Sự cường điệu xung quanh công nghệ 5G và sự xuất hiện của nó mang một vai trò rất lớn. Từ các công ty công nghệ đua nhau trở thành người tiên phong thực hiện cho đến các quốc gia kéo công nghệ này vào các cuộc tranh chấp thương mại.
Có rất nhiều dự đoán về cách mà công nghệ này sẽ được triển khai trong tương lai gần, dự kiến sẽ cách mạng hóa dữ liệu và Internet như chúng ta đã biết.
5G và IoT
Những người đam mê công nghệ có lẽ đã bắt đầu có cái nhìn thoáng qua về việc 5G có thể thay đổi ngành công nghiệp như thế nào. Giáo sư Rahim Tafazolli của Đại học Surrey ước tính rằng mạng 5G có thể chạy với tốc độ xấp xỉ 800Gbps. Điều này tương đương với việc tải xuống 33 bộ phim độ nét cao trong chưa đầy nửa giây. Vì vậy, điều hiển nhiên là các phần tải xuống và các ứng dụng tập trung vào dữ liệu khác sẽ được tăng cường.
Tuy nhiên, 5G có phạm vi cao hơn, vì công nghệ được suy đoán sẽ mang lại những cải tiến đáng kể trong cơ sở hạ tầng của Internet vạn vật (Internet of Things – IoT). Tốc độ tăng, độ trễ giảm và dung lượng mạng cải thiện hiệu quả, trong khi tính bảo mật được tối ưu hóa cũng có thể giữ an toàn cho mạng.
Doanh nghiệp IoT sẽ chứng kiến một sự thúc đẩy lớn. Các nhà máy áp dụng điều khiển chính xác có thể sử dụng 5G để giám sát chi tiết, cho phép các công ty triển khai nhiều cảm biến hơn, mang lại kết quả nhanh hơn và rẻ hơn. IoT có thể tăng tốc độ tự động hóa và với 5G làm nền tảng, nó có thể cho phép tương tác liên tục giữa các dịch vụ đám mây và các thiết bị khác trên nhiều mạng.
Blockchain hỗ trợ khả năng mở rộng và chống giả mạo
Qualcomm ước tính rằng 5G có thể tăng thêm 13,2 nghìn tỷ đô la vào GDP toàn cầu vào năm 2035. Việc triển khai công nghệ mạnh mẽ dự kiến sẽ dẫn đến sự bùng nổ của các giao dịch, với khối lượng có thể nhấn chìm các mạng tập trung – hiện đang hoạt động ở công suất dưới mức chuẩn.
Các giao dịch này có thể được tạo điều kiện thông qua các giao thức lớp hai hoạt động trên blockchain như Lightning Network, Liquid của Blockstream và mạng Plasma của Ethereum, cung cấp khả năng mở rộng và bảo hiểm cần thiết. Một mảng mà blockchain có thể hoạt động hiệu quả nhất là giúp lượng dữ liệu lớn được truyền qua mạng.
Việc sử dụng các giao thức phi tập trung như InterPlanetary File System (IPFS), có thể là điều rất quan trọng để đảm bảo mức độ bảo mật mạnh hơn so với các lựa chọn thay thế tập trung hiện tại. Ngoài ra, do dữ liệu được lưu trữ trong các giá trị băm trên IPFS, với các liên kết chỉ đến bộ lưu trữ ngoài, mọi sự giả mạo dữ liệu sẽ chỉ thu hút sự chú ý về một cuộc tấn công.
Công nghệ blockchain cũng đóng vai trò bảo vệ mạng thông qua các mô hình ủy thác phân tán được khóa bằng xác thực truy cập. Các hoạt động như xác minh và xác thực người dùng cũng có thể được hỗ trợ bằng các hợp đồng thông minh. Khi việc triển khai 5G đạt được động lực trên toàn thế giới, blockchain có thể sẽ chứng kiến việc áp dụng được gia tăng đáng kể.
- TomoChain giới thiệu giao thức bảo mật TomoP nâng cao hiệu suất và khả năng ẩn danh cho giao dịch
- ISIS hiện đang thử nghiệm ứng dụng nhắn tin dựa trên blockchain mới BCM sau khi bị cấm trên Telegram
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Beincrypto