Sáng hôm qua (25/5), Trung Quốc đã thiết lập tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ hàng ngày ở mức thấp nhất kể từ năm 2008 sau khi giá giao dịch đồng tiền này chạm mức thấp nhất trong 7 tháng thị trường nội địa vào Thứ Sáu tuần trước, giữa lúc căng thẳng với Mỹ ngày càng gia tăng.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thiết lập đồng nhân dân tệ cố định ở mức 7,1209 CNY/USD, xấp xỉ với mức ước tính 7,122 CNY/USD theo khảo sát của Bloomberg.
Zhou Hao, một nhà kinh tế tại Commerzbank AG tại Singapore cho rằng, NHTW Trung Quốc sẽ theo dõi sát sao đồng nhân dân tệ để kiểm tra mức 7,2 CNY/USD. “Có thể sẽ có nhiều biến động hơn với đồng nhân dân tệ trong thời gian này khi phải chờ đợi xem ông Trump sẽ phản ứng thế nào với tình hình HongKong”, chuyên gia này cho biết.
Cùng với những căng thẳng địa chính trị và thương chiến giữa Trung Quốc và Mỹ, thì mặt trận mới sẽ là chiến tranh tiền tệ, và điều này sẽ ảnh hưởng gì tới chúng ta, và Bitcoin sẽ có vị thế như thế nào trong cuộc chiến này, trước hết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về chiến tranh tiền tệ.
Chiến tranh tiền tệ như thế nào ?
Chiến tranh tiền tệ là tình trạng phá gía đồng nội tệ với hi vọng tăng sức hấp dẫn cho hàng hóa nội địa dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu. Ví dụ sau sẽ chứng minh: Tỷ giá 1 USD bằng 22.000 VNĐ. Giả sử chất lượng sản xuất gạo ở Việt Nam và Mỹ như nhau. 1 kg gạo ở Mỹ có giá 1 USD, 1 kg tại Việt Nam có giá 22.000 VNĐ. Bây giờ nếu tỷ giá như vậy Việt Nam không thể xuất khẩu gạo qua Mỹ được buộc Việt Nam hạ giá đồng tiền mình. Nên tỷ giá bây giờ là 1 USD bằng 24,200 VNĐ. Như vậy tính theo USD 1 kg Việt Nam bán trên thị trường Mỹ sẽ là 0,9 USD sẽ hấp dẫn hơn nhiều đối với người tiêu dùng ở Mỹ. Xét cả hai trường hợp doanh thu 22.000 VNĐ tại Việt Nam đều không đổi, Việt Nam bán qua Mỹ không cần hạ giá gạo của mình. Điều này giúp GDP Việt Nam tăng, góp phần tạo thêm công việc làm tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu mua tại Mỹ.
Nhưng có một điều chúng ta cần phải hiểu rằng, chiến tranh tiền tệ chỉ xảy ra và thực sự ảnh hưởng khi đồng tiền của chúng ta thực sự mạnh. Trên thế giới đã có nhiều kịch bản muốn hạ bệ đồng USD, kịch bản ấy cũng đã được nhắc đến trong tác phẩm Currency Wars của James Rickards, khi mà Nga và Trung Quốc bắt tay sử dụng một đồng tiền chung thì sao, dựa trên ngoại giao và chi phối kinh tế trên nhiều quốc gia khác liệu USD còn chỗ đứng hay không? Tuy đó chỉ là một kịch bản giả thuyết và nó đã không xảy ra, nhưng vào giai đoạn này thì khác. Đây không còn là cuộc chiến của đồng tiền giữa các quốc gia với nhau nữa, mà đây là cuộc chiến của giới tài phiệt với các quốc gia.
Trong lịch sử gia tộc Rothschild đã từng chi phối chính phủ hoàng gia qua công nợ từ trận chiến Waterloo. Nathan Rothschild người con thứ 3 của gia tộc này đã được quyền điều kiển chính phủ thông qua qua việc in ngân phiếu. Sau đó gia tộc này thu tóm cả châu Âu và mở mang bờ cõi qua bên kia bờ đại dương. Sau khi đến Mỹ, thì năm 1913 Tổng thống Wilson ban hành đạo luật thành lập ngân hàng trung ương: Federal Reserve Bank (FED), và vệc này đã ngấm ngầm gây nên cuộc chiến để nhầm giành quyền kiểm soát của các tổng thống Mỹ với các ngân hàng quốc tế. Lincoln đã phải nói rằng: “Tôi có hai kẻ thù. Phía trước mặt là những đội quân miền nam. Còn phía sau là hệ thống tài chính…Chính cái sau này mới là hiểm họa lớn nhất cho đất nước chúng ta”. Trong tác phẩm Currency Wars Song HongBing cho rằng cuộc chiến tranh giành quyền lực này giữa các ngân hàng và tổng thống đã gây ra cái chiết của 6 đời tổng thống Mỹ, Bao gồm cái chết của tổng thống trẻ tuổi và đầy tài năng Kennedy. Tác giả cho rằng Ngân hàng thắng cuộc, bản thân của FED cũng bị chi phối bởi giới tài chính quốc tế.
