Độ khó của khối Ethereum bắt đầu tăng trở lại vào tháng 11 năm 2016. Kể từ đó, các nhà phát triển đã buộc phải liên tục thực hiện các hard fork để duy trì mạng cho đến khi quá trình chuyển đổi sang thuật toán proof-of-stake (PoS) diễn ra.
Trước khi nâng cấp Istanbul, được thực hiện vào ngày 08/12, đội ngũ Ethereum đã quyết định hoãn lại “vụ nổ” của “difficulty bomb” (khoảng thời gian khó khăn), một số người tin rằng nó có thể dẫn đến sự khởi đầu của Ice Age (Kỷ băng hà). Điều này có thể xảy ra như thế nào và hậu quả sẽ ra sao nếu mạng Ethereum bị đóng băng?
Difficulty bomb và Ice Age
Khi sáng tạo Ethereum, ban đầu các nhà phát triển cho rằng nó sẽ hoạt động trên thuật toán đồng thuận proof-of-stake. Tuy nhiên, thực hiện ý tưởng này đòi hỏi nhiều thời gian hơn, vậy nên mạng đã được ra mắt dựa trên mô hình đồng thuận quen thuộc hơn: proof-of-work.
Đồng thời, các nhà phát triển đã thận trọng đưa một difficulty bomb vào Ethereum – tức là, một cơ chế sẽ dần dần làm cho quá trình tạo ra các khối mới trở nên phức tạp hơn, dần dần dẫn mạng về phía PoS.
Ban đầu, quả bom được cho là sẽ phát nổ sau khi Ethereum sẵn sàng hoạt động với thuật toán mới có tên Casper và kích thích Ice Age – giai đoạn chuyển tiếp trong đó việc khai thác coin mới sẽ trở nên khó khăn và không thu về lợi ích. Về mặt lý thuyết, quy trình này nên buộc các miner chuyển sang chuỗi mới, thay vì duy trì chuỗi cũ.
Tuy nhiên, do sự chậm trễ trong việc phát triển cơ chế PoS, quá trình chuyển đổi sang Ethereum 2.0 liên tục bị hoãn lại. Đồng thời, difficulty bomb đã nổ tung nhiều lần và đội ngũ Ethereum liên tục trì hoãn nó bằng cách thực hiện các hard fork, để không gây sợ hãi cho các miner, hỗ trợ sự ổn định của mạng trước thời hạn.
Mối nguy hiểm của hiện tượng Ice Age là gì?
Vitalik Buterin, một trong những người đồng sáng lập Ethereum, trước đó đã dự đoán sự sụp đổ của mạng sẽ diễn ra vào năm 2021, vì nó sẽ trở nên gần như đóng băng do một difficulty bomb. Tuy nhiên, các sự kiện và cột mốc trong dự án Ethereum đang phát triển nhanh hơn dự kiến, trong khi quá trình chuyển đổi sang mạng PoS không đáp ứng được thời hạn.
Vào tháng 04/2019, độ khó của mạng ETH bắt đầu tăng trở lại, với giá trị hiện tại là khoảng 2.498 terahash mỗi giây (với một TH/s tương đương với 1 tỷ hash mỗi giây). Hơn nữa, nếu xu hướng tăng trưởng vẫn như cũ, Ice Age có thể xảy đến nhanh hơn nhiều so với ngày dự kiến. Điều này có thể dẫn đến việc các miner rút tiền, giảm khả năng mở rộng và thậm chí là gây ra một sự cố mạng.
Các miner rút tiền
Việc trì hoãn hard fork Constantinople đến tháng 1 năm 2019 đã dẫn đến việc giảm số lượng ETH được khai thác mỗi ngày, do nguồn cung ETH đã giảm 35% chỉ sau hai tháng. Việc khai thác trở nên khó khăn hơn và kết quả là việc phát hành tiền điện tử hàng ngày đã giảm từ 20.000 ETH trong tháng 1 xuống còn 13.000 ETH trong tháng 3. Bây giờ, giá trị hàng ngày chỉ còn 11.872 ETH và sẽ tiếp tục giảm hơn nữa.
