Ngày 23 tháng 4 năm 2011, Satoshi Nakamoto nhắn gửi bức email cuối cùng: “Tôi đã chuyển sang vài dự án khác. Gavin và tất cả mọi người đang chăm sóc nó (bitcoin?) rất tốt.” Nhóm người bí mật hay cũng có thể là cá nhân ẩn danh này chuyển giao mã nguồn cho người ủy thác Bitcoin rồi biến mất.
Kể từ đó, không hề có bằng chứng chắc nịch nào khẳng định ‘Satoshi’ có xuất hiện hoặc lên tiếng chia sẻ quan điểm về Bitcoin.
Mã lệnh của dự án Bitcoin lần đầu tiên khởi chạy vào tháng 1 năm 2009, cách đây 9 năm 2 tháng. Satoshi đã rời dự án sau hai năm ba tháng, do đó có thể nói “họ” đã đóng góp vào 25% chặng đường lịch sử của đồng tiền.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của từ ‘đóng góp’. Dù Bitcoin là tầm nhìn của Satoshi nhưng còn phải kể đến sự hỗ trợ của những người khác. Satoshi đã chiêu mộ những nhân tài nhằm trợ giúp đối mặt với nhiều thách thức trên hành trình phát triển Bitcoin, bao gồm các nhà phát triển đáng kính như Hal Finney, Gavin Andreson và Nick Zsabo.
Từ khi Satoshi rời dự án, hàng loạt “trùm” công nghệ, các cá nhân, chính phủ và công ty đã tham gia, đóng góp, điều chỉnh, thậm chí cả phá hỏng và hỗ trợ Bitcoin. Như vậy, nhu cầu của đồng tiền đã thay đổi và nhu cầu của người dùng Bitcoin cũng thay đổi theo.
Quan điểm của bài viết này hoàn toàn không ám chỉ nên lãng quên hoặc gạt bỏ di sản lớn lao của Satoshi. Bài viết muốn nói đến tính bất hợp lý của các nhận định như ‘Tầm nhìn ban đầu của Satoshi’ hay ‘Satoshi muốn…’.
Chúng ta không biết Satoshi muốn gì; chắc chắn không thể dựa trên whitepaper (bản cáo bạch) viết cách đây gần 10 năm, mà không có 75% còn lại của tiến trình lịch sử dự án để Satoshi nói lên quan điểm của mình.
Satoshi có lẽ đồng ý với Roger Ver và chấp thuận lộ trình Bitcoin Cash là thích hợp với Bitcoin? Chúng ta không biết. Satoshi ưa thích The Lightning Network và “gật đầu” đồng ý rằng đó là giải pháp lý tưởng cho Bitcoin? Chúng ta cũng không biết.
Có lẽ Satoshi không thích việc người ta nhìn nhận Bitcoin là công cụ tích trữ giá trị vì whitepaper đầu tiên của Satoshi viết về ‘Hệ thống tiền mặt điện tử ngang cấp’. Hãy nhớ lại khối nguyên thủy với nội dung ‘The Times 03/Jan/2009 Chancellor on brink of second bailout for banks’. Nội dung đề cập rõ ràng ám chỉ tính không ổn định tài chính xuất phát từ các ngân hàng. Satoshi có thể đã quan sát cách công dân Venezuela và Zimbabwe sử dụng Bitcoin để tự bảo vệ lợi ích kinh tế? Điều này chúng ta không biết.
Chúng ta có biết liệu Satoshi từng nói Bitcoin không phải là công cụ tích trữ giá trị và chỉ nên được nhìn nhận và phát triển như một phương tiện trao đổi? Cũng không.
Chúng ta thậm chí cũng không biết nếu Satoshi vẫn đang tham gia vào dự án Bitcoin, hay ngay cả khi “họ” tin rằng tốt nhất nên mở rộng quy mô trên chuỗi; và sau khi làm việc với những nhân tài khác “họ” có thể đã thay đổi ý định.
Chúng ta không biết vì Satoshi đã biến mất khỏi dự án. “Họ” đã từ bỏ từ Bitcoin, ngừng đóng góp và nói chính bạn là người quyết định.