Gia tộc Rothschild, gia tộc giàu có nhất thế giới, hiện được cho là kiểm soát toàn bộ nền tài chính thế giới bằng FED và các ngân hàng TW | (Ảnh qua Luxury Insider)
Qua đó chúng ta thấy được rằng, việc nắm giữ được tiền tệ có thể giúp chúng ta điều kiển và gây ảnh hưởng đến tất cả đời sống mọi người, bao gồm cả chính trị. Chính vì thế chính phủ không thể bỏ mặc điều đó nếu như họ muốn kiểm soát đất nước mình một cách tuyệt đối. Giống như khi nắm giữ được tiền tệ chính phủ sẽ có khả năng tăng giảm lạm phát ở một mức độ nào đó theo ý của mình, bằng những gì mà học thuyệt Keynes đã trình bày.
Quay lại Crypto nó cũng như thế, nếu như lượng cầu trên thế giới đổ về Crypto thì giá trị đồng tiền của chính phủ sẽ giảm sức ảnh hưởng và vai trò của mình. Nhưng thật ra lợi ích chỉ thuộc về người làm ra nó và người sở hữu nó nhiều nhất. Nếu như Bitcoin được Satoshi Nakamoto sáng lập ra và sau đó ông chuyển nó về cho người khác để phát triển dự án thì trước đó ông có lẽ là một trong những người đầu tiên đào Bitcoin, nên sẽ sở hữu rất nhiều. Bởi vị chỉ có 21 triệu Bitcoin được tạo ra đến 2140, Bitcoin không tạo ra lạm phát, bởi con số này sẽ giảm một nửa sau 4 năm nhưng để hình thành nên giá trị nó thì thị dựa vào nhu cầu của thị trường. Chúng ta có thể biến 1 Bitcoin bằng 1 VNĐ nếu như chúng ta từ chối sử dụng nó. Vì quá bảo mật và ẩn danh Bitcoin có thể giúp được vấn đề rửa tiền và đầu cơ của những người cực kỳ am hiểu nó, trước khi bạn muốn tăng giá thì phải tạo một trận bão để gom nó về. Một phần nào đó, đối với chúng ta Crypto cũng như cổ phiếu nếu chúng ta quan tâm nó nhiều thì giá trị nó sẽ tăng. Nhưng đối với chúng ta đó là cái nhìn về kinh tế, nhưng đối với những người thừa tiền thì họ muốn được quyền kiểm soát thế giới này.
Kết luận
Hãy tưởng tượng Bitcoin, Ethereum, Ripple, Litecoin, Cardano,… là những quốc gia đang muốn chiếm lĩnh thị phần của mình bằng cách phát hành công trái, chúng ta là những người đặt niềm tin vào công trái đó, dựa trên những gì ta hiểu về nó. Chúng ta cùng với những nhà tài phiệt sẽ hưởng lợi nếu chiến thắng cuộc chiến này. Vì bây giờ tất cả đang ngấm ngầm mất niềm tin đối với các đồng tiền của chính phủ. Nếu như USD sụp đổ thì thị trường tiền tệ được định giá bằng đồng tiền này sẽ sụp đổ theo, đừng vội khi bảo rằng Crypto cũng đang được định giá bằng đồng đô, hãy nhìn Nano đi nó đang ngấm ngầm được định giá bằng Bitcoin hoặc Ethereum. Newton có thể tính được lực hút của trái đất nhưng cũng chính ông cũng phải thốt lên rằng ngay cả chính ông cũng không hiểu được sự lên xuống của thị trường chứng khoán.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Chiến tranh tiền tệ có thể nâng giá BTC trong tương lai?
- Ngân hàng trung ương, stablecoin và chiến tranh tiền tệ