Trong 10 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của công nghệ blockchain cung cấp các giao dịch ngang hàn mà không cần các trung gian hoặc gặp phải rào cản địa lý.
Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đã được đi kèm với các xu hướng bất ngờ trong hệ sinh thái blockchain. Tốc độ và phí giao dịch là những điểm mạnh của các dự án blockchain lớn, nhưng mức độ chấp nhận hiện tại cho thấy rằng phí có thể khá lớn và giao dịch có thể rất chậm do tắc nghẽn mạng. Cách đối phó của hầu hết các dự án blockchain với vấn đề này là triển khai một quá trình được gọi là mở rộng quy mô.
IOTA là một dự án blockchain giải quyết vấn đề khả năng mở rộng bằng cách có sổ kế toán phân phối riêng của nó khác với blockchain thông thường. IOTA được thiết kế để hỗ trợ cho máy móc và con người tham gia vào việc phát triển các nền kinh tế mới.
https://twitter.com/Bosch_BCDS/status/1061925329009340416
IOTA có một số tính năng độc đáo khác biệt so với các dự án khác trong hệ sinh thái như khả năng mở rộng cao, yêu cầu tài nguyên thấp, truyền dữ liệu an toàn, giao dịch ngoại tuyến và nhiều tính năng khác nữa.
Tuy nhiên, có 3 tính năng quan trọng đem đến cho IOTA một lợi thế để ứng dụng trong thế giới thực. Chúng bao gồm:
- Tiềm năng cho các giao dịch không giới hạn mỗi giây
- Công nghệ Tangle, khiến IOTA miễn dịch với các trường hợp hack điện ttoán lượng tử
- Giao dịch không phí, làm cho IOTA trở thành một cách hiệu quả để chuyển tiền
Tiềm năng cho các giao dịch không giới hạn mỗi giây
Để hiểu rõ hơn về ứng dụng thực tế của IOTA, điều quan trọng là hiểu xu hướng công nghệ được gọi là Internet of Things (IoT). IoT đề cập đến xu hướng trong đó máy móc (như ô tô, tủ lạnh, điện thoại, đồng hồ, và về cơ bản là bất cứ thứ gì dựa trên phần mềm và điện tử) có thể giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau mà không có sự tương tác của con người, dẫn đến hiệu quả và tăng trưởng kinh tế cao hơn. Toàn bộ ý tưởng của IoT là kết nối thế giới vật lý với thế giới internet và cho phép các thiết bị công nghệ trao đổi dữ liệu mà không cần bất kỳ người nào điều khiển thiết bị.
Trong thế giới ngày nay, trao đổi dữ liệu thường đi kèm với các khoản thanh toán. Vì vậy, để IoT trở thành hiện thực, phải có một nền tảng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán giữa các máy với nhau. Đây là lúc cần tới IOTA. Theo lý thuyết, IOTA được thiết kế sao cho càng có nhiều giao dịch trên mạng thì mạng càng có thể xử lý nhiều giao dịch. Hiện tại, mạng có thể xử lý từ 13 đến 1.500 giao dịch mỗi giây. Khả năng mở rộng độc đáo này của IOTA làm cho nó trở thành một trợ lý chính của IoT.
IoT không chỉ là một ý tưởng tương lai trong tưởng tượng của mọi người mà nó đã xảy ra rồi. Sự ra đời của điện thoại thông minh, ngôi nhà thông minh, đồng hồ thông minh và những thứ “thông minh” khác là xu hướng của IoT. Sẽ sớm đến lúc gần như tất cả mọi thứ sẽ trở nên “thông minh”. Và nền tảng có khả năng có thể hỗ trợ các giao dịch vi mô để hiện thực hóa điều này là IOTA. Do đó, một tương lai với IoT là một tương lai với IOTA.
Trong thập kỷ tới, dự kiến số lượng máy móc trên thế giới sẽ tăng hơn gấp đôi. Điều này cuối cùng sẽ tạo ra một nền kinh tế máy rất mạnh mẽ.
Tiềm năng của IOTA được kết nối với IoT đã tạo điều kiện hợp tác với các tổ chức liên quan đến IoT như Trung tâm Cải tiến Giao thông Quốc tế (ITIC), Kontakt.io và + cityxchange.
Công nghệ Tangle
IOTA sử dụng công nghệ Tangle. Công nghệ này khác so với blockchain. Tangle có các tính năng blockchain thông thường của sổ cái phân tán và giao dịch an toàn, nhưng nó không hoạt động với các khối. Tangle là một loại đồ thị cụ thể được định hướng có chứa giao dịch. Thay vì các khối, Tangle sử dụng cấu trúc đồ thị không có vòng (lặp) và được định hướng.
“Không vòng lặp” sẽ đảm bảo rằng theo hướng của các nút sẽ không dẫn bạn trở lại cùng một nút (cũ). Cơ sở toán học cho lý thuyết này tương đối hoàn thiện, nếu xem mỗi node là một điểm xử lý thông tin, thì người ta có thể thiết kế các thuật toán song song cho mạng lưới này. Ngoài ra, các tính toán có thể được thực hiện với thời gian tuyến tính.
Trong Tangle, toàn bộ mạng là những người tham gia của mô hình đồng thuận – không giống như blockchain, nơi chỉ có một phần nhất định của mạng là những người tham gia của quá trình xác minh. Điều quan trọng cần lưu ý là PoW vẫn được sử dụng bởi Tangle. Tuy nhiên, gánh nặng được chia sẻ bởi toàn bộ mạng. Hơn nữa, PoW chỉ là một phần của mô hình đồng thuận trong Tangle (để phục vụ chống lại tấn công sybil và spam). Do cấu trúc của một DAG, phương thức đồng thuận của Tangle sẽ chỉ tiêu tốn một lượng nhỏ sức mạnh tính toán. Tuy nhiên, một kẻ xấu sẽ phải chi tiêu số tiền ngày càng tăng theo sức mạnh tính toán với lợi nhuận thì giảm dần. IOTA có một số ưu điểm nổi bật là: chi phí giao dịch gần như bằng không, có khả năng mở rộng vô hạn, và càng nhiều node tham gia mạng lưới thì tốc độ xử lý giao dịch càng nhanh (không giới hạn).
Một vài tổ chức đã hợp tác với IOTA để khám phá công nghệ Tangle bao gồm Snapask, Paragon, BitDice, Augmate, Audi Think Tank, SinoPac, DNB và UNOPS.
Giao dịch không tính phí
Do không có thợ mỏ trong hệ sinh thái IOTA nên không có phí liên quan đến giao dịch. Người dùng là người xác thực. Và như đã giải thích ở trên, số lượng người dùng càng cao, giao dịch càng nhanh. Giao dịch mới xác minh các giao dịch trước đó nên chi phí gửi tiền cuối cùng bằng không. Điều này có nghĩa là nếu bạn được gửi 1.000 đô la, bạn nhận được 1.000 đô la — không phải là 999,99 đô la.
Các tổ chức có quan tâm đến IOTA dựa trên tính năng tài chính của nó bao gồm MGER, NetZ0, Monster Cleaning và MOBI.
IOTA cũng đã công bố quan hệ đối tác với các tổ chức và công ty lớn như Microsoft, Bosch, Schneider Electric, Fujitsu, Đại học Oslo, Deutsche Telekom,…
Phần kết luận
Rõ ràng là tương lai sẽ được định hình bởi Internet of Things. Những đồ dùng hàng ngày sẽ trở nên “thông minh”. Và những thứ “thông minh” sẽ trở nên thông minh hơn nữa. Rõ ràng là cần phải có một hệ sinh thái để thúc đẩy nền kinh tế thông minh này. Công nghệ Tangle, mặc dù vẫn còn trong giai đoạn ban đầu nhưng đã cho thấy tiềm năng to lớn ảnh hưởng đến cách thức giao dịch diễn ra trên thế giới.
Thêm vào đó, chúng ta luôn có thể dựa vào thực tế là nhiều năm tới, mọi người vẫn muốn tiết kiệm hoặc giữ lại nhiều tiền hơn và do đó những cách thức rẻ tiền vẫn sẽ tạo sự thu hút. Giao dịch với chi phí bằng 0 là một tính năng tuyệt vời sẽ không bao giờ trở nên lỗi thời.
Với tất cả những điều này, rất có khả năng IOTA sẽ phát triển và có tiềm năng trở thành một phần không thể thiếu trong tương lai.
Theo: TapchiBitcoin.vn/investinblockchain
Xem thêm: IOTA lên kế hoạch thiết lập Hợp đồng thông minh để huy động vốn cho các dự án trên Tangle