Trang chủ Tạp chí Web 3.0: Một kỷ nguyên Internet mới cho nhân loại

Web 3.0: Một kỷ nguyên Internet mới cho nhân loại

Sự xuất hiện của các công nghệ dựa trên blockchain như tiền điện tử, NFT, Metaverse, blockchain và công nghệ sổ cái phân tán… đang được coi là những tín hiệu báo trước kỷ nguyên internet mới – một phiên bản web minh bạch và cởi mở hơn, do người dùng kiểm soát, thay vì những gã khổng lồ công nghệ như Google và Facebook.

Web 3.0

Một số chuyên gia tin rằng web phi tập trung (còn được gọi là Web 3.0) sẽ mang lại sự minh bạch và dân chủ hóa hơn cho thế giới kỹ thuật số. Web 3.0 có thể thiết lập một hệ sinh thái kỹ thuật số phi tập trung, trong đó người dùng sở hữu và kiểm soát mọi khía cạnh kỹ thuật số mà họ tham gia. Một số người thậm chí hy vọng nó sẽ đặt dấu chấm hết cho các hệ thống tập trung hiện đang tồn tại khuyến khích khai thác dữ liệu và vi phạm quyền riêng tư.

Các ý tưởng và xung đột làm tiền đề cho sự ra đời của Web 3.0

Năm 1999, nhà khoa học máy tính người Anh Tim Berners-Lee đã giới thiệu thuật ngữ Semantic Web, một phiên bản phát triển của mạng internet hiện tại, chủ yếu được “các tác nhân thông minh” hoặc máy móc có thể xử lý nội dung theo cách giống như con người điều hành. Berners-Lee và những người khác đã mô tả tầm nhìn này qua bài viết “The Semantic Web” đăng tải trên tạp chí Scientific American vào tháng 5/2001. Cụ thể, nó là “một phần mở rộng của web hiện tại, trong đó thông tin có ý nghĩa rõ ràng, cho phép máy tính và mọi người làm việc, hợp tác tốt hơn”.

Những phát triển gần đây cho thấy Web 3.0 có thể không hoàn toàn giống như Semantic Web do Tim Berners-Lee đề xuất, nhưng được mô tả là một bước tiến nhảy vọt tạo ra các mạng mở, không cần niềm tin và không cần sự cho phép.

Trở lại khi Berners-Lee thành lập World Wide Web, ông đã hình dung web đóng vai trò như một trung tâm thông tin mở, một không gian chung không bị cơ quan trung ương kiểm soát, do đó bất kỳ ai cũng có thể truy cập mà không cần sự cho phép. Một số chuyên gia cho rằng Web 3.0 quay trở lại ý tưởng internet ban đầu do Tim Berners-Lee đề ra.

Hơn 30 năm đã trôi qua kể từ khi World Wide Web lần đầu tiên ra đời và thế giới internet trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau theo thời gian. Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa chuẩn cho Web 3.0, nhưng các giai đoạn này có thể gợi ý về cách Web 3.0 định hình internet tương lai.

Web 1.0: Kỷ nguyên Internet chỉ cho phép đọc

Đây là phiên bản đầu tiên của Internet, bắt đầu phát triển từ năm 1989. Internet sơ khai chủ yếu bao gồm các trang web được liên kết với nhau bằng nhiều siêu liên kết. Nó còn được gọi là web “chỉ đọc”, không mang tính tương tác theo bất kỳ nghĩa nào và phần lớn nhập thông tin người dùng ngoại tuyến. Các trang web riêng lẻ là các trang tĩnh được lưu trữ trên máy chủ web do nhà cung cấp dịch vụ internet điều hành. Mọi người sử dụng Web 1.0 này chủ yếu để đọc về mọi thứ, nhận thông tin cập nhật hoặc trò chuyện theo kiểu văn bản tuyến tính. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất với phiên bản này là cấm chạy quảng cáo.

Web 2.0 

Web 2.0 xuất hiện vào khoảng năm 1999 nhờ sự phát triển của các nền tảng truyền thông xã hội, quảng cáo kỹ thuật số, viết blog và nhiều dịch vụ khác cho phép người dùng tương tác với internet. Web 2.0 không đề cập đến bất kỳ nâng cấp kỹ thuật cụ thể nào đối với internet mà là sự thay đổi trong cách sử dụng internet. Từ một nền tảng chỉ đọc, internet đã trở thành một nơi để tạo nội dung và trải nghiệm tương tác.

iPhone ra mắt vào năm 2007 đã phổ biến truy cập internet qua điện thoại di động, cho phép người dùng luôn duy trì trạng thái kết nối. Tuy nhiên, Web 2.0 cũng có nghĩa là ngoài việc cho phép người dùng thêm thông tin vào web, web cũng thu thập thông tin từ họ. Nó có thể giám sát vị trí, sở thích mua sắm, giao dịch tài chính… của người dùng.

Không còn nghi ngờ gì nữa, trong thời đại ngày nay, internet trở nên hữu ích hơn, mang tính tương tác cao hơn và là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, nhưng điều này cũng dẫn đến việc tập trung hóa web.

Web 2.0 đã tạo ra những cách thức mới để tổ chức và kết nối với nhiều người khác, thúc đẩy mức độ cộng tác cao hơn. Nhưng nó cũng tạo điều kiện cho việc theo dõi trực tuyến, bắt nạt trên mạng, đánh cắp thông tin, phát tán thông tin sai lệch, đánh cắp danh tính…

Một số người chỉ ra nguyên nhân là hầu hết các dịch vụ internet mà chúng ta sử dụng ngày nay đều do những gã khổng lồ công nghệ như Google, Microsoft, Amazon và Facebook kiểm soát. Người dùng có rất ít quyền kiểm soát cách dữ liệu của họ được sử dụng và đã có nhiều cáo buộc các công ty hàng tỷ đô la này (cũng như nhiều công ty nhỏ hơn phát triển mạnh về web) thao túng người dùng, khai thác dữ liệu để thu lợi và đe dọa nghiêm trọng đến dân chủ, tự do ngôn luận.

Gần đây, Frances Haugen, một kỹ sư dữ liệu và nhà khoa học, đồng thời là cựu giám đốc sản phẩm của Facebook đã tố cáo công ty cố tình không thực hiện hành động chống lan truyền sự thù địch và thông tin sai lệch trên các nền tảng truyền thông xã hội của mình. Trong một cuộc phỏng vấn với CBS, Haugen cho biết:

“Điều tôi nhiều lần thấy ở Facebook là xung đột lợi ích giữa những gì tốt cho công chúng và những gì tốt cho Facebook. Và hết lần này đến lần khác, Facebook đã chọn cách tối ưu hóa lợi ích của chính mình, chẳng hạn như kiếm nhiều tiền hơn”.

Mặc dù Facebook đã kiên quyết bác bỏ các tuyên bố của Haugen, nhưng đây không phải là lần duy nhất các ông lớn công nghệ phải có trách nhiệm giải trình cho hành động của mình. Đã có rất nhiều báo cáo về các chiến lược kinh doanh quá khích của Amazon, vi phạm quyền riêng tư của Facebook và Google sử dụng trí thông minh nhân tạo làm dấy lên những lo ngại lớn về an toàn liên quan đến Web 2.0.

Đây cũng là lý do tại sao nhiều chuyên gia công nghệ blockchain coi Web 3.0 là một phiên bản an toàn hơn và rất cần thiết của internet.

Web 3.0: Internet của tương lai

John Markoff, một phóng viên của tờ The New York Times đã đặt ra thuật ngữ Web 3.0 vào năm 2006. Trên nhiều khía cạnh, Web 3.0 được xem như trở lại ý tưởng ban đầu của Berners-Lee về Semantic Web, không cần sự cho phép của cơ quan trung ương và không có node điều khiển trung tâm.

Trong khi Web 2.0 được thúc đẩy bởi sự phát triển của internet di động, mạng xã hội và điện toán đám mây, Web 3.0 được xây dựng trên các loại cải tiến công nghệ mới, bao gồm điện toán biên, mạng dữ liệu phi tập trung, blockchain và trí tuệ nhân tạo.

Mặc dù chúng ta vẫn chưa hoàn toàn chuyển đổi sang Web 3.0 nhưng các chuyên gia công nghệ và những người đam mê blockchain đã đưa ra một số dự đoán đầy hứa hẹn về hình thức của phiên bản internet trong tương lai. Dưới đây là một số giả định thú vị:

– Web 3.0 là một phần mở rộng cho các thành phần khác nhau của Web 2.0. Ví dụ, quá trình kết hợp hai hoặc nhiều ứng dụng hiện nay do nhà phát triển thực hiện nhưng trong Web 3.0, người dùng có thể tự kết hợp các chương trình và dịch vụ khác nhau để tùy chỉnh cách họ sử dụng web.

– Hiện tại, người dùng nhận thông tin trên internet từ nhiều máy chủ và cơ sở dữ liệu khác nhau đặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi hơn 50% các trung tâm dữ liệu này thuộc sở hữu chung của Amazon, Google và Microsoft. Trong Web 3.0, dữ liệu sẽ được lưu trữ trên các mạng đám mây phi tập trung và các đơn vị lưu trữ tự trị. Do đó, Web 3.0 sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ trung tâm dữ liệu tập trung nào để cung cấp thông tin cho người dùng. Tuy nhiên, quá trình tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu phi tập trung mạnh mẽ như vậy chứa đựng rất nhiều thách thức khó khăn.

– Tìm kiếm trên internet cũng sẽ hoạt động khác trên Web 3.0. Nó tương tự như các quảng cáo và nguồn cấp dữ liệu được cá nhân hóa mà bạn đang trải nghiệm trên Facebook và YouTube. Thông qua việc sử dụng AI tiên tiến, công cụ tìm kiếm trong Web 3.0 sẽ cung cấp các kết quả được cá nhân hóa cho từng người dùng dựa trên sở thích và nhu cầu của họ. Ví dụ, nếu một người ăn thịt và một người ăn chay nhập “Nhà hàng tốt nhất quanh đây” trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhận được các kết quả khác nhau dựa trên sở thích của họ. Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là các thuật toán sẽ biết nhiều hơn về chúng ta.

– Là người dùng, bạn sẽ có một danh tính duy nhất trên Web 3.0 cho phép truy cập và kiểm soát tất cả tài sản, dữ liệu và dịch vụ mà không cần đăng nhập trên một nền tảng hoặc xin phép nhà cung cấp dịch vụ cụ thể. Bạn sẽ có thể truy cập internet từ mọi nơi miễn phí và là chủ sở hữu duy nhất của tài sản kỹ thuật số của mình.

– Ngoài việc trải nghiệm internet trên màn hình 2D, người dùng cũng sẽ tham gia vào nhiều môi trường 3D đa dạng hơn. Từ mọi nơi, bạn có thể ghé thăm phiên bản 3D VR (thực tế ảo) của bất kỳ địa điểm tham quan lịch sử nào mà bạn tìm kiếm, chơi game và chìm đắm trong đó với tư cách game thủ 3D, thử quần áo trên bản thân ảo của bạn trước khi mua. Trong Web 3.0, bạn cũng có thể dành thời gian cho Metaverse 3D nhập vai để thu thập hoặc mua tài sản ảo. Tóm lại, với việc sử dụng kết hợp VR, AR (thực tế tăng cường), Semantic Web và AI (trí tuệ nhân tạo), Web 3.0 có thể mang lại cho người dùng cơ hội tương tác với thế giới ảo tốt hơn so với Web 2.0.

Không ai có thể xác nhận chính xác khi nào chúng ta có một Web 3.0 hoàn chỉnh, nhưng một số cộng đồng trực tuyến như Web3 Foundation, Ethereum Network, Polkadot… hiện đang thực hiện nhiều dự án khác nhau nhằm đưa Web 3.0 vào cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng kiến trúc Web 3.0 sẽ đòi hỏi nhiều tài nguyên và cơ sở hạ tầng bổ sung. Đồng thời, có rất nhiều thách thức trong quá trình tạo ra một hệ sinh thái có thể chấm dứt sự độc quyền của những gã công nghệ lớn hoặc mong đợi Big Tech để điều đó xảy ra. Các thông báo gần đây của Facebook về việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh sang Metaverse cho thấy rằng chúng ta có thể có Web 3.0 và nó cũng bị những người chơi tương tự như Web 2.0 kiểm soát.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Đình Đình

Theo Interesting Engineering

MỚI CẬP NHẬT

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...
Bitcoin

Bitcoin sụp đổ có thể là bước đệm cho sự phục hồi lịch sử...

Giá Bitcoin gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 108.364 đô la trước khi lao dốc xuống còn 92.118 đô...

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...
hype-tang-gia

Hyperliquid (HYPE) lập kỷ lục mới, điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng đột...

Hyperliquid đã đạt được một cột mốc quan trọng với khối lượng giao dịch đạt 11,5 tỷ USD và khối lượng thanh lý lên...

Nhà sáng lập Hex, Richard Heart, bị Interpol và Europol truy nã vì trốn...

Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã phát hành "Thông báo Đỏ" đến các quốc gia thành viên theo yêu cầu của Phần...
mua-altcoin

Cơ hội mùa altcoin giảm, nhưng 3 chỉ số chỉ ra tiềm năng hồi...

Ngày 4 tháng 12, chỉ số mùa altcoin đã đạt mức 88, gợi ý rằng các tiền điện tử ngoài Bitcoin có thể sẽ...