Bitcoin có thuộc phạm vi điều chỉnh của Bản sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ đầu tiên không?

Updated: 28/08/2019 at 13:00

bitcoin-co-thuoc-pham-vi-dieu-chinh-cua-ban-sua-doi-hien-phap-hoa-ky-khong

Có một khái niệm tồn tại trong không gian tiền điện tử mà chắc hẳn bạn chưa từng nghe thấy: Bitcoin là mã, mã là lời nói và lời nói thì được bảo vệ theo luật pháp Hoa Kỳ. Chúng tôi đã yêu cầu các chuyên gia pháp lý về quyền kỹ thuật số, Bản sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ đầu tiên và tiền điện tử nhận xét về tuyên bố này.

Các tuyên bố căn cứ vào lập luận từ trước thời Bitcoin, vốn coi phần mềm là tự do ngôn luận và do đó khẳng định nó cần được Bản sửa đổi lần thứ nhất bảo vệ. Chủ đề này lần đầu tiên thu hút sự chú ý của công chúng vào năm 1999, khi nhà xuất bản kỹ thuật số Eric Corley kiện Universal City Studios Inc. vì đã xuất bản mã nguồn giải mã DVD.

Đề cập đến trường hợp đó vào năm 2001, thẩm phán Jon O. Newman của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ tuyên bố: “Khi các nhà soạn thảo Bản sửa đổi thứ nhất cấm Quốc hội đưa ra bất kỳ luật nào ‘rút ngắn quyền tự do ngôn luận’, họ không nghĩ về máy tính, chương trình máy tính hay Internet”.

Tuy nhiên, Neil Richards, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về luật quyền riêng tư và thông tin, cũng như quyền tự do ngôn luận, đã lập luận vào năm 2016 rằng: “nhận định ‘mã hóa = ngôn luận’ là một lời ngụy biện vì viết mã cho một loại virus độc hại không giống như viết một bài xã luận trên tờ New York Times”.

Bản sửa đổi đầu tiên của Hoa Kỳ có thể quy định tính hợp pháp của Bitcoin dưới dạng tự do ngôn luận không?

Mặc dù một số tòa án đã công nhận mã là ngôn luận nhưng Tòa án Tối cao không chấp nhận vấn đề này. Cá nhân tôi nghĩ rằng mã có thể được sử dụng để diễn đạt, truyền đạt ý tưởng và do đó có thể được xem như một hình thức ngôn luận. Nhưng liệu ‘ngôn luận’ đó có được Bản sửa đổi đầu tiên bảo vệ hay không là một vấn đề khác. Không phải mọi kiểu nói đều thuộc phạm vi điều chỉnh. Ví dụ: nếu bạn đe dọa tính mạng của ai đó hoặc thuê một kẻ tấn công, bạn chắc chắn sử dụng đến lời nói, nhưng Bản sửa đổi đầu tiên sẽ không bảo vệ điều đó. Có những lúc lời nói trở thành hành vi – khi đó không chỉ là sự thể hiện ý tưởng, mà là một hành động – và thường thì Chính phủ điều chỉnh hành động nhiều hơn là lời nói.

Sử dụng mã để tạo trò chơi video có thể được coi là một hành động thể hiện ra bên ngoài, được Bản sửa đổi đầu tiên bảo vệ nhưng để kích hoạt các cuộc tấn công thì không. Sử dụng blockchain để quyên góp tiền cho sự nghiệp chính trị có thể được Bản sửa đổi đầu tiên bảo vệ, nhưng sử dụng để thực hiện hợp đồng thông minh thì có thể không.

Có phải ‘ngôn từ’ Bitcoin thuộc phạm vi điều chỉnh của Bản sửa đổi đầu tiên? Có lẽ không phải theo cách mà một số người đang tranh cãi.

Họ lập luận như sau: mã là lời nói và vì Bitcoin là mã nên Bitcoin là lời nói. Vấn đề ở đây là mã đôi khi chỉ được bảo vệ dưới dạng tự do ngôn luận – cụ thể là khi quy định ảnh hưởng đến việc sử dụng mã như một hình thức biểu đạt. Nhưng mã nói chung không được bảo vệ với mục tiêu sử dụng như một chiếc máy.

Ví dụ, Quốc hội thường không thể ngăn các nhà khoa học máy tính trao đổi mã để thể hiện ý tưởng thuật toán của họ, nhưng Quốc hội có thể điều chỉnh tốc độ tối đa của ô tô ngay cả khi phải yêu cầu các nhà sản xuất ô tô thay đổi mã được sử dụng để thiết lập tốc độ đó.