Tình hình hiện tại đang gây lo ngại cho các miner. Hơn nữa, những tháng tới sẽ trở nên quan trọng đối với ngành khai thác nếu các nhà phát triển và người tham gia mạng ETH không tìm được phương án thỏa hiệp.
Theo Susquehanna, một công ty thương mại toàn cầu, kể từ tháng 11/2018, khai thác ETH bằng video card đã đạt mức lợi nhuận bằng không. Trong vòng chưa đầy 1 năm rưỡi, lợi nhuận khai thác ETH trung bình hàng tháng trên mỗi GPU đã giảm từ 150 đô la xuống còn 0 đô la.
Thị trường bị ảnh hưởng không chỉ bởi sự khó khăn và cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành công nghiệp thiết bị khai thác, mà còn bởi sự vượt trội của Bitmain và các miner Antminer ASIC mới của họ. Một yếu tố quyết định khác là giá của tiền điện tử lớn thứ hai này, đã giảm khoảng 10 lần so với các mức đã được ghi nhận vào tháng 12/2017, khi nó đạt mức cao 1.401 đô la.
Việc kích hoạt difficulty bomb khiến việc khai thác trở nên không có lợi, dẫn đến các miner có thể sẽ rời khỏi mạng lưới, và các pool riêng lẻ sẽ thống trị thị trường. Ngay cả việc các miner rút một phần cũng có khả năng gây nguy hiểm cho tính bảo mật của blockchain Ethereum, cũng như tăng khả năng bị tấn công 51% – tương tự như vụ tấn công xảy ra trên mạng Ethereum Classic.
Đồng thời, nhiều miner đang đặt cược vào một bản cập nhật tiềm năng khác có tên ProgPoW. Nâng cấp này liên quan đến việc thay thế các thợ mỏ ASIC bằng các thiết bị truyền thống hơn như thẻ video. Tuy nhiên, việc thực hiện nó trong bản cập nhật Constantinople vẫn chưa được lên kế hoạch.
Đáng chú ý, trong trường hợp các miner tự nguyện từ chối hỗ trợ mạng, vẫn sẽ có những người đảm bảo hoạt động của nó – nhưng nếu Ice Age thực sự bắt đầu, việc khai thác sẽ trở nên bất khả thi.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng cơ chế difficulty bomb là một quy trình cần thiết được thiết kế để đảm bảo quá trình chuyển đổi sang PoS, và nó không nên khiến các miner sợ hãi. Ví dụ, Vlad Miller, CEO của nền tảng blockchain Ethereum Express, nói rằng nhiều miner vẫn có thể tiếp tục hoạt động:
“ETH chuyển đổi sang PoS là không thể tránh khỏi, đó còn là một bước không thể thiếu để phát triển Ethereum”.
Miller tiếp tục chia sẻ thêm rằng mặc dù thực tế là khai thác như hiện tại sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn, về lâu dài, sự thay đổi sẽ được chứng minh là xứng đáng vì chi phí điện sẽ được giảm thiểu và khả năng tấn công 51% sẽ thấp hơn. Ông còn cho biết thêm:
“Cả Ice Age hay Ethereum 2.0 đều không phải là dấu chấm hết cho các miner. Nhiều người trong số họ sẽ chuyển sang khai thác các đồng coin khác, chẳng hạn như Zcash hoặc Ethereum Classic. Những người đang khai thác Ether không cần quá lo lắng trong tương lai gần. Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo các thiết bị khai thác sẽ được trả lại trước khi quá trình chuyển đổi sang PoS được thực hiện”.
