Các nhà kinh tế cho biết, sự tan rã của EU, kế hoạch Marshal (Kế hoạch phục hưng châu Âu hậu thế chiến II) thời hiện đại cho Hoa Kỳ và sự suy giảm nhu cầu kéo dài là những hậu quả tiềm tàng của cuộc khủng hoảng virus Corona.
Các ngân hàng trung ương đang đổ mồ hôi sôi nước mắt trước viễn cảnh suy thoái toàn cầu sắp xảy ra trong năm nay. Hôm thứ Tư, Ngân hàng TW Anh đã phản ứng với cú sốc kinh tế từ Covid-19 với việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp để trấn an các thị trường. Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu, Christine Lagarde đã đề xuất một cuộc khủng hoảng tài chính ngang bằng với năm 2008 sẽ xuất hiện ở châu Âu nếu Eurozone (khu vực đồng euro) không hành động sớm hơn.
Ngay cả trước khi cơn sốt bán ra của thứ Hai đen tối, khoảng 9 nghìn tỷ đô la đã bị xóa sạch khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu trong chín ngày, Ngân hàng TW Hoa Kỳ cho biết trong một lưu ý nghiên cứu vào tuần trước. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, đã không tránh khỏi cuộc tàn sát sau đó.
ông Mati Greemspan, người sáng lập trang web phân tích Quantum Economics cho biết. “Chúng ta nên nhìn vào diễn biến cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hiện tại để tính toán cách giao dịch trên thị trường tiền điện tử”, “Ít nhất cho đến khi chúng ta thấy một sự tách rời đáng kể giữa hai cái. Điều này có thể đến sau, một khi chúng ta hiểu thêm về tác động kinh tế và mất bao lâu để thấy một sự phục hồi nào đó …. Hiện tại có quá nhiều sự không chắc chắn để đưa ra bất kỳ loại tuyên bố nào”.
Vậy chuyện gì xảy ra tiếp theo? Chúng tôi đã nói chuyện với các chuyên gia tài chính và các nhà kinh tế để có cái nhìn của họ về 12 tháng tới và hơn thế nữa có thể tìm kiếm nền kinh tế toàn cầu và tiền điện tử.
Sự sụp đổ của cuộc khủng hoảng virus corona có thể lan rộng đến mức nào?
Các “perfect storm” (một tình huống cực kỳ tồi tệ trong đó nhiều điều tồi tệ xảy ra cùng một lúc, liên hoàn cước), một cuộc chiến tranh giá dầu và sự bùng phát của dịch virus corona, có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn, các chuyên gia tin rằng. Tác động cuộc khủng hoảng kinh tế của virus corona có thể kéo dài một năm và nhiều người lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu là không thể tránh khỏi. Ở nhiều nền kinh tế phương Tây, lãi suất dài hạn đã gần bằng 0. Mặc dù giảm lãi suất và 1,5 nghìn tỷ đô la được bơm vào hệ thống ngân hàng, các thị trường đang cho thấy hiện tượng khó hồi sinh.
Italia, nền kinh tế lớn thứ tám thế giới, đã chuyển sang các biện pháp đình chỉ thanh toán thế chấp để trấn an 60 triệu người đang bị cách ly. Tỷ lệ nhiễm virus corona của quốc gia hiện tại trong năm con số, với các ca bệnh nhiễm mới đứng đầu thế giớ, đã trở thành một thử nghiệm về cách làm thế nào một nền kinh tế phương Tây có thể chịu sự đóng cửa gần như toàn bộ đất nước.
Nhưng theo các chuyên gia khác. Quan điểm của họ về sự sụp đổ kinh tế toàn cầu sẽ lớn như thế nào.
“Cuộc khủng hoảng virus corona này khác với các cuộc khủng hoảng kinh tế thông thường mà chúng ta đã biết, Edward Cartwright, Giáo sư Kinh tế tại Đại học De Montfort, thành phố Leicester, Vương quốc Anh cho biết. “Thay vì giảm nhu cầu, khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của chúng ta bị hạn chế”. “Thật vậy, tình hình hiện tại gần giống với một thảm họa tự nhiên trong đó năng lực sản xuất của một nền kinh tế bị loại khỏi hành động trong một khoảng thời gian”.
Nền công nghiệp du lịch Ý đang rơi vào bờ vực phá sản | Ảnh CCN.
Có khả năng, điều này có nghĩa là nền kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng hiện tại về cơ bản không có gì thay đổi. Nhưng, có nhiều lý do để lo ngại, Cartwright cho biết: “Trước tiên, cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ đòi hỏi sự tham gia tích cực từ các chính phủ để thúc đẩy mọi thứ trong khi chúng ta chờ đợi những doanh nghiệp nhỏ và những người có thu nhập thấp rất dễ bị tổn thương. Thứ hai, có khả năng cú sốc về phía cung này có thể dẫn đến sự suy giảm kéo dài về nhu cầu”.
Nền kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và sự chậm lại nói chung. Vì vậy, có thể không dễ dàng chỉ để ‘trở lại bình thường’, ông nói thêm.
Zach Abraham là Giám đốc Đầu tư của công ty dịch vụ tài chính Bulwark Capital Management, đồng ý rằng tình hình kinh tế hiện tại là cực kỳ độc đáo, khác biệt và khó dự đoán.
“Đây là một tình huống khác so với năm 2008, nhưng theo một số trường hợp, điều đó khó dự đoán hơn nhiều vì các vấn đề gây ra bởi sự dư thừa đang diễn ra ở mọi thị trường”, ông nói. “Các biến là vô tận và hầu hết chúng không nên nóng vội vào lúc này”.
Covid-19 và cú sốc giá dầu sẽ không khiến mọi thứ sụp đổ, ông nói. Nhưng hiệu ứng knock-on chắc chắn có thể.
Chẳng hạn, giá dầu sẽ dẫn đến sự vỡ nợ đáng kể trong thị trường nợ doanh nghiệp.
Nhưng Stephen Moss, người sáng lập nền tảng đầu tư peer-to-peer Sourced Capital, đã lạc quan hơn. “Chúng ta đang chuẩn bị cho tác động và điều tồi tệ nhất thay vì xây dựng lại từ đầu, đó là một vị trí tốt hơn nhiều. Khi nó vượt qua, chúng ta sẽ thấy một cuộc chiến ngay lập tức trở lại như trước đó và mối đe dọa lớn nhất đối với thị trường hiện tại là sự không chắc chắn của những gì có thể xảy ra, không phải là thực tế của những gì có thể sẽ xảy ra”.
Mọi người đã lo lắng về bảo vệ công việc, theo một cuộc khảo sát được công bố hôm nay bởi mạng chuyên nghiệp ẩn danh Blind. Hơn một nửa số người được thăm dò lo ngại về vấn đề mất việc, đặc biệt là những người làm việc cho những công ty khổng lồ công nghệ như Google và Apple.
Kế hoạch Marshall của Mỹ cho thế kỷ 21
Trong thời gian gần đây, cái gọi là “great moderation”, ông thấy các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất, do đó, không có nhiều cơ hội cho việc di chuyển nhiều hơn để kích thích nền kinh tế.
“Tôi đang mong đợi các nước phương Tây sẽ đưa ra một số kế hoạch phi thường, giống như những gì chúng ta có thể thấy trong cuộc khủng hoảng năm 1929”. Nhà kinh tế học Paolo TASca, CEO của Trung tâm Công nghệ Blockchain của Đại học London cho biết. Nhưng ông nói thêm rằng không phải tất cả các nền kinh tế sẽ có sự xa xỉ này.
“Hoa Kỳ sẽ có thể thiết kế một loại Kế hoạch Marshall mới để đối phó với khủng hoảng”. TASca nói. Điều đó có thể bởi vì họ có một tiếng nói duy nhất. Ở Châu Âu, không có ngân sách chung, không có bảng cân đối chung, không có quân đội chung và những người tị nạn đang chống lại những rào cản mong manh của Hy Lạp để vào EU mà không thể.
