Bitcoin bắt đầu một tuần mới trong những thời điểm không chắc chắn sau khi lấy lại được 9.000 đô la, nhưng BTC/USD sẽ đi về đâu trong những ngày tới?
Dưới đây là 5 yếu tố thúc đẩy hành động giá Bitcoin trong tuần này.
Chứng khoán lạc quan trở lại và Bitcoin đạt $9K
Sau một cú trượt lớn vào thứ 6, hợp đồng tương lai của chứng khoán đã tăng vào sáng sớm thứ 2, bất chấp áp lực liên tục từ các mối lo ngại Covid-19.
Chỉ số hợp đồng tương lai của Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều tăng khiêm tốn trong khi Bitcoin vượt trội về mặt biến động.
BTC/USD có xu hướng chạy theo thị trường chứng khoán trong những tuần gần đây và mất ngưỡng hỗ trợ $9.000 trong một khoảng thời gian ngắn vào chủ nhật trước khi lấy lại nó.
Với tỷ lệ tương quan 95% giữa Bitcoin và S&P 500, trader Tone Vays cảnh báo chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm có thể gây tổn hại đặc biệt trong ngắn hạn cho Bitcoin.
Tuy nhiên, một số trader có vẻ rất lạc quan. Nhà phân tích Michael van de Poppe lưu ý rằng ngay cả ở mức thấp gần đây khoảng $8.900, Bitcoin vẫn tăng 140% kể từ tháng 3.
Đầu tư vào BTC vẫn vượt xa chứng khoán trong quý 2, với mức tăng trên 40%.
Biểu đồ Bitcoin và S&P 500 3 tháng | Nguồn: Skew
Độ khó có thể điều chỉnh giảm một lần nữa
Đà giảm giá tuần trước đã nhấn chìm các chỉ số cơ bản của mạng Bitcoin. Độ khó được thiết lập để điều chỉnh trong khoảng 30 giờ đã giảm âm.
Nếu xu hướng tiếp tục, điều chỉnh lần này sẽ tương phản rõ rệt với mức tăng 15% trong lần điều chỉnh cuối cùng vào 2 tuần trước.
Độ khó là cơ chế thiết yếu để đảm bảo miner được khuyến khích tham gia vào mạng Bitcoin và điều chỉnh tự động có chức năng như “chính sách kinh tế”.
Hash rate Bitcoin cũng đã chững lại, sau đó tăng khoảng 10% trong tuần trước. Hoạt động trung bình hàng tuần là 115 EH/s tại thời điểm viết bài.
Biểu đồ 2 tháng độ khó trung bình Bitcoin 7 ngày | Nguồn: Blockchain
Xuất hiện khoảng trống hợp đồng tương lai BTC nhỏ
Một điểm giá tiềm năng, mặc dù không quá xa so với giá hiện tại, là “khoảng trống” còn lại trong thị trường tương lai Bitcoin của CME vào cuối tuần qua.
Nếu hợp đồng tương lai bắt đầu giao dịch vào thứ 2 ở mức giá khác với mức kết thúc vào thứ 6 trước đó, BTC/USD có xu hướng tăng hoặc giảm để lấp lỗ hổng.
Tuần này, khoảng cách nằm trong khoảng từ $9.180 đến $9.250 – cao hơn $100 so với thời điểm viết bài.
Vào thứ 6, hợp đồng tùy chọn Bitcoin với OI gần 1 tỷ đô la hết hạn đã không có tác động đáng kể đến giá cả, hoàn toàn trái với mong đợi.
Tuy nhiên, các công cụ phái sinh được coi là yếu tố thị trường chính của Bitcoin, với khối lượng và OI thường xuyên đạt mức cao mới.
Khoảng trống hợp đồng tương lai Bitcoin CME | Nguồn: TradingView
Tâm lý sợ hãi lấn át tham lam của các nhà đầu tư Bitcoin
Về phía các trader hàng ngày, tâm trạng dường như ít thay đổi so với tuần trước. Theo chỉ số sợ hãi và tham lam được dùng để đo lường tâm lý của trader, nỗi sợ vẫn còn rất nhiều.
Công cụ này sử dụng nhiều yếu tố với khung đo lường từ 1 đến 100. Điểm số càng cao thì các trader càng lạc quan phi lý và điều chỉnh là tất yếu.
Điểm số hiện tại là 41, giảm 9 điểm so với mức cao nhất tuần trước từ ngày 24/6. Mức tăng đột biến đó xuất hiện khi giá tăng sau tin đồn PayPal đang chuẩn bị hỗ trợ tiền điện tử.
Chỉ số sợ hãi và tham lam 1 tháng | Nguồn: Alternative.me
Dữ liệu cho thấy số dư sàn giao dịch ở mức thấp nhất trong 13 tháng – là dấu hiệu người dùng không muốn bán coin.
Miner ngưng bán BTC
Tâm lý của miner sẽ tiếp tục được chú ý trong ngắn hạn sau tháng 6 chứng kiến áp lực bán tháo nặng nề.
Theo dữ liệu từ nguồn tài nguyên phân tích on-chain CryptoQuant, dòng coin mà các pool khai thác bán ra dần ít lại vào cuối tuần trước, sau khi tăng đột biến vào ngày 24/6.
Trong khi đó, các pool nhỏ hơn bán mạnh vào ngày 26/6 theo CryptoQuant.
Miner chịu rất nhiều áp lực kể từ halving tháng 5, do thu nhập của họ từ phần thưởng khối bị giảm 50% chỉ sau một đêm.
Dòng coin ra từ các pool khai thác Bitcoin | Nguồn: CryptoQuant
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.