Bitcoin đang dần được xem là một kho lưu trữ giá trị, ngay cả các chính trị gia Hoa Kỳ hiện cũng chấp nhận khái niệm này do các nhà đầu tư ngày càng cảnh giác với tiền fiat và xu hướng mất giá. Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu làm ‘bay hơi’ hàng tỷ đô la Mỹ trên thị trường chứng khoán, khiến các nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn.
7 nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính
Nguyên nhân có thể đơn giản hơn chúng ta nghĩ, trong đó, một số có thể phân bổ lại tài sản lớn trong hệ thống tài chính của chúng ta. Nhà quản lý quỹ Simon Dixon của Bitcoin Capital nhấn mạnh một số sự kiện có thể gây sụp đổ nền kinh tế tiếp theo.
Nợ chính phủ nằm ngoài tầm kiểm soát ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên toàn cầu bởi vì sử dụng thị trường tài chính để vay số tiền quá ‘khủng’. Theo đó, các chính phủ không thể chi trả khoản nợ tài chính và tất nhiên dẫn đến lợi nhuận âm. Mức nợ trần ngày càng tăng ở Hoa Kỳ do các khoản nợ vượt khỏi tầm kiểm soát có thể gây ra một cuộc khủng hoảng khác.
Nguyên nhân thứ hai có thể là các khoản nợ phát sinh từ thị trường chứng khoán thay vì tiêu dùng tự nhiên. Ngân hàng trung ương cũng bơm tiền vào thị trường bằng cách cho vay với lãi suất thấp thông qua các chương trình nới lỏng định lượng. Với hàng tỷ đô la Mỹ được đưa vào nền kinh tế, một số công ty lớn hơn có thể có lợi nhuận quá cao và cho phép họ tung ra các chương trình mua lại cổ phiếu. Những sự kiện này có thể khiến các nhà đầu tư rời khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu.
Một động thái toàn cầu hướng tới tiết kiệm không khuyến khích đã dẫn đến lãi suất âm ở nhiều quốc gia. Ngân hàng dự trữ một phần, theo đó ngân hàng không cần tiền gửi để phát hành khoản vay, cũng góp phần vào các khoản nợ quá mức và thiếu tiền gửi tiết kiệm.
Chính phủ không đủ khả năng thanh toán các chế độ lương hưu cũng có thể trở thành một nguyên nhân. Thay vì sử dụng số tiền để chi trả lương hưu để đầu tư vào các loại tài sản có rủi ro thấp hơn như trái phiếu nhưng vì lợi suất cao hơn, họ sẽ tham gia vào các nhóm rủi ro cao như thị trường chứng khoán mà trong đó chỉ có nợ và nợ.
Quá phụ thuộc vào các khoản vay sinh viên, theo đó sinh viên được hứa rằng một khi đủ bằng cấp họ sẽ có công việc tốt hơn để trả hết nợ, dẫn đến có quá nhiều bằng cấp và thạc sĩ nhưng chu kỳ nợ vẫn tiếp diễn. Các ngân hàng cũng khuyến khích rút ngắn chu kỳ nợ bằng cách cung cấp các khoản vay lãi suất thấp càng làm trầm trọng thêm bối cảnh khủng hoảng nợ.
Nợ thẻ tín dụng cũng đang gia tăng. Rất nhiều người đang tái phân bổ các khoản vay và thế chấp thông qua hệ thống thẻ tín dụng trả nợ. Nhưng họ lại không có ý định trả hết. Điều này có thể dẫn đến nguyên nhân hoặc hệ thống rủi ro khác trong cuộc khủng hoảng thẻ tín dụng.
Sự phụ thuộc quá mức vào thị trường bất động sản cũng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế. Các ngân hàng có thể in tiền dựa vào các tài sản có rủi ro thấp hơn như tài sản phát hành để thế chấp. Các ngân hàng cũng khuyến khích những người có xếp hạng tín dụng thấp hơn vay vốn (thế chấp dưới chuẩn) để sở hữu tài sản riêng của họ. Điều này cũng tạo ra giá giả và cảm giác an toàn sai lầm cho những người thế chấp.
Tỷ lệ chấp nhận Bitcoin sẽ tăng lên
Bất kể nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân này cũng có thể gây ra cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính hiện tại, dẫn đến sự phân phối tài sản lớn. Bitcoin có rất nhiều điểm mạnh để giải quyết những nguyên nhân này. Với nguồn cung hữu hạn, sự kiện halving, tính toàn vẹn toán học, miễn dịch với các hệ thống chính trị, ngân hàng và ngày càng được Nhà nước, thể chế quan tâm nhiều hơn, BTC có thể là nơi dừng chân lý tưởng khi bức tường tài chính sụp đổ một lần nữa.
- Bitcoin sau khi halving sẽ đạt 100,000 đô la vào năm 2020? Điều đó không có khả năng
- Bitcoin là ‘ác ma sinh ra khủng hoảng tài chính’
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Bitcoinist