Xu hướng không rõ ràng của giá Bitcoin, tâm lý sợ hãi và bi quan kéo dài nhiều tháng trên thị trường tiền điện tử, các phương tiện truyền thông và nhà đầu tư bán lẻ không còn quá hào hứng, những dự đoán giá Bitcoin giảm xuống mức gần 20.000 đô la là các yếu tố chính khiến nhà đầu tư trở nên hoang mang. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản của Bitcoin thực chất mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong phân tích on-chain hôm nay, hãy xem xét 5 chỉ báo chứng minh cho tuyên bố trên. Tất cả đều liên quan đến các yếu tố cơ bản của blockchain Bitcoin và hiện ở mức cao nhất mọi thời đại (ATH). Hơn thế nữa, những chỉ báo này mạnh mẽ ngay cả trong giai đoạn cực kỳ sợ hãi và bất ổn.
Hashrate
Hashrate là chỉ số chính về hiệu suất và tính bảo mật của mạng Bitcoin. Nó đo lường số lượng hash ước tính trung bình mỗi giây được các thợ mỏ tạo ra trong mạng.
Hashrate trung bình động trong 30 ngày đạt ATH lịch sử là 166 EH/s vào ngày 15/4/2021. Trong cùng thời gian, Bitcoin đã thiết lập ATH trước đó là 64.850 đô la (vòng tròn màu xanh lam).
Sau đó, hashrate của mạng giảm đáng kể, chủ yếu do các thợ mỏ tháo chạy khỏi Trung Quốc liên quan đến lệnh cấm khai thác tiền điện tử ở các tỉnh của quốc gia này. Ghi nhận mức thấp nhất vào tháng 7/2021, hashrate của mạng Bitcoin chỉ còn 95 EH/s, giảm gần 43% so với ATH vào tháng 4 (vòng tròn đỏ).
Tuy nhiên, kể từ đó, hashrate tăng đều đặn và phá vỡ các kỷ lục mọi thời đại mới. Giá trị hiện tại của hashrate trung bình động trong 30 ngày của mạng Bitcoin là 204 EH/s. Do đó, mức này cao hơn 23% so với ATH trước, mặc dù BTC được định giá dưới 40.000 đô la hôm nay (vòng tròn màu xanh lá).
Nguồn: Glassnode
Lightning Network Capacity
Chỉ số thứ hai là thước đo tốt về mức độ sử dụng và hoạt động trên mạng Bitcoin: Lightning Network Capacity. Số liệu này cho biết tổng số BTC bị khóa trong Lightning Network, là layer 2 của blockchain Bitcoin. Các chức năng chính của nó là tăng tốc giao dịch BTC và giảm phí giao dịch.
Lightning Network Capacity tăng trưởng theo cấp số nhân và tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11/2021 (khu vực xanh). Điều thú vị là khung thời gian này bao gồm cả đợt điều chỉnh giá BTC vào mùa hè với mức đáy là 29.000 đô la và ATH mới 69.000 đô la đạt được vào ngày 10/11/2021.
Hơn nữa, bất chấp tâm lý giảm giá trên thị trường BTC, Lightning Network Capacity tiếp tục tăng và ghi nhận mức ATH khác. Kỷ lục hiện tại là 3589 BTC được thiết lập vào ngày 10/4/2022 (vòng tròn màu xanh lam).
Nguồn: Glassnode
Số lượng địa chỉ có số dư khác 0
Một chỉ báo quan trọng khác về tình trạng của mạng Bitcoin là số lượng địa chỉ có số dư khác 0. Nó đo lường số lượng địa chỉ duy nhất có số lượng BTC dương (khác 0) và được cập nhật hàng ngày.
Biểu đồ đường trung bình động 30 ngày của số liệu này dường như không có bất kỳ động thái suy thoái nào. Nó hầu như luôn tăng kể từ khi mạng Bitcoin ra đời.
Ngoại lệ duy nhất là khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/2018, thời điểm bắt đầu thị trường gấu sau parabol tăng và ATH lịch sử 20.000 đô la từ năm 2017 (vùng màu đỏ). Động thái giảm nhẹ cũng xảy ra trong đợt điều chỉnh tháng 5/2021 (vùng màu xanh lam). Tuy nhiên, tính trung bình, số lượng địa chỉ có số dư khác 0 vẫn không đổi sau đó.
Hiện tại, chỉ báo này thiết lập ATH mới mỗi ngày. Vào ngày 19/4/2022, số lượng địa chỉ có số dư khác 0 là 41.243.796 (vòng tròn màu xanh lá cây). Đây là một lập luận khác cho sự tăng trưởng và nền tảng vững chắc của mạng Bitcoin.
Nguồn: Glassnode
Nguồn cung kém thanh khoản
Một chỉ báo on-chain rất thú vị là nguồn cung kém thanh khoản của mạng Bitcoin. Nó đo lường tổng cung do các thực thể kém thanh khoản nắm giữ. Tính thanh khoản hoặc kém thanh khoản của một thực thể là tỷ lệ giữa dòng ra tích lũy và dòng vào tích lũy trong suốt thời gian tồn tại của thực thể. Tỷ lệ này càng thấp thì thực thể càng kém thanh khoản. Nói cách khác, một địa chỉ hoặc UXTO như vậy chắc chắn sẵn sàng hodl BTC lâu hơn là bán.
Biểu đồ dài hạn (5 năm) của tỷ lệ nguồn cung kém thanh khoản chủ yếu tăng với những điều chỉnh nhỏ. Hai lần điều chỉnh lớn duy nhất xảy ra sau đỉnh cuối năm 2017 nói trên và tại ATH tháng 4/2021 (vùng màu xanh lam).
Điều thú vị là nguồn cung kém thanh khoản tiếp tục tăng trong quá trình điều chỉnh giá Bitcoin hiện tại và chỉ mới tăng nhanh trong 2 tháng qua. Hiện tại, gần 14,5 triệu BTC đã bị coi là kém thanh khoản (vòng tròn màu xanh lá cây).
Nguồn: Glassnode
Số lượng địa chỉ tích lũy
Số lượng địa chỉ tích lũy đo lường các địa chỉ tích lũy, được xác định là địa chỉ có ít nhất 2 lần chuyển đến lượng lớn coin và chưa bao giờ chi tiêu. Ngoài ra, chỉ báo loại bỏ các địa chỉ của sàn giao dịch và khai thác, đồng thời bỏ qua các địa chỉ hoạt động lần cuối cách đây hơn 7 năm. Do đó, nó ghi nhận số lượng holder dài hạn khá tốt.
Trên biểu đồ về số lượng địa chỉ tích lũy từ tháng 5/2021, xu hướng tăng khá đơn điệu. Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 2/2022, mặc dù giá BTC giảm (mũi tên), số lượng địa chỉ tích lũy tăng nhanh chóng và đường cong tăng trưởng trở nên sắc nét hơn (đường màu đen).
Hiện tại, chỉ báo này đang ghi lại kỷ lục mọi thời đại mới gần 610.000 địa chỉ giữ BTC và chưa bao giờ chi tiêu. Đây là một tín hiệu khác cho thấy BTC được tích lũy và là bằng chứng thêm về các yếu tố cơ bản ngày càng mạnh mẽ của mạng Bitcoin.
Nguồn: Glassnode
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- BoC Canada: Người dùng tiền điện tử đang “đầu tư chớp nhoáng để kiếm lời” mà không hiểu công nghệ
- Tại sao halving 2 năm tới của Bitcoin lại quan trọng?
- Mọi người vẫn vững tin HODL Bitcoin nhưng…
Minh Anh
Theo Beincrypto