Dòm ngó vào khối tài sản kếch xù của những người siêu giàu có là một trò tiêu khiển khá phổ biến với những thành phần ít tiền hơn trong xã hội. Nhiều thế kỉ đã trôi qua, với năm 1849 đánh dấu sự ra mắt của Who’s Who, một sách hướng dẫn dài 250 trang “của những nhân vật đáng chú ý và có tầm ảnh hưởng đến từ mọi tầng lớp xã hội trên thế giới”. Nhiều năm gần đây, Forbes đã chịu trách nhiệm đưa ra danh sách những người giàu nhất mỗi năm với các thông tin về cuộc sống của họ. Theo dự đoán, ấn phẩm này của Mỹ giờ đây còn tung ra phiên bản danh sách những người giàu có trong giới Crypto riêng cho mọi người tìm hiểu. Mặc dù một cái tên không xuất hiện trong danh sách, nhưng lại là người nổi tiếng và giàu có nhất trong tất cả, đó là Satoshi Nakamoto.
Đùn cát của những “đại gia” Crypto
Sẽ thật tuyệt khi giả vờ rằng sự phân cấp và tách biệt về tiền và quyền là động lực chính thúc đẩy mọi người đổ xô vào Crypto. Tuy vậy, sự thật phũ phàng hơn nhiều. Tìm kiếm Vitalik Buterin hay bất cứ nhân vật lớn trong giới tiền mật mã nào và thông tin về “giá trị ròng” của họ chắc chắn sẽ kèm theo. Sự tò mò của con người là một động lực thôi thúc mạnh mẽ và tiền bạc – ở tất cả các dạng – là nam châm tự nhiên của sự ghen tỵ và tò mò.
Do tính không ổn định của tiền mật mã, nên việc đưa ra giá tiền chính xác đối với tài sản của người đăng kí là chuyện không thể, Forbes thừa nhận và nhận định rằng: “Gần như chắc chắn là chúng tôi sẽ bỏ lỡ mất ai đó và một số ước tính của chúng tôi có thể là sai lầm.” Điều này khá đúng khi chúng tôi đưa ra danh sách Forbes 400 những người giàu nhất nước Mỹ vào năm 1982. Vào thời điểm đó, mọi người nói rằng chúng tôi không thể và không nên xuất bản bài báo đó. Nhưng chúng tôi vẫn làm, với niềm tin tạo ra một thế giới tốt hơn bằng cách “lật mặt nạ” vô hình của những người giàu có.
Mặt khác, trang này cũng cho biết: “Khối tài sản lớn như vậy không bao giờ nên được nấp trong bóng tối.” Đây là một khẳng định gây tranh cãi, cái mà những người ủng hộ sự riêng tư – những người có nhiều trong cộng đồng Crypto – không đồng tình. Dĩ nhiên, Blockchain là công khai và có thể kiểm được soát đầy đủ, nên việc che giấu một khối lượng lớn tài sản tiền mật mã là chuyện vô cùng khó. Những nhân vật như Vitalik Buterin, người trước đó đã phản đối sự tham lam mà hiện nay là một bệnh dịch trong ngành công nghiệp này, sẽ không vui vẻ gì khi có tên trong danh sách này, nhưng chắn chắn sẽ phải công nhận rằng càng nhiều tiền thì càng được chú ý.
Tài sản Crypto đổ vỡ
Để có một tấm vé lọt vào danh sách những người giàu nhất trong giới Crypto của Forbes, cần phải có tối thiểu 350 triệu đô – hoặc khoảng 41.000 BTC với giá hiện tại. Chris Larsen và Brad Garlinghouse của Ripple dĩ nhiên đều có mặt trong danh sách, nhưng rất dễ để tạo ra tài sản khi bạn tạo ra 100 tỉ đơn vị tiền mật mã riêng và có khối lượng nguồn cung lớn cho kho bạc của các công ty. Không nghi ngờ gì về việc cả hai đều là những tỉ phú, mặc dù thực tế không thể tính khối tài sản XRP khổng lồ của họ trong một sớm một chiều được.
Cũng đúng khi nói rằng Larsen và Garlinghouse sẽ không phải vật lộn để trả hoá đơn trong thời gian sớm, hay một các tên khác trong danh sách là Brian Amstrong – CEO của Coinbase cũng vậy. Anh em sinh đôi Winklevoss có mặt trong danh sách một cách rất tự nhiên cùng với những cái tên đình đám như Michael Novogratz, Charles Hoskinson của Cardano and Dan Larimer – nhà sáng lập của EOS. Điều thú vị nhất về danh sách này, mặc dù không phải điểu bất ngờ, là độ tuổi trung bình của các thành viên là 42, so với 67 trong danh sách truyền thống của Forbes. Cả hai danh sách này đều chủ yếu là những người đàn ông da trắng, nhưng trong danh sách Crypto, họ có ít nếp nhăn hơn.
Thú vị là những người trong danh sách Crypto không làm gì để nâng cao hiểu biết về Crypto hay sự trân trọng của họ với sức mạnh dễ thay đổi của mình. Những người đàn ông trong danh sách này có niềm tin vào tiềm năng của tiền mật mã khi bạn bè của họ đều phủi chúng khỏi tay, và do đó họ được trao thưởng xứng đáng với công sức bỏ ra. Với tất cả sự thô tục, danh sách những người giàu nhất trong giới Crypto của Forbes sẽ trở thành những thành phần quan trọng mang lại cho truyền thông đại chúng một góc nhìn về tiền mật mã để giúp công chúng có thể hiểu hơn về đồng tiền này, và mang lại cho cộng đồng Crypto nhiều điều để tranh cãi, không chỉ về những nhân vật hạng nhất và cả những con cá voi vắng mặt trong giới Crypto.
Nói về cá voi, vào năm 2015, 95% cổ phần trong Forbes đã được Intergrated Whale Media Investments mua lại. Một tập đoàn vốn sở hữu công và tư có trụ sở tại Hồng Kông, đứng đầu bởi nhóm các nhà đầu tư Trung Quốc, trong một trận chiến pháp lý kéo dài với Forbes do tập đoàn này không thể trả lãi đúng hạn cho giao dịch trị giá 415 triệu đô. Cuối cùng, vấn đề đã được hoà giải. Châu Á không có đủ nguồn cung cho danh sách người giàu nhất trong giới Crypto của Forbes, chỉ có CEO của Binance và Upbit.
Bạn nghĩ danh sách những người giàu nhất trong giới Crypto của Forbes là một bài viết giải trí ồn ào hay vô hại? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới.
Xem thêm: