600 đô la là mục tiêu khả thi trong tháng 5. Anh lưu ý:
“Hỗ trợ giả định được giữ lại sau khi retest mức tăng gần đây và nếu bò giữ được đà lúc này thì chúng ta sẽ thấy 10.6k đô la vào tháng 5 và tiếp tục test ATH hiện tại trong những tháng sau đó”.
Kịch bản tăng giá cho Bitcoin
Kịch bản tăng giá của Bitcoin trong ngắn hạn và trung hạn như được Thies giải thích là khá đơn giản. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD ở các khung thời gian cao như hàng tuần báo hiệu bắt đầu chuyển động tăng mới. Trader RookieXBT cho biết:
Not a fan of using indicators but had this pointed out to me.
MACD on the weekly crossing bullish again.
Interesting times going into the halving#Bitcoin pic.twitter.com/k8M0Y8sdXz
— RookieXBT (@RookieXBT) April 30, 2020
“Không phải là fan hâm mộ sử dụng các chỉ số nhưng nó giúp tôi thấy được MACD hàng tuần tăng giá trở lại. Thời gian thú vị trước khi halving”.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của Bitcoin đang lơ lửng trong phạm vi 80%-90%. Giá trị hơn 75% chứng tỏ quá mua đối với một tài sản. Nhưng nếu chỉ báo RSI có thể duy trì quá bán trong một khoảng thời gian dài khi phục hồi thì Bitcoin có thể tránh được pullback đáng kể về phạm vi 4,000–5,000 đô la và khả năng tiếp tục xu hướng tăng vẫn cao. Thies cũng tuyên bố:
“Trong khi các mức kháng cự 9,200 đô la, 10,400 đô la và 11,400 đô la sẽ không dễ dàng vượt qua thì thiết lập này ở khía cạnh vĩ mô rất ấn tượng và tiếp tục phá vỡ từng ngưỡng kháng cự. Hợp nhất sẽ xảy ra và mọi thứ cần chậm lại để thị trường vẫn kiểm soát được phần nào. Theo đó, bò phải duy trì khoảng 7.1k đô la, là nơi một số khung thời gian biểu thị hỗ trợ mạnh mẽ nổi bật nhất”.
Nhiều trader nghiêng về kịch bản giảm giá
Sau khi Bitcoin bị từ chối tại 9,500 đô la và tái gia nhập vào khu vực giữa 8,000 đô la, nhiều trader đang xem xét khả năng Bitcoin đạt đỉnh địa phương thay vì tiếp tục tăng trên 10,000 đô la. Trader Michael van de Poppe nói rằng trong khi 4,000 đô la và 5,000 đô la không có khả năng thì thoái lui lành mạnh về khu vực giữa 6,000 đô la là hợp lý.
I don’t think it’s likely to see $4,000-5,000 levels again, especially after the halving.
However, a healthy retrace seems reasonable, which is likely due to occur after the halving.
Potential targets for these areas are a test of 200-Week MA around $6,500-7,000.$BTC
— Crypto Michaël (@CryptoMichNL) May 1, 2020
“Tôi nghĩ không có khả năng sẽ thấy 4,000-5,000 đô la một lần nữa, đặc biệt là sau khi halving. Tuy nhiên, phục hồi lành mạnh có vẻ hợp lý. Các mục tiêu tiềm năng cho các khu vực này là test MA 200 tuần khoảng 6,500-7,000 đô la”.
Đối tác sáng lập Mohit Sorout tại Bitazu Capital cũng mô tả 9,500 đô la là “nơi hợp lý để BTC tạm dừng chân” vì đợt tăng giá mạnh của Bitcoin có thể hụt hơi trong thời gian ngắn.
Logical place for $BTC to take a breather here.
