Hoa Kỳ đang ở tại thời điểm then chốt khi Nhà Trắng gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế và tạo lợi thế trước cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Động thái này chắc chắn sẽ làm tăng tình trạng lạm phát. Kể từ năm 2008, 12 nghìn tỷ đô được bơm vào nền kinh tế Hoa Kỳ thông qua việc nới lỏng định lượng. Quả thật là một con số đáng kinh ngạc trong thời gian ngắn như vậy. Lạm phát là một ‘kẻ cướp’ từ từ và thầm lặng, giống như luộc một con ếch cho đến chết, con ếch khi bị ném vào nồi nước nóng sẽ nhảy ra ngay lập tức, nhưng cho vào nồi nước lạnh và đun sôi dần, nó sẽ không nhảy ra và từ từ bị luộc chín.
Và con người chúng ta cũng như vậy, đang bị những NHTW luộc chín bằng cách giảm lãi suất và in thêm tiền, tiền của bạn sẽ bị mất dần giá trị, công sức lao động của bạn bị cướp dần đi nhưng bạn không cảm nhận được, và dần dần thích nghi với độ sôi của nước và trở thành mồi nhậu của giới tài phiệt và các chính trị gia tham lam.
Nhưng bảng kê hiện tại so với năm 2008 có rất nhiều khác biệt. Tất cả các loại tiền điện tử đều tăng lên, trong đó phải kể đến Libra sắp ra mắt. Chỉ riêng Bitcoin đã tăng 200% trong năm nay và là đồng tiền điện tử đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, BTC cũng ảnh hưởng đến lạm phát. Theo Tyler Gallagher, CEO và người sáng lập Regal Assets, nhiều công ty khổng lồ sẽ học tập Facebook và cung cấp tiền kỹ thuật số của riêng họ. Trong 10 đến 20 năm tới, một công ty không có token cũng giống như một công ty không có trang web ngày nay.
Bất cứ khi nào thị trường được chống đỡ bằng một dòng tiền lớn do có tác động của con người thì chắc chắn sẽ có một điểm đột phá khi số tiền đó bắt đầu lưu hành. Quá trình này bắt đầu trong suốt “đợt bùng nổ tiền điện tử” năm 2017, là lúc một loại tiền hoàn toàn mới xuất hiện, khiến nhiều người trở thành triệu phú chỉ sau một đêm. Đây cũng là một hình thức lạm phát.
Nếu các ngân hàng tung 10 nghìn tỷ đô vào nền kinh tế thì chắc chắn sẽ dẫn đến lạm phát. Khi hàng tỷ tiền điện tử càng được lưu hành nhiều trong thế giới của riêng nó và dòng tiền 10 nghìn tỷ đô càng ít được giao dịch qua ngân hàng và trên Phố Wall thì tiền điện tử có khả năng đẩy nhanh hậu quả của lạm phát bằng cách đưa loại tiền tệ mới vào lưu thông trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, để vượt qua thời kỳ lạm phát mới chớm nở, tiền điện tử tạo cơ hội để ổn định nền kinh tế toàn cầu bởi vì giống như vàng, thợ mỏ chỉ có thể khai thác một lượng nhất định. Hơn nữa, đây là khoản đầu tư đầu tiên mà bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể mua bất cứ lúc nào, miễn là họ có quyền truy cập vào internet. Ví dụ: nếu bạn sống ở Argentina, bạn có thể mua đô la Mỹ bất cứ khi nào bạn muốn. Bạn cần một người môi giới nhưng Sở giao dịch chứng khoán New York đóng cửa, tiền điện tử thì không bao giờ như vậy. Nó là phương thức đầu tư 24/7.
Ngoài ra, hậu quả của lạm phát sẽ không nặng nề như giảm phát. Ít nhất, lạm phát cho phép chúng ta trụ vững một chân đủ lâu trong cuộc chơi để đưa ra một chiến lược tốt hơn. Giống như một người có được thẻ tín dụng và tiếp tục sống mặc dù nợ nần đang đeo bám. Nền kinh tế toàn cầu có thể sử dụng lạm phát như một cách để kéo dài thời gian trong lúc chúng ta đang tìm giải pháp tốt hơn.
Tôi tin rằng giải pháp đó là tiền điện tử. Trong vòng 10 đến 20 năm tới, hệ thống tiền tệ của chúng ta có thể sẽ chạm điểm lạm phát ‘khổng lồ’ đến mức bắt buộc phải có một số cải cách tiền tệ. Khả năng đồng Euro hoặc đô la Mỹ sụp đổ có thể cần đến sự phát triển của tiền điện tử quốc gia. Có thể thời điểm hiện tại chúng ta đang đứng chính là khúc dạo đầu với sự ra đời của các loại tiền điện tử công ty như đồng Libra của Facebook.
Cùng với công nghệ blockchain, tiền điện tử quốc gia có thể minh bạch hóa chi tiêu của chính phủ và góp phần ngăn chặn tiền ‘bẩn’ xâm nhập vào các hoạt động tài chính chính trị, buôn bán ma túy bất hợp pháp và hoạt động tội phạm. Sự thay đổi tiền tệ theo hướng tiền điện tử sẽ kích thích sự phát triển công nghệ và văn hóa theo cấp số nhân để số hóa càng nhiều các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Một ngày nào đó trong tương lai gần, con người có thể đi khắp thế giới mà không mang theo ví hoặc thậm chí điện thoại di động. Khi đó, tiền điện tử tự nhiên trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực của chúng ta.
- Bitcoin và chợ đen Fiat: Siêu lạm phát đè bẹp Venezuela khi sự mất giá toàn cầu gia tăng
- Lỗi lạm phát vẫn là mối nguy hiểm cho hơn một nửa số full-node của Bitcoin
Minh Anh
Tạp Chí Bitcoin | Forbes