Bất chấp nỗ lực ngăn chặn virus và sự thất bại của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, TASca không tin rằng quốc gia này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như châu Âu. Việc thiếu xét nghiệm và thực tế là nó có thể chết vì một căn bệnh khác, trong khi có virus corona, sẽ giúp làm mờ các tác động thực sự của căn bệnh này, ông nói. “Từ quan điểm hoài nghi, có thể có ích nếu không điều tra nguyên nhân chính xác của cái chết”.
My dad is a 77 yr old lifelong Republican. He loves Trump. He watches Fox News religiously.
He’s also a retired physician. After witnessing Trump’s handling of Coronavirus, he no longer supports him and says he’s lost his vote. He’s also done with Fox News.
This is huge.
— Stephanie Wittels Wachs (@wittelstephanie) March 11, 2020
Cha tôi là một đảng viên Cộng hòa trọn đời 77 tuổi. Ông yêu Trump.
Ông cũng là một bác sĩ đã nghỉ hưu. Sau khi chứng kiến Trump xử lý virus corona, ông không còn ủng hộ Trump nữa và nói rằng ông ta đã mất phiếu bầu.
Stephen Moss khuyên không nên quá hoảng loạn. “Tôi nghĩ rằng nó thật ngu ngốc khi nghĩ rằng chúng ta phải đối mặt với ngày tận thế của thị trường, ít nhất là trong giai đoạn này”.
Giống như tiền điện tử, các tài sản như dầu và vàng rất dễ biến động, ông giải thích. “Cuộc di cư ban đầu của các nhà đầu tư được thấy trong những tuần gần đây cho thấy chúng ta sẽ thấy sự biến động phía trước của nó do hậu quả của đại dịch COVID-19”. Nhưng ông nói thêm rằng đây cũng là một số thị trường phục hồi nhanh nhất.
Các nhà đầu tư sẽ chờ đợi đáy và gặt hái những thành quả
“Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng này, những người có thanh khoản sẽ kiếm được rất nhiều lợi nhuận sau đó, bởi vì họ sẽ mua với giá chiết khấu. Họ sẽ đợi cho đến khi thị trường chạm đáy”, TASca nói. “Điều này sẽ mở rộng sự khác biệt giữa giàu và nghèo”.
Với Bitcoin, TASca thậm chí còn tăng giá. “Nói chung, tôi nghĩ rằng Bitcoin vẫn là một nơi trú ẩn an toàn. Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ lý do nào để tin vào điều ngược lại”, ông nói. “Không có tín hiệu nào cho thấy sự việc tham gia thị trường gấu hoặc thị trường sẽ sụp đổ vào năm 2020”.
Edward Cartwiright cho biết. “Giá tài sản phản ứng như thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào tâm lý thị trường về hậu quả lâu dài của cuộc khủng hoảng”. “Một số công ty sẽ phá sản? Các công ty sẽ có thể có được chuỗi cung ứng và chạy trơn tru? Chính phủ sẽ phải tăng đáng kể các khoản vay? Hiện tại có rất nhiều điều chưa biết rằng các nhà đầu tư đương nhiên sẽ bị thu hút bởi tài sản an toàn”.
Nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ tránh xa tiền điện tử, ông nói. “Nếu tiền điện tử được coi là một tài sản có thể cách ly khỏi cú sốc virus corona và sự chậm lại gần như không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thế giới, thì giá của chúng sẽ tăng lên”.
Biểu đồ giá Bitcoin 7 ngày | Nguồn: Coinmarketcap
Trong khi rất nhiều sự không chắc chắn, để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tiền điện tử đang hành động; thay đổi, giảm phí giao dịch.
Nhưng, hiện tại, các nhà đầu tư vẫn thiếu niềm tin vào các sáng kiến của chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế và kiểm soát virus corona. Sự không chắc chắn đó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm cả tiền điện tử.
Và thị trường đang đặt câu hỏi khó. Không chỉ về tốc độ và hiệu quả của những nỗ lực ngăn chặn virus và tác động kinh tế của nó, mà cả sự đánh đổi không thoải mái giữa hai bên.
- Deribit bơm 500 BTC vào quỹ bảo hiểm thua lỗ của sàn giao dịch
- Ba điều tích cực sau ngày “thứ Năm đen tối”
Ông Giáo
Theo Decrypt