What are you guys looking at? pic.twitter.com/gQia7N6jTg
— Mohit Sorout 📈 (@singhsoro) May 1, 2020
“Vị trí hợp lý cho BTC để tạm nghỉ ở đây. Các bạn đang nhìn gì vậy”
Trader Big Chonis Trading chỉ ra rằng bùng nổ mạnh mẽ của Bitcoin kể từ cuối tháng 4 đã hình thành TD9 trên biểu đồ hàng ngày. TD9 là tín hiệu bán trong hệ thống TD Sequential phát sinh khi tài sản nhìn thấy giá tăng quá mức và do sự điều chỉnh. Trader đã viết trong Tweet:
The #bitcoin Halving is in 11 days…Plenty of time for one more FOMO pump…? Hard to ignore though how yesterday’s candle closed, today opening on a TD9… pic.twitter.com/kt56jweXqN
— Big Chonis Trading😷 (@BigChonis) May 1, 2020
“Halving Bitcoin trong 11 ngày … Rất nhiều thời gian pump FOMO…? Khó có thể bỏ qua dù nến hôm qua đã đóng như thế nào, hôm nay mở trên TD9”.
Nhà phân tích kỹ thuật Zoran Kole tuyên bố phạm vi 7,700-8,000 đô la là khu vực hỗ trợ hợp lý tiếp theo cho Bitcoin. Trong toàn bộ quá trình lên tới 9,500 đô la, gấu phải chịu đựng xu hướng tăng kéo dài quá mức và bò đã thể hiện sự hưng phấn, nâng khả năng xác định đỉnh.
$BTC Update: I personally think the local top is in. Little premature to call it but looks like an SFP of the 9.2 liquidity void. Bears blown the fuck out. Bullievers euphoric. Would want to see 84xx hold for continuation otherwise 7.7-8k is next area of interest to long. #crypto pic.twitter.com/YU84fERpsE
— Zoran Kole [deleveraged] (@Captain_Kole1) April 30, 2020
“Cá nhân tôi nghĩ rằng đỉnh địa phương đã xuất hiện. Mặc dù khá sớm để dự đoán nhưng trông giống như SFP của khoảng trống thanh khoản 9,200 đô la. Bò hưng phấn. Cần giữ được 8,400 đô la để tiếp tục, nếu không 7.7-8k là khu vực quan tâm tiếp theo để long”.
Các dự báo ngắn hạn tiêu cực đối với Bitcoin phù hợp với kịch bản giảm giá do Thies đưa ra. Giá giảm dưới 7,000 đô la sẽ làm tăng khả năng nối lại xu hướng gấu. Thies cho biết:
“Nếu cần, 6,800 đô la và 6,400 đô la nằm bên dưới, nhưng chuyển sang các mức đó sẽ cho thấy sự tiếp tục của xu hướng gấu từng đưa giá về mức thấp nhất 3,800 đô la, sau khi đạt đỉnh khoảng 15K đô la vào tháng 7/2019”.
Sự kết hợp của các yếu tố như bị từ chối tại đường xu hướng chính bắt đầu từ ngày 12/3, tín hiệu bán TD9, đợt tăng giá dừng lại ngay tại điểm Bitcoin breakdown vào tháng 2 và xu hướng Bitcoin bán tháo do “bán tin tức” rất có thể khiến giá điều chỉnh sau halving.
Nhưng nhu cầu đối với Bitcoin tăng đáng chú ý thể hiện qua khối lượng giao ngay gia tăng mạnh và sự quan tâm của tổ chức có thể đóng vai trò là cơ sở thích hợp cho một đợt tăng giá kéo dài. Do vậy, mặc dù giá đã tăng 163% từ 3,600 đô la nhưng khả năng tiếp tục xu hướng đi lên không thể bị loại trừ.
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Chủ tịch Kim Jong-Un bất ngờ tái xuất, điều này là tốt hay xấu với Bitcoin?
- Bitcoin đã bước vào giai đoạn “Lạc quan”, tiếp theo sẽ là “Tin tưởng” hay “Sợ hãi”?