Khả năng mở rộng kém và sự cố về mạng
Đồng thời, việc tăng block time sẽ dẫn đến giảm khả năng xử lý dữ liệu của mạng Ethereum. Tuy nhiên, các giới hạn hiện tại đã được đặt chính xác khi tính đến block time và có thể được thay đổi nếu cần thiết. Tác động tiêu cực duy nhất có khả năng xảy ra là sự gia tăng thời gian xác nhận giao dịch. Mặc dù việc phát hành một khối trong mạng Bitcoin mất trung bình 10 phút, thời gian một phút có thể là một cách tiếp cận khả thi đối với Ethereum, đặc biệt nếu đó là biện pháp tạm thời.
Nếu hard fork bị trì hoãn một lần nữa, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến băng thông mạng và dẫn đến mức phí cao, vì độ phức tạp có thể tăng lên đến mức mà việc sản xuất một khối sẽ mất khoảng hai phút. Bây giờ, thời gian sản xuất khối Ethereum trung bình là khoảng 15 giây, với tỷ lệ hoa hồng ổn định ở mức nửa cent.
Độ khó khai thác ETH gia tăng theo cấp số nhân sẽ dẫn đến sự gia tăng thời gian khai thác của các đồng coin với các giá trị ngày càng cao. Như vậy, các khối sẽ được tạo ra chậm hơn và thời gian xác nhận giao dịch sẽ tăng lên, khiến mạng trở nên rất chậm hoặc thậm chí buộc nó ngừng hoạt động.
Giảm các dự án phi tập trung
Sự sụt giảm khả năng mở rộng của mạng Ethereum do cách tiếp cận của Ice Age có thể là thảm họa đối với các ứng dụng phi tập trung. Ngày nay, Ethereum là thiên đường của nhiều DApps – từ các trò chơi và dự án blockchain khác nhau với token của riêng họ cho đến các giải pháp tài chính phi tập trung ngày càng phổ biến.
Tuy nhiên, khi số lượng DApps tăng lên, mạng Ethereum sẽ bắt đầu gặp nhiều vấn đề hơn trong thông lượng giao dịch. Vào tháng 8, Buterin nói rằng blockchain Ethereum gần như đã đầy, đây là nguyên nhân gây lo ngại. Eric Conner, một người quản lý sản phẩm tại Gnosis – công ty đang phát triển các ứng dụng thị trường dự đoán – nói rằng DApps có thể cảm nhận được tác động của difficulty bomb.
“Dapps thực sự không có tác động trực tiếp nhưng vì có ít khối hơn một ngày, phí giao dịch trên mạng sẽ từ từ tăng lên, điều đó có nghĩa là qua thời gian, dapps sẽ trở nên đắt hơn khi sử dụng”.
Câu hỏi liệu các nhà phát triển Ethereum có thể tìm thấy sự thỏa hiệp trong tình huống này hay không vẫn chưa rõ ràng. Việc giải quyết vấn đề còn phức tạp hơn bởi những hậu quả có thể xảy ra của hard fork Istanbul. Một số dự án phi tập trung, như Aragon và Cyber Network, sợ rằng bản cập nhật sẽ phá vỡ hợp đồng thông minh của họ và làm tăng 30% chi phí hoạt động trong mạng.
Trì hoãn hay gỡ bỏ?
Tuần trước, đội ngũ phát triển Ethereum đã bàn luận về vấn đề trì hoãn difficulty bomb một lần nữa bằng cách đề xuất một hard fork có tên Muir Glacier. Cuộc thảo luận đã được tổ chức không chỉ giữa các nhà phát triển nền tảng, mà còn với các miner và những người tham gia thị trường khác.
Trong số các giải pháp khả thi được thảo luận có cả sự trì hoãn cơ chế difficulty bomb cũng như loại bỏ chúng hoàn toàn. Cụ thể, nhà phát triển Ethereum, ông Aleksey Akhunov tuyên bố rằng tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận từ việc sử dụng cơ chế này là không lớn tính đến nay.
