Theo 257 nhà kinh tế được Reuters khảo sát, nền kinh tế toàn cầu đang tiến đến suy thoái, nhưng 70% những người tham gia cuộc khảo sát tin rằng khả năng mức thất nghiệp tăng mạnh sẽ là thấp. Cuộc thăm dò diễn ra sau khi chính quyền Biden và Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành các hạn chế thương mại nhằm chống lại mối quan hệ của Trung Quốc với ngành công nghiệp bán dẫn. Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến giới quan sát có lý do để tin rằng Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan trong tương lai gần. Theo các báo cáo từ hội nghị Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 20, Tập Cận Bình đã thảo luận về việc hoàn toàn kiểm soát Hồng Kông và “Đài Loan là nơi tiếp theo”.
Nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần đến suy thoái
Nền kinh tế thế giới có vẻ ảm đạm sau hậu quả của những giải pháp cho đại dịch Covid-19 và căng thẳng gần đây giữa các quốc gia lớn. Trên bình diện toàn cầu, lạm phát tăng vọt ở mọi quốc gia và chi phí năng lượng leo thang do các lệnh trừng phạt tài chính cũng như cuộc chiến Ukraine-Nga đang diễn ra đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Vào ngày 25/10, Reuters (hãng thông tấn do Thomson Reuters sở hữu) đã công bố một cuộc thăm dò bao gồm 257 nhà kinh tế và phần lớn các cá nhân tin rằng nền kinh tế toàn cầu đang tiến tới suy thoái. Michael Every, một chiến lược gia toàn cầu tại Rabobank, nói với Reuters rằng “nguy cơ suy thoái toàn cầu” luôn được đặt lên hàng đầu trong các cuộc trò chuyện của mọi người.
“Tôi nghĩ đó là điều không cần phải bàn cãi khi nhìn vào xu hướng ở tất cả các nền kinh tế lớn. Hơn nữa, Every nói thêm rằng nếu tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, nó sẽ khiến các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất. Tỷ lệ thất nghiệp cao càng lâu thì các ngân hàng trung ương sẽ cảm thấy họ có lý do để tiếp tục tăng lãi suất”.
Triển vọng tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp của các nền kinh tế lớn | Nguồn: Reuters
70% các nhà kinh tế được hỏi cho biết khả năng thất nghiệp gia tăng là thấp đến rất thấp. Dữ liệu của cuộc khảo sát bắt đầu vào ngày 26/9 và đến ngày 25/10 thấp hơn so với số liệu thống kê mà Reuters ghi lại vào tháng 7.
“Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại 2,3% vào năm 2023 từ mức 2,9% dự kiến trong năm nay, tiếp theo là phục hồi lên 3% vào năm 2024 theo cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế tại 47 nền kinh tế chủ chốt được tiến hành từ ngày 26/9 đến ngày 25/10 của Reuters”, phóng viên Hari Kishan của hãng thông tấn viết.
Đối với nền kinh tế lớn thứ hai là Trung Quốc, các nhà kinh tế được thăm dò cho biết nước này “dự kiến sẽ tăng trưởng 3,2% vào năm 2022”.
Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang
Cuộc khảo sát của Reuters diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng cao. Khi đại diện của Hoa Kỳ từ California, Nancy Pelosi, đến thăm Đài Loan vào tháng 8, cuộc gặp được coi là thiếu tôn trọng Trung Quốc. Vào thời điểm đó, Nhà Trắng cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện “các hành động khiêu khích quân sự” trong khi các tàu chiến Trung Quốc tập trận quân sự ở eo biển Đài Loan. Đầu tuần này, chính phủ Hoa Kỳ đã buộc tội hai nhân viên tình báo Trung Quốc vì đã hối lộ một nhân viên chính phủ nước này bằng Bitcoin để truy cập các tài liệu mật.
Vào ngày 7/10/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khởi xướng và đưa ra một gói hạn chế thương mại liên quan đến chất bán dẫn chống lại Trung Quốc. New York Times (NYT) đưa tin “Nhà Trắng đã ban hành các hạn chế sâu rộng đối với việc bán chất bán dẫn và thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, một nỗ lực nhằm hạn chế nước này tiếp cận công nghệ quan trọng”. Emily Kilcrease, một thành viên cấp cao của think tank có tên Center for a New American Security, nói với NYT rằng động thái này là “cách tiếp cận quyết liệt của chính phủ Hoa Kỳ nhằm bắt đầu làm suy yếu khả năng của Trung Quốc trong việc phát triển một số công nghệ quan trọng này”.
Cuộc đàn áp mới nhất của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã khiến một số người tin rằng quốc gia phương Đông này sẽ xâm lược Đài Loan. Theo Chris MacIntosh – cộng tác viên của Capitalist Exploits, chính quyền Biden bổ sung “các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc” vừa “đảm bảo một cuộc xâm lược Đài Loan”. MacIntosh cũng đã nói về hội nghị lần thứ 20 của ĐCSTQ và lưu ý chủ tịch Tập Cận Bình cho biết quyền kiểm soát Hồng Kông hiện đã “hoàn tất” và “Đài Loan sẽ là nơi tiếp theo”. MacIntosh không phải là người duy nhất dự đoán Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan vì blogger địa chính trị Dhanuka Dickwella tại Sri Lanka cho rằng cuộc xâm lược có thể xảy ra vào mùa đông này.
Trong một bài đăng trên blog gần đây, Dickwella cũng đề cập đến hội nghị được ghi chép đầy đủ của ĐCSTQ và việc cưỡng chế phế truất cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
“Hồ Cẩm Đào bị loại khỏi đại hội đảng trước mắt toàn thế giới, do vậy sẽ chấm dứt những cách tiếp cận đó. Cách tiếp cận hợp tác chặt chẽ với phương Tây cũng như tin tưởng vào các cuộc đàm phán để giải quyết tranh chấp với Đài Loan sẽ kết thúc một cách hiệu quả”, Dickwella nói vào ngày 22/10.
Hôm thứ 3, ông chủ JPMorgan Jamie Dimon cho biết căng thẳng giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc và cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra “đáng lo ngại hơn nhiều” so với suy thoái.
Theo dõi kênh Tiktok của Tạp Chí Bitcoin tại đây: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Chủ tịch Fed Mỹ rơi vào cảnh “tứ cố vô thân” vì quyết định tăng lãi suất
- Peter Schiff cảnh báo Đô la sẽ sụp đổ và Mỹ sắp vỡ nợ
- Cá voi tích lũy hơn 35 triệu đô la SHIB, báo hiệu mùa tăng giá
Đình Đình
Theo News Bitcoin