Theo dữ liệu on-chain, giá Bitcoin (BTC) đã chịu áp lực bán nghiêm trọng của cá voi trong hai tháng qua.
Tuy nhiên, năm chỉ số chính cho thấy rằng những người bán lớn đã ngừng bán và có dấu hiệu quay trở lại tích lũy Bitcoin, trong khi nhu cầu thể chế vẫn cao. Đây là một thiết lập tăng giá có thể đưa Bitcoin lên mức cao nhất mọi thời đại mới trong thời gian tới.
Cá voi ngừng bán
Số lượng cá voi, là địa chỉ Bitcoin có số dư bằng hoặc hơn 1.000 Bitcoin, đã giảm hơn 10% kể từ ngày 8 tháng 2, cho thấy một đợt bán tháo Bitcoin lớn.
Mặc dù giá Bitcoin đã đạt được hai mức cao nhất mọi thời đại trong suốt hai tháng bị bán phá giá, nhưng mức tăng giá tổng thể đã chậm lại đáng kể, với BTC tìm thấy ngưỡng kháng cự mạnh ở khoảng $ 60.000. Tuy nhiên, kể từ ngày 31 tháng 3, những người nắm giữ Bitcoin lớn đã ngừng bán.
Số địa chỉ có số dư bằng hoặc lớn hơn 1.000 BTC | Nguồn: Glassnode
Tái cân bằng danh mục đầu tư khi một quý kết thúc là thời điểm điển hình để bán tháo. Vì Bitcoin đã tăng 104% kể từ đầu năm nay, điều này đã được mong đợi.
Grayscale, nhà quản lý tài sản kỹ thuật số lớn nhất, đã thông báo vào ngày 6 tháng 4 rằng họ vừa tái cân bằng quỹ kỹ thuật số vốn hóa lớn của mình bằng tiền bán Bitcoin.
Nếu tái cân bằng là động lực chính và xem xét rằng số lượng địa chỉ nắm giữ bằng hoặc hơn 1.000 BTC đang quay trở lại mức được nhìn thấy lần cuối vào cuối năm 2020 – khi giá bắt đầu tăng – thì cá voi có thể đã bán xong.
Các holder Bitcoin dài hạn đang giảm tốc độ bán Bitcoin
Việc Bitcoin bứt phá đỉnh năm 2019 vào tháng 10 năm 2020 đã tạo ra một trong những mức tăng nhanh nhất, kéo dài nhất trong coin days destroyed (CDD).
Chỉ số on-chain CDD thể hiện “trọng lượng” mà những holder dài hạn đang bán. Nó được tính bằng cách lấy số lượng coin trong một giao dịch và nhân nó với số ngày kể từ khi những đồng coin đó được chi tiêu lần cuối. Điều này có nghĩa là CDD càng cao thì số lượng bán ra càng nhiều.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm, lượng bán của những holder dài hạn không chỉ chậm lại đáng kể mà gần như đã quay trở lại mức mà đợt bán tháo ban đầu đã được kích hoạt vào năm 2020.
Bitcoin coin days destroyed, đường MA 21 ngày | Nguồn: Glasssnode
Điều này cho thấy rằng những holder dài hạn ngày càng tin tưởng rằng giá Bitcoin sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới.
Các thợ đào trở thành người tích lũy Bitcoin
Vì nguồn thu nhập của các thợ đào Bitcoin là BTC mới được khai thác, nên họ thường xuyên phải bán số BTC đã khai thác của mình để trả cho các chi phí hoạt động như chi phí điện. Tuy nhiên, một số thợ đào đang có xu hướng tích lũy Bitcoin.
Bằng cách kìm hãm việc bán Bitcoin, họ đã trở thành những người tích lũy ròng. Điều này được thể hiện trong chỉ số thay đổi vị trí ròng của thợ đào, cho thấy sự thay đổi nguồn cung trong các địa chỉ ví của thợ đào trong 30 ngày.
Thay đổi vị trí ròng của thợ đào Bitcoin | Nguồn: Glasssnode
Lần cuối cùng các thợ đào lưỡng lự trong việc bán Bitcoin của họ là ngay trước một đợt tăng giá lớn gần ba tháng trước. Sự thay đổi tích cực này cho thấy rằng các thợ đào kỳ vọng giá sẽ cao hơn trong tương lai gần.
Nhu cầu thể chế vẫn cao
Bất chấp áp lực bán từ cá voi, nhu cầu của các tổ chức đối với Bitcoin vẫn không hề giảm. Khối lượng chuyển ròng của Bitcoin từ/đến các sàn giao dịch vẫn chìm trong sắc đỏ, gần như ở mức thấp trong lịch sử, có nghĩa là nhiều Bitcoin hiện đang được rút ra khỏi các sàn giao dịch hơn là được gửi vào.
Đây là dấu hiệu cho thấy những đồng tiền này đang được chuyển vào kho lạnh. Điều này là đặc trưng của các tổ chức, vì họ có xu hướng đầu tư dài hạn và thích các giải pháp lưu ký an toàn hơn thay vì để chúng trên sàn giao dịch.
Khối lượng chuyển ròng của Bitcoin từ/đến các sàn giao dịch, đường MA 14 ngày | Nguồn: Glasssnode
Kể từ khi đại dịch xảy ra, đã có một đợt suy thoái nguồn cung lịch sử đối với số dư Bitcoin trên sàn giao dịch. Nó thậm chí còn trở nên khan hiếm hơn khi các tổ chức bắt đầu tích lũy với số lượng lớn hơn kể từ tháng 11 năm 2020.
Điều này được thể hiện rõ ràng bởi sự sụt giảm liên tục số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch trong vài tháng qua, đặc biệt là Coinbase, một lựa chọn thường xuyên của các tổ chức.
Số dư Bitcoin trên các sàn giao dịch | Nguồn: Glasssnode
Trong khi đó, Coinbase đã công bố thu nhập và triển vọng quý một vào ngày hôm qua, trong đó tuyên bố:
“Tài sản trên Nền tảng là 223 tỷ đô la, chiếm 11,3% thị phần tài sản tiền điện tử, bao gồm 122 tỷ đô la Tài sản trên Nền tảng thuộc sở hửu của các tổ chức.… Chúng tôi kỳ vọng sự tăng trưởng hơn nữa vào năm 2021 nhờ doanh thu giao dịch và lưu ký khi các tổ chức ngày càng quan tâm hơn đến tài sản tiền điện tử.”
Không chỉ chắc chắn rằng các tổ chức đã bổ sung đáng kể vào doanh thu của họ, mà dữ liệu này còn cho thấy sự tự tin của Coinbase rằng xu hướng mua này có khả năng sẽ không dừng lại sớm.
Bứt phá tam giác tăng dần trên khung tuần
Kể từ đầu tháng 2, một tam giác tăng dần trên biểu đồ hàng tuần đã hình thành. Về mặt thống kê, mô hình này cho khả năng bứt phá lên trên cao hơn là phá vỡ xuống dưới.
Nếu giá tăng lên, kích thước của hình tam giác cho thấy mục tiêu bứt phá tiềm năng là mức $ 79.000. Mặc dù việc bứt phá lên trên hay mục tiêu giá không phải là điều chắc chắn, nhưng đây là một mô hình đáng để theo dõi cùng với các tín hiệu on-chain chính.
Biểu đồ BTC/USD hàng tuần | Nguồn: TradingView
Thế lức mạnh mẽ trên thị trường – cho dù họ là những holder dài hạn, thợ mỏ hay cá voi – tất cả đều cho thấy dấu hiệu tin tưởng vào sự tiếp tục gia tăng của Bitcoin.
Tam giác tăng dần đã gia tăng niềm tin cho quan điểm này. Mặc dù không ai quan tâm đến mức giá $ 79.000 của Bitcoin trong tương lai gần, nhưng việc phá vỡ xuống dưới tam giác cũng là một khả năng cần được xem xét vì không phải tất cả các tín hiệu on-chian chính đều hoàn toàn đúng.
Bạn có thể xem giá Bitcoin ở đây.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Phân tích kỹ thuật ngày 8 tháng 4: BTC, ETH, BNB, XRP, ADA, DOT, UNI, LTC, LINK, THETA
- Sự khác biệt giữa Polkadot và Kusama là gì?
SN_Nour
Theo Cointelegraph