Vào đầu năm, Afri Schoedon, một nhà phát triển trước đây của client Ethereum – Parity, đã đề nghị loại bỏ hoàn toàn difficulty bomb và loại cơ chế này khỏi giao thức để xóa đi nhu cầu liên tục trì hoãn:
“Cá nhân tôi cũng không muốn đối phó với difficulty bomb. Nếu loại bỏ nó, sự yên bình sẽ bao trùm xuyên suốt năm nay và rất có thể là cả trong năm tới. Vậy tại sao phải bận tâm?”
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này. Ví dụ, Marcus Ligi, người tạo ra ví Walleth Android, tin rằng việc gỡ bỏ difficulty bomb sẽ dẫn đến việc cập nhật mạng Ethereum được thực hiện ít thường xuyên hơn và do đó, các miner sẽ ít cập nhật phần mềm và thiết bị của họ.
Điều này dẫn đến hậu quả là, mạng sẽ chậm lại đáng kể và cũng sẽ có nguy cơ tẩy chay quá trình chuyển đổi sang các phiên bản cập nhật của blockchain ETH, đặc biệt là thuật toán PoS cuối cùng sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, Conner từ Gnosis phản đối việc loại bỏ hoàn toàn difficulty bomb, và cũng nhắc đến khả năng phản ứng tiêu cực xuất phát từ cộng đồng.
Khi nào Muir Glacier sẽ được mong đợi?
Trong khi các nhà phát triển Ethereum vẫn chưa đi đến thống nhất về một chương trình dài hạn để đối phó với difficulty bomb, trước mắt, họ đã quyết định hoãn cơ chế này trong một vài năm.
James Hancock, điều phối viên của Muir Glacier, cho rằng hard fork đẩy lùi quả bom “càng xa càng tốt”. Điều này sẽ cho các nhà phát triển thời gian để hiểu liệu có cần thiết phải sửa đổi cơ chế để hành vi của nó trở nên dễ đoán hay không và liệu tình hình có khác đi nếu loại bỏ nó hoàn toàn.
Theo Tim Beiko, giám đốc sản phẩm của công ty giải pháp blockchain PegaSys, hard fork sẽ được tung ra ở khối thứ 9,2 triệu, được tạo ra vào ngày 06/01/2020. Nếu Muir Glacier thành công, nó sẽ đóng băng quả bom cho đến khi 4 triệu khối khác được khai thác, điều đó có nghĩa là Ethereum sẽ không bị đe dọa bởi Ice Age tiềm tàng trong vài năm tới. Conner bày tỏ sự mong đợi của mình như sau:
“Sẽ không có nhiều tác động đáng kể trước khi khai thác khối 9,2 triệu. Điều tồi tệ nhất mà chúng ta có thể thấy sẽ là block times 18 giây, không đủ để tạo ra một vấn đề quá lớn”.
Hudson Jameson, một nhà phát triển cốt lõi của Ethereum Foundation, đã chia sẻ ý kiến tương tự, ông nói thêm rằng người dùng và các miner Ethereum nên biết rằng không có mối đe dọa nghiêm trọng nào sẽ được gây ra bởi difficulty bomb và tất cả những gì nó làm chỉ là làm tăng block times lên mà thôi. Ông cho biết:
“Mặc dù chắc chắn sẽ gây khó chịu, song nó không đáng để quá bận tâm và sẽ nhanh chóng được khắc phục trong Muir Glacier vào tháng 1. Chúng tôi luôn trì hoãn difficulty bomb trong quá khứ và có kế hoạch trở lại vào tháng 1 với việc nâng cấp mạng Muir Glacier. Sẽ có sự delay dài hạn được xây dựng trong code trì hoãn difficulty bomb tiếp theo. Chúng tôi cũng đang thảo luận về các lựa chọn khác nhau về cách xử lý difficulty bomb sau thời điểm nâng cấp Muir Glacier”.
- HardFork Ethereum: Tương thích ngược quan trọng đến mức nào?
- Những điều mong đợi từ Istanbul – hard fork Ethereum mới
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph