3 lý do cản trở giá Bitcoin quay trở lại mức $ 20,000

Updated: 17/11/2019 at 22:00

Bitcoin được biết đến với những lần gia tăng vũ bão và lao dốc chóng vánh, nhưng giá đã không thấy nhiều động lực tăng trong vài tháng qua như trước đây. Kể từ khi Bitcoin chạm ngưỡng 20k đô la vào tháng 12/2017, mọi người đã chờ đợi thị trường tăng giá trở lại. Tuy nhiên, có một vài yếu tố đang kìm hãm giá và bài viết dưới đây sẽ phân tích các lý do đó.

Trước hết, hãy điểm qua một chút tình hình giá Bitcoin trong những năm gần đây.

Đặc điểm giá Bitcoin

Kể từ khi ra đời, Bitcoin đã được biết đến với khả năng biến động giá mạnh mẽ. Tăng gấp 10 lần sau đó giảm 90% không phải là chuyện lạ đối với Bitcoin và nó không phải chỉ mới xảy ra gần đây.

Đỉnh cao của Bitcoin là vào cuối năm 2017, khoảng 20 nghìn đô la trước khi bắt đầu giảm trở lại. Sau đó, giá dần dần giảm mạnh hơn. Khi biến động đi qua, Bitcoin chạm đáy ở mức dưới 4,000 đô la.

Kể từ khi chạm đáy, Bitcoin từ từ leo lên trở lại. Nó đã nhãy đến khu vực từ 7,000 đến 11,000 đô la trong hầu hết năm 2019. Mặc dù nhiều người hiện vẫn đang rất mong đợi thời cơ sớm đến nhưng phần lớn cộng đồng vẫn còn hoài nghi.

Các nhà đầu tư tổ chức chậm chạp trong việc chấp nhận Bitcoin

Trong nhiều năm qua, có vô số lần cộng đồng trao đổi với nhau về khả năng các nhà đầu tư tổ chức bước vào không gian tiền điện tử. Các thuộc tính của Bitcoin như phân cấp và bảo mật làm cho nó trở thành phương tiện đầu tư tuyệt vời cho tất cả các loại trader. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn do dự thay vì đưa ra quyết định rõ ràng mặc dù không gian đã có những hoạt động hấp dẫn để thu hút họ như hợp đồng tương lai Bitcoin và các công cụ phái sinh tiền điện tử khác. Nhiều người từng hy vọng rằng sự kiện ra mắt của nền tảng Bakkt sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, nhưng có vẻ thực tế nghiệt ngã hơn nhiều.

Dường như có hai lý do lớn khiến các tổ chức tiếp tục thờ ơ. Đầu tiên chỉ đơn giản là họ không đoán trước được điều gì sẽ xảy ra nếu đầu tư vào Bitcoin. Mặc dù đã tồn tại gần một thập kỷ nhưng Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác vẫn còn là một phép thử. Không ai biết số phận Bitcoin sẽ ra sao. Liệu nó có thể đi theo con đường của MySpace, mở đường cho một loại tiền điện tử khác chiếm ưu thế hay toàn bộ thị trường tiền điện tử sẽ biến mất, khiến thử nghiệm hoàn toàn thất bại?

Vấn đề khác mà nhiều tổ chức nhìn thấy ở Bitcoin là custody. Nhiều tài sản truyền thống được chính phủ hoặc các tổ chức lớn khác bảo hiểm hoặc hỗ trợ. Các công ty có thể yên tâm là việc nắm giữ cổ phiếu của họ rất khó bị hack hoặc đánh cắp, tuy nhiên với tiền điện tử, đó là một câu chuyện rất khác.

Đối với người dùng trung bình sở hữu một khoản tiền vừa phải bằng Bitcoin, một ví cứng đơn giản với vài bản sao lưu là đủ để đảm bảo coin của bạn được an toàn. Tuy nhiên, tổ chức lớn nắm giữ hàng triệu đô la tiền điện tử cần các biện pháp bảo mật lớn hơn nhiều để đảm bảo tiền của họ được an toàn.

Một số công ty như Coinbase và những công ty khác đã bắt đầu cung cấp giải pháp custody để bắt kịp chuyển biến của thị trường. Có lúc Coinbase đã kiếm được hàng triệu đô la từ khách hàng hàng tuần. Tuy nhiên, custody vẫn là một vấn đề trong mắt các nhà đầu tư tổ chức.

Khốn khổ vì công nghệ

Bitcoin đã đặt gần như tất cả niềm tin vào công nghệ hai lớp để mở rộng mạng. Công nghệ hai lớp như Lightning Network và mạng Liquid của Blockstream cho phép các giao dịch diễn ra off-chain, giảm áp lực cho blockchain chính. Tuy nhiên, những công nghệ này vẫn tồn tại những vấn đề của riêng chúng và hầu như không thể giải quyết trong 18 tháng qua.

Lightning Network đã hoàn toàn trì trệ trong 6 tháng, bất kể ở khía cạnh số liệu nào. Số lượng các node hầu như không tăng kể từ tháng 4 và hiện ở mức dưới 6,000 node.

3-dieu-ngan-bitcoin-quay-tro-lai-muc-20k-do-la2

Tổng số kênh, tổng dung lượng của mạng và dung lượng kênh trung bình đều giảm kể từ tháng 4. Sau khi đạt mức cao mới 1,000 BTC, dung lượng của mạng đã giảm xuống và tiếp tục giảm đến giá trị hiện tại là 818 BTC.

