Tương lai Bitcoin có lẽ là một trong những chủ đề được thảo luận ‘rôm rả’ nhất trong cộng đồng tiền điện tử. Nó đã được cho là sẽ “chết” chính xác 371 lần theo Bitcoin Obituaries. Tuy nhiên, tiền điện tử lớn nhất thế giới theo vốn hóa thị trường vẫn sừng sững đứng đó sau mọi phong ba bão táp từ nhiều phía và tiếp tục phát triển sau mỗi chu kỳ giảm. Không bàn đến vấn đề kỹ thuật, dưới đây là 6 lý do soi rọi tương lai của Bitcoin và tại sao năm 2020 có thể trở thành một năm phát triển thịnh vượng.
Bitcoin Halving
Một trong những sự kiện được mong đợi nhất là Bitcoin Halving, sẽ diễn ra vào ngày 17/5/2020. Sau sự kiện này, phần thưởng cho những người khai thác sẽ bị cắt giảm một nửa, do đó ảnh hưởng đến nguồn cung Bitcoin nói chung. Đây sẽ là sự kiện halving thứ ba trong lịch sử Bitcoin tương đối ngắn.
Lần đầu tiên đã cắt giảm từ 50 BTC xuống còn 25 BTC vào năm 2012. Lần thứ hai diễn ra vào tháng 6/2016 và chia đôi còn 12.5 BTC. Đương nhiên, phần thưởng khối trong đợt halving sắp tới sẽ còn 6.25 BTC mỗi khối.
Sau mỗi lần halving trước đó, giá Bitcoin đã tăng đáng kể. Điều này không phải là bất ngờ, vì kinh tế học cơ bản quy định rằng khi nguồn cung tài sản giảm nhưng cầu vẫn giữ nguyên hoặc tăng thì giá ắt hẳn sẽ leo thang.
So sánh với vàng
Các thị trường truyền thống đã có một tháng khá hỗn loạn cho đến nay. Từ đó, nhiều người đặt BTC và vàng lên bàn cân. Thật thú vị, vàng được xem là hàng rào bảo vệ nhà đầu tư trước tình hình thị trường chứng khoán suy giảm và giá đã tăng đáng kể. Trong khi đó, giá Bitcoin cũng không hề tỏ ra thua kém. Trên thực tế, nhiều người đề xướng và các chuyên gia trong ngành đã chào mời tiền mã hóa như một tài sản bảo đảm an toàn trước bối cảnh thị trường truyền thống đang lao dốc.
Tranh cãi về Libra
Tiền điện tử của Facebook được cho là sẽ ra mắt vào năm 2020 đã mang đến cho cộng đồng rất nhiều vấn đề cần bàn bạc. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng Libra đã giúp BTC và tiền điện tử nói chung được chú ý nhiều hơn.
Quan trọng hơn, Libra có được sự chú ý của các nhà quản lý. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều nghe đến một vài phiên điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề này. Hơn nữa, ngay cả Bộ trưởng Bộ Ngân khố của Anh cũng nói rằng họ không có ý định ngăn chặn Libra hoặc công nghệ blockchain nói chung.
Lạm phát
Siêu lạm phát là mối đe dọa lớn đối với nhiều quốc gia, trong đó, Venezuela và Iran là những ví dụ điển hình trong vài năm qua. Trong khi Bitcoin còn lâu mới được chấp nhận hàng loạt thì nó có thể là lối thoát cho một số quốc gia đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế của họ.
Một điều cần lưu ý về Bitcoin nói riêng là nó có tỷ lệ lạm phát được lập trình sẵn, ở mức 3.74% mỗi năm và không thay đổi, không giống như lạm phát trong thị trường tiền tệ truyền thống.
Chấp nhận hàng loạt
Như đã đề cập ở trên, Bitcoin còn một chặng đường dài trước khi đạt được sự chấp nhận hàng loạt. Tuy nhiên, tình hình hiện tại rất khả quan ở New Zealand. Quốc gia này cho phép người sử dụng lao động trả lương bằng Bitcoin và họ sẽ bị đánh thuế theo cách tương tự. Hơn nữa, có khá nhiều công ty ‘khổng lồ’ tham gia vào không gian như Facebook, Overstock và Twitter.
Sự khan hiếm
Giao thức đầu tiên của Bitcoin chỉ có 21,000,000 BTC được khai thác và ra đời. Vì nó không giới hạn, có sự tương đồng với bạc và vàng, cũng có nguồn cung hạn chế nên số lượng chính xác chưa xác định được. Mặc dù có khả năng tương tự nhưng có thể chuyển tiền Bitcoin chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Trong một thế giới kỹ thuật số, đây có thể là lợi ích lớn nhất cho tất cả chúng ta.
Hơn nữa, Bitcoin dự kiến sẽ bắt kịp với vàng và bạc về tỷ lệ lưu lượng chứng khoán, có khả năng đẩy giá của nó lên cao hơn nhiều.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Bitcoin giảm xuống dưới mức cao 8.000 đô la hiện nay “rất khó xảy ra”
- 3 lý do khiến giá Bitcoin rất khó quay lại mức ATH 13,800 đô la năm 2019
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Cryptopotato