Sau khi giao dịch dưới 9,000 đô la trong hơn 1 ngày, Bitcoin cuối cùng đã vượt qua mức đó vào khoảng 5 giờ chiều nay. BTC tuy không tăng giá rầm rộ từ mức thấp hàng tuần 8,600 đô la, nhưng 9,000 đô la là mức kháng cự tâm lý và kỹ thuật quan trọng mà các nhà phân tích nhận xét lấy lại mức đó sẽ đáng chú ý hơn nhiều.
Biểu đồ giá Bitcoin | Nguồn: TradingView.com.
Quá trình tăng không quá nhanh kể từ mức thấp 8,600 đô la, do đó rất ít vị trí bị thanh lý trên BitMEX.
Căn cứ vào công cụ theo dõi thị trường phái sinh Skew.com, các vị trí short của BitMEX trị giá khoảng 2 triệu đô la đã bị thanh lý tại swing higher này. 2 triệu đô la nghe có vẻ rất nhiều nhưng không là gì trong thị trường giao dịch hàng tỷ đô la mỗi ngày.
Mặc dù là vậy, các dấu hiệu trên biểu đồ và trên blockchain cho thấy động thái tăng vọt này không bền vững.
Triển vọng on-chain Bitcoin nghiêng về phe gấu
Theo công ty tình báo blockchain IntoTheBlock, triển vọng on-chain và sổ lệnh Bitcoin hiện chủ yếu là “giảm giá”.
Năm trong bảy chỉ số độc quyền của công ty như mất cân bằng bid-ask, tài khoản còn tiền và các giao dịch lớn hiện đang nằm trong vùng giảm giá, chứng thực downtrend bắt đầu vào tuần trước.
Nguồn: IntoTheBlock
Điều này đã được công ty phân tích blockchain Glassnode xác thực:
The GNI dropped 13 points this week and with $BTC no longer testing $10k, we may be seeing a regression back into bearish territory if #Bitcoin‘s on-chain activity and overall market health continue to decline.
Read more in the latest Week On–Chain 👇https://t.co/B8hZlmPsCo pic.twitter.com/eEXgItQoHX
— glassnode (@glassnode) May 25, 2020
“GNI đã giảm 13 điểm trong tuần này và BTC không còn test 10k đô la nữa, chúng ta có thể sẽ thấy giá trở lại lãnh thổ giảm nếu hoạt động on-chain Bitcoin và diễn biến thị trường nói chung tiếp tục giảm”.
Miner đầu hàng
Thêm vào xu hướng gấu, sự kiện miner đầu hàng đang diễn ra, nguyên nhân là do giảm 50% phần thưởng khối.
Các miner có nguồn vốn cận biên do chi phí điện đắt đỏ và máy khai thác cũ đã buộc phải ngừng hoạt động sau halving, khiến hash rate giảm xuống.
Xu hướng giảm càng thể hiện rõ hơn qua Hash Ribbons, là chỉ báo tùy chỉnh theo dõi giao cắt giữa hai đường trung bình động của hash rate.
Vào sáng thứ 2, họ đã xác nhận bearish cross – dấu hiệu được nhìn thấy chỉ vài tuần trước khi BTC sụp đổ từ 6,000 xuống 3,150 đô la vào cuối thị trường gấu năm 2018. Bearish cross trên Hash Ribbons cũng có trước khi giá Bitcoin giảm, cho thấy điều tương tự có thể xảy ra trong khoảng thời gian này.
Biểu đồ giá vĩ mô của Bitcoin với Hash Ribbons | Nguồn: Charles Edwards
Các bạn có thể xem giá BTC tại đây.
Dislaimer: Đây là thông tin cung cấp dưới dạng blog cá nhân, không phải thông tin tổng hợp hay lời khuyên đầu tư. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Việc chấp nhận Bitcoin đang có bước tiến đáng kể ở châu Phi, đặc biệt là Nigeria mặc dù nền kinh tế có thể thu hẹp 8,9%
- Dữ liệu phái sinh: Giá Bitcoin đang trên đà phục hồi sau khi sụp đổ 15%