Nếu không có một giải pháp mở rộng đầy đủ, nhiều nhà đầu tư có thể sẽ lo ngại về khả năng tồn tại trong tương lai của Bitcoin và liệu nó có thể cạnh tranh được với hệ thống thanh toán như Visa hay không?

Tâm lý chung về thị trường Bitcoin

Trong tất cả các vấn đề Bitcoin hiện đang phải đối mặt ngày nay, tâm lý thị trường cũng là một yếu tố quan trọng. Có vẻ như chỉ đơn giản là không đủ cường điệu để thúc đẩy Bitcoin quay trở lại mức 10,000 đô la.

Trong lúc giá Bitcoin đạt 13,800 đô la vào đầu tháng 6 năm nay, các nhà bình luận hy vọng “Cryto Winter” chính thức kết thúc. Tuy nhiên, kể từ mức đỉnh đó, tiền điện tử hàng đầu đã quay trở lại theo xu hướng giảm khi gấu siết chặt đà tăng khỏi thị trường.

Khi Bitcoin lần đầu đạt 20 nghìn đô la, sự cường điệu xung quanh tiền điện tử tăng chóng mặt. Nó dường như đã vươn đến thị trường chính thống và hàng loạt các nhà đầu tư phi công nghệ gấp rút đầu tư vào phát triển mới. Lúc bấy giờ, BTC xuất hiện tràn ngập trên các mặt báo và kênh truyền thông, sàn giao dịch đã có hàng triệu lượt đăng ký mới mỗi ngày.

Tuy nhiên, dường như cơn sốt hiện đã nguội lạnh trên thị trường tiền điện tử. Có rất nhiều điều xảy ra trong không gian có khả năng hình thành xu hướng tăng đột biến khác về số lượng các nhà đầu tư. Chúng ta sẽ phải chờ xem điều gì tiếp theo có thể thúc đẩy làn sóng đầu tư mới vào tiền tệ kỹ thuật số?

Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Minh Anh

    Tạp chí Bitcoin | Bitcoinist

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Theo báo cáo mới từ Glassnode, Bitcoin vừa đạt một cột mốc quan trọng khi vốn hóa thực tế của đồng tiền này lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 1 nghìn tỷ USD. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ của Bitcoin đối với... ...

Giá XRP đang có sự phục hồi ấn tượng, vượt qua ngưỡng kháng cự 3 đô la và mở ra một triển vọng tăng trưởng mới. Với mức kháng cự này đã chuyển thành hỗ trợ vững chắc, giá của đồng tiền này hiện chỉ còn cách mức cao nhất... ...

Bitcoin có thể đang bước vào giai đoạn hợp nhất ngắn hạn sau khi tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại (ATH) mới nhưng vẫn có khả năng tiếp tục tăng trước khi tháng 7 kết thúc. Theo Michael Harvey – Giám đốc giao dịch hệ thống tại... ...

Dù có sự điều chỉnh nhẹ trong phiên giao dịch gần đây, Hyperliquid (HYPE) vẫn giữ vững vị thế của mình, ổn định quanh mức giá 46 USD. Mặc dù giảm 1,54% trong ngày qua, sự thay đổi này không phải là điều bất ngờ, nhưng đủ để thu hút... ...

Trước làn sóng thay đổi trong tâm lý thị trường, Polkadot (DOT) đã giành lại một ngưỡng hỗ trợ quan trọng — từng bị đánh mất giữa lúc căng thẳng thương mại leo thang. Thêm phần củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, DOT đã bật tăng mạnh mẽ... ...

Solana (SOL) đã ghi nhận một đợt tăng mạnh trong tuần qua, giành lại vùng giá 160 USD và hiện đang nỗ lực giữ vững ngưỡng kháng cự lớn cuối cùng. Một số chuyên gia phân tích cho rằng, nếu đà tăng tiếp tục, altcoin này có thể tiến tới... ...

Ethereum (ETH) đã ghi nhận nhiều cải thiện đáng kể trong quý 2/2025, bao gồm dòng vốn ETF giao dịch tại Mỹ tăng vọt, hoạt động layer-2 gia tăng và tính thanh khoản được cải thiện — tất cả đều góp phần củng cố triển vọng tích cực cho quý... ...

Mantle (MNT) giao dịch trong kênh tăng kể từ khi breakout xu hướng giảm kéo dài nhiều tháng vào tuần trước. Trên biểu đồ ngày, altcoin này đã tăng mạnh từ mức thấp 0,72 đô la lên mức cao nhất trong 2 tháng là 0,85 đô la. Sau khi chạm... ...

Trong suốt năm 2025, chính phủ El Salvador liên tục tuyên bố đang mua một Bitcoin mỗi ngày. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã trực tiếp phủ nhận thông tin này. Báo cáo ngày 15/7, nằm trong khuôn khổ tham vấn Điều... ...

Giao dịch USDT qua mạng TRON (TRX) chuyển đến các sàn giao dịch tập trung đã tăng vọt từ 1,5 tỷ đô la vào ngày 9/7 lên hơn 2,9 tỷ đô la vào ngày 16/7, ghi nhận mức tăng 93% tại thời điểm viết bài. Riêng Binance chiếm đến 70%... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode