Trung Quốc từ lâu đã là một pháo đài quyền lực tối cao trong thị trường tiền kỹ thuật số bắt nguồn từ dư thừa quyền lực trong nước.
Trung Quốc cũng là địa bàn tập trung nhiều tổ chức đào coin lớn nhất thế giới như Bitmain’s Antpool, BTCC, BW mining và BTC.com.
Nhắc đến cryptocurrency là nhắc đến đào coin, và máy tính là công cụ cần thiết dùng để xác nhận các giao dịch lưu trữ trên Blockchain, bằng cách giải quyết các thuật toán mật mã. Thị trường tiền kỹ thuật số càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu về mạng lưới càng gia tăng bấy nhiêu.
Điều này có nghĩa là, các quốc gia, nơi giá nhiên liệu càng rẻ thì càng thú hút nhiều thợ đào do quá trình đào coin ngốn rất nhiều năng lượng.
Theo biểu đồ từ trang tradingeconomics.com, Trung Quốc đã cắt giảm sản lượng năng lượng trong năm ngoái do thặng dư trong mạng lưới năng lượng của họ (dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc).
Thặng dư này khiến chi phí năng lượng cho người tiêu dùng Trung Quốc trở nên rẻ hơn và lợi ích cũng được san sẻ cho các thợ đào trong nước. Tuy nhiên, trước đó Trung Quốc đe dọa sẽ cắt nguồn điện cung ứng dồi dào này.
Theo Bloomberg, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) dự định sẽ buộc các cơ quan quản lý địa phương giám sát và thậm chí hạn chế việc sử dụng điện của các thợ đào ở một số vùng nhất định.
Một nguồn tin cho biết PBOC đã vạch ra kế hoạch trong một cuộc họp kín vào thứ Tư ngày 3 tháng 1, khi mà quốc gia này có kế hoạch chuyển năng lượng dư thừa sang những vùng có nhu cầu điện năng cao.
Kể cả khi Trung Quốc dư thừa nguồn nhiên liệu, dẫn đến sự trì trệ nguồn năng lượng tái tạo từ mặt trời, thủy điện và gió thì quốc gia này vẫn kiên quyết không thiên vị cho cryptocurrency.
Lệnh cấm ICO và giao dịch tiền kỹ thuật số mà Trung Quốc đưa ra vào năm ngoái 2017 càng khiến cho thị trường tiền tệ số ở nước này trở nên khắc nghiệt.
Tuy nhiên, các hoạt động đào coin vẫn diễn ra bình thường, nhưng nếu các quy định được thực thi thì các thợ đào sẽ phải đối diện với gọng kìm kiểm soát năng lượng chặt chẽ.
Theo báo cáo của Cointelegraph vào tháng 12 năm 2017, tổng nguồn năng lượng dùng để đào coin trên toàn thế giới nhiều hơn tổng nguồn năng lượng tại các quốc gia châu Phi. Báo cáo này càng làm rõ nét hơn nhu cầu tiêu tốn điện năng cho quá trình đào coin.
Xem thêm:
Sn_Nour
Tạp chí Bitcoin