Bitcoin được tạo thành từ các số 1 và số 0, nhưng những bit đó thường không có ý nghĩa, trừ khi được xem là tiền tệ thông thường. Vì lý do đó, Quốc hội rất có thể điều chỉnh Bitcoin theo cách điều chỉnh mọi loại tiền tệ khác bằng cách áp đặt các quy định tài chính tương tự miễn là không vi phạm các biện pháp bảo vệ các khoản đóng góp và chi tiêu chính trị.

Nói tóm lại, Bitcoin được tạo thành từ những số 1 và số 0 không thể tự có được những đặc tính cần thiết để được bảo vệ dưới dạng tự do ngôn luận.

Hãy tạm thời gác lại câu chuyện về các biện pháp bảo vệ IP cho mã và ý nghĩa của Bản sửa đổi đầu tiên, câu hỏi thực sự hấp dẫn là liệu có nên bảo vệ các khoản thanh toán ẩn danh theo học thuyết tự do ngôn luận hay không?

Trong lịch sử Hoa Kỳ, các vụ việc truy tố hệ thống thanh toán rất được chú trọng. Điển hình trong thời gian gần đây là các vụ truy tố Hawala sau khi Đạo luật Yêu nước được thông qua và được áp dụng vào Liberty Reserve.

Tuy nhiên, chúng tôi (hoặc SCOTUS) đã quyết định tiền cần được coi là lời nói. Và rõ ràng tiền là một yếu tố quan trọng của quyền tham gia chính trị, được lập ra vào năm 1976 tại Buckley v. Valeo. Nhưng chúng ta có thực sự muốn xã hội xử phạt các quỹ tài chính chính trị ẩn danh không?

Phép tam đoạn luận rất hấp dẫn: mã là ngôn luận; ngôn luận được Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ; do đó, blockchain được Bản sửa đổi đầu tiên bảo vệ.

Nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng khi nào thì các tòa án Hoa Kỳ sẽ chấp nhận logic này và chấp nhận đến đâu. Nguyên nhân là do có liên quan đến cuộc tranh luận dai dẳng về việc Bản sửa đổi đầu tiên bảo vệ lời nói hay hành động.

Càng nhiều mã được coi là có tính ‘chức năng’ thì càng có nhiều người tìm cách điều chỉnh nó. Trường hợp đầu tiên có thể dẫn chứng để kiểm tra lý thuyết “mã là ngôn luận’ là mã nguồn mật mã. Chức năng của nó là cho phép phát biểu bí mật hoặc ẩn danh, chính là điều mà Bản sửa đổi đầu tiên bảo vệ. Vẫn còn phải xem liệu các tòa án có chấp nhận lập luận tương tự cho tiền điện tử hay không.

Với lịch sử gắn liền với Silk Road và vô số tiền điện tử đang phải vật lộn với việc chấp nhận và biến động, công nghệ blockchain phải đối mặt với những thách thức về khả năng tương tác, mở rộng, nhận thức và các trường hợp sử dụng.

Có một vấn đề cơ bản về quyền riêng tư dữ liệu là chúng tôi không biết mình tương tác với trực tuyến với ai. Khi không có khả năng chứng minh bạn là ai, sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền, dẫn đến làn sóng bất đồng và mất lòng tin.

Thế giới kỹ thuật số hiện đại của chúng ta đã đưa những lỗ hổng này ra ánh sáng. Để giải phóng bản thân khỏi các hệ thống cũ dựa trên thông tin sai lệch, chúng ta phải thúc đẩy tính minh bạch và tin cậy. Muốn làm được như vậy thì phải cho phép mọi người kiểm soát tốt dữ liệu cá nhân, thông qua nhận dạng kỹ thuật số và zero knowledge proofs (bằng chứng không kiến thức).

Điều này cũng tốt cho kinh doanh. Không chỉ bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu giúp hạn chế gian lận mà còn củng cố uy tín thương hiệu. Đồng thời, với tư cách là các nhà công nghệ, chúng ta nên nỗ lực tạo ra các giải pháp tăng cường niềm tin và có thể chịu được thử thách của thời gian.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là có quyền tuyệt đối để phát hành mã và phát ngôn vượt quá quy định. Nói một cách rất chung chung, phát ngôn thương mại sai, gây hiểu lầm hoặc liên quan đến hoạt động bất hợp pháp (như rửa tiền, hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp tội phạm hoặc với mục đích lừa gạt người mua tiềm năng) không thực sự được Bản sửa đổi đầu tiên bảo vệ vì không có lợi ích chính đáng khi cung cấp cho người nghe những thông tin đó.

Do đó, khi một cơ quan (như FinCEN hoặc SEC) áp đặt các quy định và yêu cầu liên quan đến mã hóa, họ có thể sẽ thúc đẩy lợi ích công cộng đáng kể và không vi phạm Bản sửa đổi đầu tiên. Văn bản này chưa bao giờ đảm bảo bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn muốn, bất cứ lúc nào mà không phải gánh chịu hậu quả.

Mặc dù phần mềm có thể có ý nghĩa và đôi khi được bảo vệ dưới dạng lời nói, nhưng nó cũng có thể hoạt động, do đó, phải chịu sự điều chỉnh hợp lý hơn so với lời nói.

Quy định về tiền điện tử như tiền tệ hoặc chứng khoán không điều chỉnh nội dung mà thay vào đó là điều chỉnh chức năng của chúng.

Bản sửa đổi đầu tiên sẽ không bác bỏ quy định đó. Các mật khẩu là lời nói, nhưng là lời nói không thuộc phạm vi quy định.

Minh Anh

    Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Trong tuần qua, chúng ta đã thấy rõ rằng sự tăng trưởng của memecoin phụ thuộc phần lớn vào diễn biến chung của thị trường. Khi Bitcoin bứt phá, giá trị của các token có độ biến động cao cũng tăng theo, đưa tổng vốn hóa của nhóm memecoin vượt... ...

Tháng 7/2025 sẽ là thời điểm mà giới đầu tư khó có thể quên được khi Bitcoin vượt đỉnh lịch sử mới trên 120.000 USD, biến nhiều holder kiên nhẫn trở thành triệu phú. Tuy nhiên, tháng 7 này cũng chứng kiến các khoản thua lỗ do thanh lý hợp... ...

Các sản phẩm đầu tư crypto đã ghi nhận dòng tiền mạnh trong tuần giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Bitcoin tăng vọt lên mức đỉnh lịch sử 123.095 đô la. Theo báo cáo từ CoinShares vào thứ 2, các sản phẩm ETP tiền điện tử trên toàn cầu... ...

Thị trường crypto đang được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ mức cao nhất mọi thời đại (ATH) mới nhất của Bitcoin. Khi Bitcoin vượt mốc 123.000 đô la và tiến sát ngưỡng 124.000 đô la, một số altcoin cũng có thể tận dụng đà tăng này để bứt phá.... ...

Ethereum (ETH) hoàn toàn có thể đạt mức 1,5 triệu USD mỗi token trong tương lai và đợt tăng giá tiếp theo có thể “khiến cả thị trường bất ngờ”, theo nhận định từ Eric Jackson – nhà sáng lập quỹ đầu tư EMJ Capital. “Phân tích của chúng tôi... ...

Thị trường tiền điện tử đã duy trì đà tăng trưởng từ tuần trước và tiếp tục tăng cao vào sáng thứ Hai. Đà phát triển này có khả năng sẽ tiếp tục nếu báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ trong tuần này cho thấy những tín hiệu tích... ...

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiềm ẩn, Bitcoin đang dần khẳng định vị thế của mình không chỉ là một tài sản công nghệ mà còn là một biện pháp phòng ngừa tài chính quan trọng. Theo Markus Thielen, giám đốc nghiên cứu của 10x Research, Bitcoin hiện... ...

Hôm nay, thị trường crypto chứng kiến một sự bùng nổ mạnh mẽ khi Bitcoin vọt lên mức cao kỷ lục mới, kéo theo sự tăng trưởng đáng kể của nhiều đồng tiền khác. Tuy nhiên, điều này lại phản ánh một bức tranh đối lập rõ nét: Trong khi một... ...

Khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) chuẩn bị nâng cấp hệ thống thanh toán của mình bằng cách chuyển sang tiêu chuẩn ISO 20022, các chuyên gia trong ngành đang chuyển sự chú ý vào token XRP gốc của Ripple. Đây không chỉ là sự thay đổi... ...

Pi Coin hiện đang giao dịch gần ngưỡng hỗ trợ quan trọng sau một tuần giao dịch trầm lắng. Tại thời điểm viết bài, giá PI ở mức 0,47 đô la và đang gặp khó khăn trong việc duy trì trên mức 0,44 đô la. Mặc dù các chỉ số... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode