Trang chủ Tạp chí Sự nguy hiểm của Thiên nga trắng và Chiến tranh hạt nhân...

Sự nguy hiểm của Thiên nga trắng và Chiến tranh hạt nhân tài chính có thể diễn ra trong năm 2020

* Bài viết thể hiện quan điểm của tiến sĩ Nouriel Roubini đăng trên Project Syndicate. Là giáo sư kinh tế tại Đại học New York. Ông được mệnh danh là “Dr Doom” vì thường xuyên đưa ra những dự báo bi quan về thị trường tài chính cũng như kinh tế thế giới. Cũng là người quen mặt với cộng đồng crypto khi liên tục đưa ra những chỉ trích Bitcoin ở mọi lúc mọi nơi.

Vượt xa những rủi ro kinh tế và chính sách thông thường mà giới phân tích tài chính lo ngại, tôi nhận thấy khá nhiều mối đe dọa kiểu “thiên nga trắng” đang tiềm ẩn trong năm 2020. Bất cứ điều gì trong số các mối đe dọa này cũng có thể kích hoạt sự xáo trộn kinh tế, tài chính và chính trị. Điều này hoàn toàn không giống với cuộc khủng hoảng năm 2008.

“Dr Doom” Nouriel Roubini, người dự đoán chính xác cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

“Thiên nga trắng” nguy hiểm hơn “thiên nga đen”

Trong cuốn sách Crisis Economics: A Crash Course in the Future of Finance được phát hành năm 2010, tôi đã xác định khủng hoảng tài chính không phải là sự kiện kiểu “thiên nga đen” như Nassim Nicholas Taleb mô tả trong cuốn sách bán chạy nhất của ông ta mà là sự kiện kiểu “thiên nga trắng”.

Theo Taleb, thiên nga đen là những sự kiện xuất hiện một cách khó lường. Ông ta cho rằng khủng hoảng khó có thể dự báo được và xuất hiện bất ngờ giống như là một cơn lốc xoáy. Nhưng tôi lại có quan điểm khác về khủng hoảng tài chính, ít nhất thì nó giống như một cơn bão hơn. Những cơn bão luôn kéo dài và gây thiệt hại nặng nề hơn những cơn lốc xoáy. Chúng là kết quả có thể dự đoán được từ việc phân tích nền kinh tế, những lỗ hổng tài chính và các chính sách sai lầm.

Có những lúc tôi mong rằng hệ thống sẽ đạt được điểm bùng phát “Thời điểm Minsky”. Những sự kiện như thế được tạo ra bởi các “ẩn số đã được biết đến” chứ không phải những “ẩn số chưa biết”.

Vượt xa những rủi ro kinh tế và chính sách thông thường mà giới phân tích tài chính lo ngại, tôi nhận thấy khá nhiều mối đe dọa kiểu “thiên nga trắng” đang tiềm ẩn trong năm 2020. Bất cứ điều gì trong số các mối đe dọa này cũng có thể kích hoạt sự xáo trộn kinh tế, tài chính và chính trị. Điều này hoàn toàn không giống với cuộc khủng hoảng năm 2008.

Thời điểm Minsky hay Minsky Moment là thời điểm bắt đầu sự sụp đổ thị trường tài chính do hoạt động đầu cơ liều lĩnh đã tạo thành một giai đoạn tăng giá không bền vững trước đó. Minsky Moment được đặt theo tên nhà kinh tế Hyman Minsky. Ông cho rằng thời điểm có sự suy giảm đột ngột trong tâm lý nhà đầu tư chắc chắn dẫn đến sự sụp đổ của thị trường.

Khoảng lặng giữa những cơn bão

Mỹ đang bị đe dọa bởi ít nhất bốn quốc gia trong một cuộc cạnh tranh chiến lược leo thang: Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Các quốc gia này luôn tìm cách thách thức trật tự toàn cầu do Mỹ lãnh đạo. Năm 2020 là một năm quan trọng đối với họ vì có sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ và kéo theo khả năng thay đổi các chính sách toàn cầu.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đang gây sức ép lên bốn nước nêu trên thông qua trừng phạt kinh tế cũng như những chiến thuật khác. Tương tự như vậy, bốn nước trên muốn hạn chế quyền lực của Mỹ đối với họ bằng cách gây bất ổn từ nội bộ của Hoa Kỳ thông qua chiến tranh “bất đối xứng”. Nếu cuộc bầu cử ở Mỹ rơi vào tranh chấp quyết liệt giữa các đảng phái, cùng với những lời buộc tội về bầu cử gian lận… thì điều này sẽ có lợi cho các đối thủ của Mỹ. Sự tan vỡ và hỗn loạn của hệ thống chính trị Mỹ sẽ làm suy yếu sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, một số quốc gia có hứng thú trong việc loại bỏ Tổng thống Donald Trump. Mối đe dọa mà Trump đặt ra đối với chế độ của người Iran, sẽ đẩy họ vào cuộc xung đột leo thang với Mỹ trong thời gian tới, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với chiến tranh toàn diện. Đây là điều có thể làm giá dầu tăng đột biến và thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế.

Mặc dù nhiều người đồng ý rằng việc giết chết tướng Qassem Soleimani đã giúp ngăn cản Iran nhưng lập luận đó có thể khiến chúng ta hiểu sai các mục tiêu chiến lược. Chiến tranh giữa Mỹ và Iran hoàn toàn có thể xảy ra trong năm nay. Tình trạng hòa bình hiện thời chỉ là khoảng lặng giữa những cơn bão mà thôi.

Đối với quan hệ Mỹ – Trung, tôi cho rằng thỏa thuận “giai đoạn 1” chỉ là một hiệp định tạm thời. Cuộc chiến tranh lạnh song phương về công nghệ, dữ liệu, đầu tư, tiền tệ và tài chính đã leo thang mạnh mẽ. Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã củng cố vị thế cũng như tiếp thêm động lực cho Mỹ trong việc ngăn chặn và tách rời mối quan hệ Mỹ – Trung. Dịch bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn mức dự đoán và sự gián đoạn trong nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động lan tỏa đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Niềm tin của giới kinh doanh đang sụt giảm nghiêm trọng hơn dự kiến của thị trường tài chính.

Mặc dù chiến tranh lạnh Mỹ – Trung được giới phân tích định nghĩa là một cuộc xung đột tuy cường độ thấp nhưng sự căng thẳng có thể leo thang nhanh chóng trong năm nay. Đối với một số nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, không thể trùng hợp đến mức đất nước của họ phải trải qua đợt dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm H5N1, dịch Covid-19, đến bất ổn chính trị ở Hồng Kông cùng một lúc được. Quan điểm của Bắc Kinh vẫn luôn coi những điều này là âm mưu chống lại họ. Gần đây nhất thì người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo quân đội Mỹ đã đem virus corona vào Vũ Hán để phát tán, gây nên sự phẫn nộ của Nhà Trắng.

Biểu tình kéo dài gần 1 năm của người dân Hồng Kông đã bị virus Corona đàn áp không thương tiếc với 142 người nhiễm bệnh, khiến mọi kế hoạch tụ tập đông người phải hủy bỏ, những chiếc mặt nạ đã thay bằng khẩu trang. Một điều trớ trêu là để ngăn chặn biểu tình ẩn danh, chính phủ Hồng Kông đã ra đạo luật cấm đeo khẩu trang, thì nay, họ lại phải nhập khẩu hàng triệu chiếc để phục vụ người dân và khuyến cáo “hãy đeo khẩu trang khi ra đường”.

“Chiến tranh hạt nhân tài chính” có thể diễn ra

Việc chủ động gây hấn không thực sự là một lựa chọn tốt tại thời điểm này do sự bất cân xứng về sức mạnh. Phản ứng tức thì của Trung Quốc đối với các nỗ lực ngăn chặn của Mỹ có thể sẽ ở dạng chiến tranh mạng. Tin tặc Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran có thể xen vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ bằng cách làm ngập tràn thông tin giả mạo và sai lệch. Với việc cử tri Mỹ đã quá phân cực, không khó để tưởng tượng viễn cảnh các đảng phái xuống đường để thách thức nhau, dẫn đến bạo lực và hỗn loạn nghiêm trọng.

Các quốc gia này cũng có thể tấn công vào các hệ thống tài chính của Mỹ và phương Tây, bao gồm cả nền tảng của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Vừa qua, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde đã cảnh báo rằng một cuộc tấn công mạng vào thị trường tài chính Châu Âu có thể gây thiệt hại 645 tỷ USD. Các quan chức an ninh cũng bày tỏ mối quan tâm tương tự đối với Mỹ, nơi phạm vi cơ sở hạ tầng viễn thông rộng hơn và thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn.

Những năm tới, cuộc xung đột Mỹ – Trung có thể leo thang từ một cuộc chiến tranh lạnh chuyển sang trạng thái cao hơn. Khi nền kinh tế Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, họ cần hướng sự chú ý ra bên ngoài. Đài Loan, Hồng Kông và các căn cứ hải quân của Mỹ có thể rơi vào tầm ngắm.

“Chiến tranh hạt nhân tài chính” cũng dễ xảy ra bằng cách bán phá giá trái phiếu Kho bạc Mỹ. Bởi vì tài sản của Mỹ chiếm một phần lớn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc nên người Trung Quốc ngày càng lo lắng rằng những tài sản đó có thể bị đóng băng thông qua các lệnh trừng phạt của Mỹ (như những gì đã được Mỹ sử dụng chống lại Iran và Bắc Triều Tiên).

Tất nhiên, việc bán phá giá đó sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nếu tài sản bằng đồng USD được bán và chuyển đổi thành đồng Nhân dân tệ (khi đó sẽ được định giá cao hơn). Nhưng Trung Quốc có thể đa dạng hóa dự trữ của mình bằng cách chuyển đổi chúng thành những tài sản ít bị tổn thương hơn đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ, cụ thể là vàng (giống như Nga đang làm).

Thật vậy, cả Trung Quốc và Nga đều gia tăng dự trữ vàng trong thời gian qua. Điều này là một trong những nguyên nhân giải thích sự tăng vọt gần 30% của giá vàng kể từ đầu năm 2019 đến nay.

Trong kịch bản bán tháo, lợi ích của việc trữ vàng sẽ bù đắp cho bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc bán phá giá trái phiếu Kho bạc Mỹ, lợi suất sẽ tăng đột biến khi giá trị thị trường giảm. Cho đến nay, sự chuyển đổi vàng của Trung Quốc và Nga đã diễn ra chậm chạp, khiến lợi suất của trái phiếu kho bạc không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu chiến lược đa dạng hóa này tăng tốc, rất có thể, nó sẽ gây ra một cú sốc trong thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ, đồng thời dẫn đến suy thoái kinh tế ở Mỹ.

Tất nhiên, Mỹ sẽ không ngồi yên trong khi bị tấn công. Họ đã và đang gia tăng áp lực đối với các quốc gia này bằng các biện pháp như chiến tranh thương mại, cấm vận và tấn công mạng. Các cuộc tấn công mạng của Mỹ chống lại các đối thủ sẽ tiếp tục tăng cường trong năm nay. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới mạng lần đầu tiên; gây nên rối loạn kinh tế, tài chính và chính trị.

Nhìn xa hơn nguy cơ leo thang địa chính trị nghiêm trọng vào năm 2020, chúng ta sẽ thấy còn có những rủi ro trung hạn, ví dụ như biến đổi khí hậu. Nó có thể gây ra những thảm họa về môi trường, về sự tàn phá kinh tế và tài chính trong nhiều thập kỷ kể từ bây giờ. Điều này được chứng minh bằng tần suất ngày càng tăng và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như cháy rừng ở Australia, khô hạn ở sông Mekong…

Ngoài biến đổi khí hậu, có bằng chứng cho thấy các sự kiện địa chấn đang diễn ra ở dưới lòng đất và đại dương. Điều này đều có thể làm tăng sự kiện “thiên nga trắng” về môi trường. Sự sụp đổ của các tảng băng lớn ở Nam Cực và Greenland sẽ diễn ra trong vài năm tới. Chúng ta cũng biết rằng hoạt động núi lửa dưới đại dương đang gia tăng. Đã khiến cho các đại dương bị axit hóa nhanh chóng, tàn phá hệ sinh thái và làm cạn kiệt nguồn hải sản toàn cầu mà hàng tỷ người đang dựa vào.

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, Mỹ và Iran đã có một cuộc đối đầu quân sự có thể sẽ sớm leo thang; Trung Quốc đang trong tâm điểm của dịch Covid-19 và đã trở thành đại dịch toàn cầu; chiến tranh mạng đang diễn ra; những tổ chức nắm giữ chính của trái phiếu Kho bạc Mỹ đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa tài sản; đảng Dân chủ đang có những rạn nứt không thể hàn gắn với phe Cộng hòa; quá trình biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang gia tăng.

Danh sách trên có thể không đầy đủ nhưng nó chỉ ra những gì người ta có thể dự đoán một cách hợp lý cho năm 2020. Vì vậy, mọi người đừng cảm thấy ngạc nhiên nếu nền kinh tế toàn cầu xảy ra những biến động hết sức tiêu cực trong thời gian tới.

Ngụy Trung Hiền

Theo Vietstock

MỚI CẬP NHẬT

bitcoin

Stellar (XLM), Polkadot (DOT) cản đường Bitcoin đến với mức giá 100.000 đô la?

Brian Q, một chuyên gia tại công ty phân tích on-chain Santiment, đã chia sẻ hiểu biết sâu sắc của mình về những tranh...
bitcoin

Bitcoin sẽ chững lại cho đến năm sau trong khi thị trường tập trung...

Bitcoin dường như đang rơi vào trạng thái bế tắc. Ngưỡng 100.000 đô la từng được kỳ vọng là mục tiêu không thể tránh...

4 điều có thể tác động đến thị trường crypto trong tuần tới

Thị trường crypto đang chuẩn bị cho một tuần bận rộn với nhiều sự kiện kinh tế tại Hoa Kỳ gồm báo cáo về...
Cardano

Charles Hoskinson của Cardano dọa sẽ thực hiện hành động pháp lý vì bang...

Nhà sáng lập Cardano Charles Hoskinson đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về dự án stablecoin của tiểu bang Wyoming, Hoa Kỳ,...

ICO Best Wallet vượt mốc 1 triệu đô la, thu hút lượng lớn nhà...

Trong bối cảnh đồng tiền điện tử số một thế giới Bitcoin (BTC) tiệm cận mức đỉnh “kỷ lục” 100.000 đô la, chiến dịch...
El Salvador đang cân nhắc cho thợ đào Bitcoin thuê 170 ngọn núi lửa

El Salvador đang cân nhắc cho thợ đào Bitcoin thuê 170 ngọn núi lửa

El Salvador đang khám phá những cách sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả khai thác Bitcoin, với một đề xuất táo bạo từ...
MicroStrategy mua thêm 55.500 BTC Bitcoin với giá 5,4 tỷ đô la

MicroStrategy mua thêm 55.500 Bitcoin với giá 5,4 tỷ đô la

MicroStrategy vừa công bố đợt mua Bitcoin mới nhất với 55.500 BTC, trị giá khoảng 5,4 tỷ USD, tương ứng với mức giá trung...
Các nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ thận trọng khi cắt giảm lãi suất vào năm 2025

Các nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ thận trọng khi cắt giảm lãi...

Các nhà kinh tế nhận định rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ áp dụng cách tiếp cận thận trọng đối...

Thị trường meme coin ảm đạm nhưng Catslap bùng nổ hơn 50% trong ngày...

Trong khi các meme coin hàng đầu như Dogecoin, Pepe và Popcat đang có dấu hiệu chững lại, meme coin mới nổi Catslap (SLAP)...

Khối lượng giao dịch DEX hàng tháng của Solana lần đầu tiên vượt quá...

Lần đầu tiên trong lịch sử Solana, khối lượng giao dịch hàng tháng trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) của mạng...

Tin vắn Crypto 25/11: Bitcoin có thể tăng vọt lên mức $500.000 vào 2025...

Từ nhận định Bitcoin có thể tăng vọt lên mức $500.000 vào năm 2025 đến HashKey Global đã công bố quan hệ đối tác...
satoshi-bitcoin

Satoshi Nakamoto có thể là siêu cá voi năm 2010, theo BTCparser

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết mới về Satoshi Nakamoto: Nhà sáng lập Bitcoin chưa bao giờ biến mất và đã bí...
bitmex-tang-gia

Nhà sáng lập BitMEX Arthur Hayes tiết lộ mục tiêu giá cho Bitcoin (BTC)...

Nhà sáng lập BitMEX Arthur Hayes vừa đưa ra những dự đoán tích cực về Bitcoin (BTC), Dogecoin (DOGE) và chu kỳ thị trường...
pump-fun-chi-trich

Pump.fun đối mặt với những chỉ trích dữ dội khi người dùng sử dụng...

Kể từ khi ra mắt vào đầu năm nay, nền tảng memecoin Pump.fun đã trở thành một cái tên đáng chú ý trong ngành...

DeSci đang rất giống như DeFi đầu giai đoạn năm 2019

Các giao thức khoa học phi tập trung (DeSci) hiện đang ở giai đoạn tương tự như tài chính phi tập trung (DeFi) vào...
CHILLGUY

CHILLGUY tiếp tục tăng thêm 48% bất chấp lời cảnh báo từ người sáng...

Từ những xu hướng đình đám trên TikTok cho đến các ví tiền điện tử, meme “Chill Guy” đã nhanh chóng trở thành một...