Trong bảy tháng qua, hơn bốn triệu người từ Berlin đến Nairobi đã xếp hàng để được quét mắt bằng quả cầu kim loại. Đổi lại, Worldcoin, start-up do Sam Altman của OpenAi đồng sáng lập, đã tặng token WLD cho các tình nguyện viên.
Trong tháng vừa qua, giá trị của token đã tăng hơn gấp ba lần, thậm chí còn thu hút nhiều người xếp hàng để quét và bỏ túi khoảng 75 WLD, trị giá hơn 700 USD. Giờ đây, các nhà chức trách trên khắp thế giới đang nhằm vào Worldcoin và yêu cầu họ trả lời câu hỏi về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Worldcoin đang được giám sát chặt chẽ
Các cơ quan quản lý từ Đức đến Kenya đã điều tra Worldcoin và nhiều cơ quan khác ở Pháp, Anh và Hồng Kông, cũng đang giám sát công ty. Và mặc dù tương lai trong ngắn hạn của Worldcoin dường như vẫn chưa rõ ràng nhưng tham vọng lại rất rõ: xây dựng một hệ thống toàn cầu để tách con người khỏi các chương trình điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo, chatbot và những người dùng trực tuyến khác do máy tạo ra. Đây là một đề xuất hấp dẫn trong thời điểm AI đang dần chiếm đóng thị trường.
Nhưng Worldcoin hoạt động như thế nào? Và chúng sẽ làm gì với những dữ liệu thu thập được từ những lần quét nhãn cầu đó?
Tất cả bắt đầu với quả cầu…
Thiết bị này có kích thước bằng một quả bóng rổ, chụp ảnh nhãn cầu, chính xác hơn là mống mắt của bạn. Tương tự như dấu vân tay, mống mắt có những đặc điểm riêng biệt. Sau khi quét, Worldcoin cung cấp World ID trong ứng dụng của họ để đóng vai trò như một loại hộ chiếu kỹ thuật số xác lập danh tính của bạn. Dù vậy, công ty cam kết sẽ hủy thông tin cá nhân của bạn trừ khi bạn đồng ý để họ giữ các dữ liệu đó. Lúc này, ứng dụng WorldApp sẽ có vai trò là người giữ hộ chiếu kỹ thuật số và ví tiền điện tử của bạn.
Thuật toán Proof-of-Personhood
Ý tưởng của dự đoán là các thông tin ID này sẽ có nhiều nhu cầu sử dụng khi các tổ chức thương mại và chính phủ ngày càng yêu cầu chứng minh “tôi là con người” trong thời đại tràn ngập sự nhân tạo trên internet.
Quả cầu của Worldcoin quét mống mắt để xác định tính độc đáo của con người
Tất nhiên, sinh trắc học từ lâu đã được các ngân hàng, chính phủ và các tổ chức khác sử dụng để thiết lập nhận dạng cho khách hàng và công dân. Worldcoin hy vọng các tổ chức đó sẽ công nhận bộ mã của nó như một hình thức nhận dạng hợp lệ cho hàng triệu người dùng.
Tiago Sada, trưởng nhóm sản phẩm tại Tools for Humanity, chia sẻ:
“Mọi thứ trong trí tuệ nhân tạo đang diễn ra ngày càng nhanh hơn. Có hai làn sóng kết hợp với nhau thúc đẩy dự án tiến về phía trước”.
Nguồn gốc của quả cầu
Worldcoin ra đời từ một nhóm có tên Tools for Humanity, được đồng sáng lập bởi Sam Altman và Alex Blania vào năm 2019. Trong khi Altman tập trung vào OpenAI, dự án kinh doanh nổi bật được hỗ trợ bởi Microsoft thì Blania là CEO của Worldcoin. Ngay từ đầu, Worldcoin đã thu hút đầu tư từ Thung lũng Silicon.
Vào năm 2021, Worldcoin đã huy động được 25 triệu USD từ a16z, công ty đầu tư mạo hiểm quyền lực do Marc Andreessen và Ben Horowitz đồng sáng lập. Đồng sáng lập LinkedIn, Reid Hoffman cũng tham gia đầu tư (Sam Bankman-Fried cũng tham gia trước khi sàn giao dịch tiền điện tử FTX phá sản và anh ta bị kết tội lừa đảo).
Worldcoin tiếp tục huy động thêm 215 triệu USD trong những năm sau đó. Giao thức chính thức ra mắt vào năm ngoái và Tools for Humanity hiện là một trong những công cụ đóng góp cho sự phát triển của dự án.
Và cũng không mất nhiều thời gian để các nhà chức trách lo ngại về cách dự án sử dụng dữ liệu sinh trắc học. Trong tháng này, Tây Ban Nha đã cấm Worldcoin hoạt động ở nước này tới ba tháng, với lý do lo ngại về quyền riêng tư.
Tools for Humanity đã kháng cáo hành động này và đệ đơn kiện cơ quan bảo vệ dữ liệu của Tây Ban Nha. Vào tháng 3 năm 2024, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã bác bỏ đơn kháng cáo và giữ nguyên lệnh cấm.
Ở những nơi khác ở Châu Âu, Văn phòng Giám sát Bảo vệ Dữ liệu của Bang Bavaria cũng như các cơ quan chức năng ở Vương quốc Anh và Pháp đang điều tra dự án. Vào tháng 12, dự án đã ngừng các dịch vụ ở Pháp cũng như các hoạt động ở Ấn Độ và Brazil.
Các cuộc điều tra này chủ yếu xoay quanh cách Worldcoin xử lý dữ liệu người dùng – một mối quan tâm chung trong ngành công nghệ. Chẳng hạn, vào năm 2022, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã phạt Instagram hơn 400 triệu USD vì vi phạm luật GPDR của Châu Âu.
Được triển khai vào năm 2018, Quy định chung về bảo vệ dữ liệu là quy tắc bảo vệ dữ liệu chi tiết của Châu Âu, quy định chính xác nội dung và số lượng thông tin người dùng mà các công ty có thể trích xuất. Vào tháng 5 năm 2023, Ủy ban Ireland đã phạt Facebook 1,3 tỷ USD vì một hành vi vi phạm GDPR khác. Worldcoin cho biết công ty vẫn tuân thủ GDPR. Trong khi đó, Ứng dụng Thế giới của Worldcoin (hoạt động như một ví tiền điện tử và chứa World ID) cũng đang bùng nổ.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- LDO chuẩn bị cho một đợt tăng giá đột phá 35%
- Giá APT có thể giảm sâu về 10,44 USD sau khi Aptos mở khóa 24,84 triệu token
Xoài
Theo dlnews