Khi giá Bitcoin bắt đầu tăng chậm, câu hỏi đặt ra là liệu đáy mới nhất đã hình thành hay vẫn sẽ tiếp tục giảm?
Bài viết này sẽ cung cấp một số cái nhìn sâu sắc về những gì chúng ta có thể mong đợi d
Khoảng trống CME thấp hơn sẽ được lấp đầy
Trong phân tích tuần trước, khoảng trống CME cao hơn giá cuối tuần 7% và được lấp đầy vào ngày 4/12 như dự đoán khi nến 560 đô la xuất hiện từ đâu đó trong khoảng 7.240 đến 7.800 đô la trong vài phút.
Một điều đáng chú ý ở đây là mặc dù Bitcoin đã có được động thái bùng nổ như vậy nhưng chỉ duy trì trong vài giờ, trước khi trở lại mức trước đó. Với tình hình này, chúng ta hãy cùng xem xét khoảng trống cần được lấp đầy trong tuần tới.
Giá Bitcoin đóng trên bảng hợp đồng tương lai CME ở mức 7.495 đô la và Bitcoin đang giao dịch ở mức khoảng 7.514 đô la vào tối chủ nhật. Với hầu như không có sự khác biệt về giá trong tuần này, việc lấp đầy khoảng trống CME sẽ không dễ thực hiện trừ khi giá Bitcoin tiếp tục tăng.
Nếu Bitcoin tăng 200 – 300 đô la hoặc cao hơn trong suốt tuần, trader đặt lệnh long nên để mắt tới mức giá 7.495 đô la để tránh mọi ảnh hưởng gây khó chịu.
MACD hàng ngày lần đầu tiên giao cắt tăng trong một tháng
Một lần nữa chúng ta cùng nhìn lại triển vọng của tuần trước, chỉ báo hội tụ phân kỳ trung bình di động (MACD) có vẻ đã sẵn sàng giao cắt tăng. Như có thể thấy từ biểu đồ trên, giao cắt xảy ra đánh dấu sự kết thúc của xu hướng giảm hiện tại kể từ khi hình thành giao cắt giảm vào ngày 9/11.
Mặc dù chỉ báo MACD không thể đưa ra khoảng thời gian dự kiến cho giai đoạn tăng giá tiếp theo nhưng ít nhất nó sẽ di chuyển hướng lên trong thời điểm hiện tại. Những gì chúng ta có thể hy vọng tiếp theo là xu hướng được nhân rộng trên các khung thời gian cao hơn vì chỉ báo MACD hàng tuần này quyết định sự thành bại của Bitcoin.
Chỉ báo hàng tuần vẫn giảm
Chỉ báo hàng tuần rất có thể là chỉ báo tốt nhất mà mọi người sử dụng để xác định khi nào nên mua và bán Bitcoin. Kể từ tháng 10/2016, chỉ có 8 giao cắt xuất hiện trên biểu đồ: bốn tăng và bốn giảm. Chúng ta hiện đang chờ một giao cắt tăng khác.
Điều tôi quan tâm về mô hình MACD hiện tại là nó trông giống như mô hình tương tự vào khoảng tháng 4, tháng 5/2018, là giai đoạn mà nhiều chuyên gia gọi là đáy.
Những gì xảy ra tiếp theo sau đó là xu hướng giảm kéo dài hơn 10 tháng. Phải chăng lần này Bitcoin sẽ có hành động giá tương tự? Vậy còn miner, halving thì sao? Liệu tỷ lệ stock-to-flow mà mọi người đang rêu rao có thể là chất xúc tác cho một đợt tăng giá khác hay không?
RSI hàng tuần gần như giống hệt giữa thị trường gấu cuối cùng
Chỉ số RSI hàng tuần hiện cũng đang hiển thị mô hình giống như mô hình vào khoảng tháng 4, tháng 5/2018. Nếu mô hình tương tự tiếp tục, đáy sẽ diễn ra vào khoảng tháng 5/2020.
Điều này khá thú vị, khi xem xét cùng với sự kiện halving. Trong hai lần halving trước đây, giá Bitcoin thường tăng sau đó chứ không phải trước sự kiện.
Do vậy, cho đến nay, những tranh cãi về tỷ lệ stock-to-flow cũng như ảnh hưởng của sự kiện cắt giảm phần thưởng khối vẫn còn giá trị để xem xét. Nhưng giá Bitcoin đã giảm bao nhiêu trong giai đoạn cuối này? Điều đó có thể giúp chúng ta dự đoán đáy sắp tới là bao nhiêu không?
Hành động giá trước đây
Giá BTC/USD | Nguồn: Coinmarketcap
Trong 2 tuần đầu tiên của tháng 5/2018, giá BTC dao động trong khoảng từ 8.800 đến 9.900 đô la. Mức trung bình khoảng 9.500 đô la. Đáy của chu kỳ gấu này xảy ra vào ngày 8/2/2019 với mức giá 3,391 đô la.
Như vậy, giá đã giảm hơn 64%. Nếu áp dụng cho mức giá 7.514 đô la hiện tại của Bitcoin, chúng ta sẽ có đáy khoảng 2.705 đô la vào tháng 5/2020.
Tuy không có lý do thực sự để lịch sử lặp lại nhưng vẫn có một số lý do khiến xu hướng vần điệu, vì vậy có lẽ vài tháng tới chỉ trở nên tồi tệ hơn đối với tài sản kỹ thuật số.
Có khả năng xảy ra kịch bản tăng giá?
Tuần trước đã cung cấp rất nhiều cơ hội để Bitcoin bắt đầu tiếp cận phạm vi 10.000 đô la một lần nữa. Nhưng thật đáng buồn, sau khi khoảng trống CME được lấp đầy, giá không thể giữ được mức này. Do đó, Bitcoin cần duy trì mức giá lớn hơn 6.900 đô la với vai trò hỗ trợ trên chỉ báo Dải bollinger (BB) hàng tuần để có hy vọng lấy lại một số giá trị tích cực trước đó.
Nếu BTC/USD tăng trong suốt cả tuần, mức kháng cự quan trọng đối với bò là khoảng 9.200 đô la, sau đó có thể lật ngược xu hướng tăng của thị trường Bitcoin.
Kịch bản giảm giá
Sau bài viết này, có lẽ quý độc giả cũng đã nhìn thấy kịch bản giảm giá rõ ràng thế nào. Mức 6.900 đô la phải được bảo vệ. Nếu giá này bị breakdown, một đợt bán tháo mạnh mẽ sẽ đưa BTC xuống quanh khu vực 2.700 đô la trong vòng 5-6 tháng tới.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders mở ra cơ hội khổng lồ cho việc chấp thuận Bitcoin
- Khoảng trống giá Bitcoin là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến giá?
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph