Theo CNBC,Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC)đang lần lượt “sờ gáy” đến 80 công ty có liên quan mật thiết đến thị trường kỹ thuật số, trong đó có cha đẻ của TechCrunch Michael Arrington.
Ông Arrington lại cho biết lần hầu tòa này không hề làm ông lo lắng. Ông chỉ mong chính phủ đưa ra quy định rõ ràng cho thị trường crypto.
Vẫn chưa có tin tức nào rõ ràng về việc liệu luật chứng khoán có được áp dụng lên tiền tệ số. Trong khi đó, SEC khẳng định rằng tiền kỹ thuật số nằm dưới sự quản lý của pháp luật nhưng lại không chỉ ra cách để các nhà phát triển tiền tệ số có thể tuân theo. Kết quả là, các công ty cryptocurrency phải nhờ bóng luật sư chứng minh công ty của mình trong sạch giữa một rừng các scam mọc lên như nấm sau mưa.
Trong một số trường hợp, nhiều công ty kỹ thuật số không cho phép các nhà đầu tư tại Mỹ tham gia vào các lần mở bán do không chắc chắn về mặt luật pháp.
Vào cuối năm ngoái, SEC đã tập trung tìm hiểu thêm thông tin về thị trường tiền kỹ thuật số đáng giá tỷ đô này. Theo tờ Wall Street Journal vào thứ Tư tuần trước (28/02/2018), SEC đã ban hành hàng loạt trát hầu tòa liên quan đến tiền tệ số.
Jason Gottlieb, đối tác kiêm người đứng đầu nhóm tranh tụng tại Morrison Cohen cho biết đại diện văn phòng của SEC ở New York, Boston và San Francisco đã ban hành hàng loạt trát hầu tòa. Một nguồn tin khác đã khẳng định lại điều này.
Quá trình điều tra có thể kéo dài đến 1 năm
Gottlieb, đại diện của PlexCorps, một công ty đang trong diện tình nghi của SEC cho biết toàn bộ quá trình điều tra sẽ kéo dài đến hết năm nay.
Một nguồn tin cho biết tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 80 công ty bị SEC sờ gáy. Tuy nhiên, SEC vẫn chưa lên tiếng về con số chính xác cho bất kỳ tờ báo nào.
Do bị đặt dưới vòng tình nghi của SEC, cộng thêm việc không chắc chắn về mặt pháp lý đã khiến nhiều hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số đã phải thực hiện bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Ông Arrington cho rằng đây quả là điều đáng xấu hổ khi Mỹ đang tự “đóng băng” chính mình.
Trên quan điểm là một nhà đầu tư, ông Arrington cho biết ông cảm thấy hứng thú hơn với các dự án ở Trung Quốc và các quốc gia châu Á lân cận. Ông còn nhân cách hóa các quốc gia này bằng cụm từ mỹ miều “hàng chuẩn”.
Cách tiếp cận tiền kỹ thuật số khác nhau tại mỗi quốc gia
Các nhà làm luật ở mỗi quốc gia khác nhau lại có cách tiếp cận tiền kỹ thuật số khác nhau.
Trung quốc chính thức cấm ICO vào tháng Chín năm ngoái, trong khi đó Nhật Bản lại cấp phép cho các sàn giao dịch crypto hoạt động vào tháng Tư và gần đây nhất, vào tháng Một năm nay,Hàn Quốc ban hành lệnh cấm các tài khoản giao dịch ẩn danh.
William Mougayar, nhà đầu tư Blockchain kiêm nhà viết sách cho biết ông hy vọng SEC không nhúng tay quá nhiều đến token bởi ông cho rằng nên chú trọng vào việc tiết lộ thông tin rõ ràng hơn là kiểm soát gắt gao.
Chỉ tính riêng năm ngoái, các dự án ICO đã huy động được hơn 5 tỷ USD. Tuy nhiên, những dự án như thế này đều khó tồn tại bên ngoài whitepaper.
SEC kiểm soát gắt gao
Jay Clayton, Chủ tịch SEC nhấn mạnh rằng SEC có đóng góp rất lớn đối với thị trường ICO, đồng thời khuyến cáo các nhà đầu tư về mức độ rủi ro của các dự án ICO.
Ông Gottlieb cho biết bản thân cũng mong chờ một kết luận chính thức từ SEC hơn là lại tốn thời gian bổ sung hay phát triển thêm các quy định. Ông cũng cho biết Tòa án Tối cao cũng có thể tham gia vào vấn đề này.
Việc liệu tài sản tiền tệ số có được coi giống như chứng khoán hay không thường phụ thuộc vào Tòa án Tối cao.
Ryan Schoen, nhà phân tích chính sách dịch vụ tài chính cao cấp tại Washington Analysis, cho biết trát hầu tòa cũng có thể khiến nhiều token chưa đăng ký lộ diện. Ông còn cho biết thêm rằng các sàn giao dịch bao gồm các loại chứng khoán chưa đăng ký cũng sớm có khả năng bị SEC sờ gáy.
Xem thêm:
Sn_Nour
Theo Tapchibitcoin