Lý luận sử dụng tầm nhìn ban đầu của Satoshi (whitepaper) là khá rời rạc vì whitepaper là bản kế hoạch, bài khái niệm chứ không phải là kinh thánh bắt buộc mọi thứ phải tuân theo. Hiến pháp Hoa Kỳ đã trải qua vài lần sửa đổi vì lý do nào đó, con người chúng ta cũng mắc sai lầm, chúng ta làm sai còn xã hội thì thay đổi cũng như cần thay đổi và chúng ta tiến hóa theo.
Không có thông tin đầy đủ cho bất kỳ nỗ lực muốn vạch ra quan điểm của Satoshi; đây chỉ là phỏng đoán. Bạn đã bao giờ thấy trong phim khi một luật sư trên tòa hô lên “Phỏng đoán!”, hệ thống luật pháp không thích phỏng đoán? Đó là ước tính.
Satoshi không phải là vị thần crypto toàn năng. Lịch sử buổi đầu của Bitcoin đã chứng minh điều này, Satoshi đã phát triển giao thức của mình cùng với những cái đầu xuất chúng khác. Việc hú họa lên những gì mà Satoshi muốn chỉ cho thấy người này lập luận yếu kém quan điểm của mình. Còn đây là hàng phòng vệ cuối cùng: “ừ nhưng Satoshi chắc đồng ý với tôi.” Bạn không nhận ra điều đó.
Tệ hơn nữa, sùng bái Satoshi trong lĩnh vực Crypto tức là bạn biến “họ” thành một điểm chịu lỗi duy nhất – thứ hoàn toàn chống lại các nguyên tắc phi tập trung cơ bản của Bitcoin mà Satoshi tạo ra. Lấy whitepaper để tranh luận không chỉ gán cho Satoshi cái mác điểm chịu lỗi duy nhất mà còn là điểm chịu lỗi đã chết hoặc ẩn náu nhưng mọi người vẫn cố vẽ lên mong muốn của “họ”.
Người ta tung hô các nhà phát minh cá nhân nhưng thực ra họ thường sáng tạo thứ này thứ kia cùng với những người bạn thiên tài. Henry Ford đã cộng tác với Thomas Edison trước khi ông khởi đầu công ty Ford Motor. Bạn nghĩ rằng ông ấy một thân một mình chế tạo xe ô tô tại trang trại của mình? Không…
Chắc chắn rằng trên thế giới này có đủ người tài giỏi trong lĩnh vực crypto để cùng nhau giải quyết các vấn đề. Câu hỏi “Huyền thoại bí ẩn đã chết hoặc đang ẩn náu kia có nghĩ giống chúng ta không?” là hết sức dư thừa.
Và nếu không thể đồng ý, đó là cái hay của dự án Bitcoin. Chúng ta có thể tạo ra một đợt fork, thử nghiệm các phiên bản ý kiến khác nhau rồi để thế giới quyết định tất cả. Phương pháp này chắc chắn hữu ích trong việc tạo ra một đồng tiền làm thay đổi thế giới. Thay vì nội chiến, tưởng tượng Satoshi sẽ mong đợi điều gì bằng “Này, anh chẳng biết gì, tầm nhìn ban đầu của Satoshi là thế đấy,” “im đi, đồ ngu ngốc, Satoshi cũng nói vậy đó?” Chúng ta không biết.
Satoshi không ở đây; chúng ta không biết suy nghĩ hoặc ý muốn của “họ”. Nếu Satoshi chưa chết, nếu “họ” đột nhiên xuất hiện trở lại và đánh dấu khối nguyên thủy cũng như bày tỏ quan điểm với công chúng đi chăng nữa; đó vẫn chỉ là ý kiến của người đã rời bỏ dự án từ nhiều năm trước. “Thánh” công nghệ Steve Jobs cũng có đôi lúc trắc trở: từng bị đuổi khỏi Apple, thất bại với máy tính NeXT trước khi cả thế giới sùng bái ông.
Satoshi có thể quay trở lại và phản đối mọi chuyên gia hiện đang làm việc trên dự án Bitcoin. Satoshi sẽ phải giành quyền quay trở lại dự án Bitcoin. Chắc chắn “họ” sẽ được chấp nhận, nhưng dù Satoshi có ý kiến như thế nào thì nó cũng chỉ là ý kiến mà thôi, tức là các chuyên gia khác đang phát triển trên Bitcoin có thể không đồng ý với ý kiến đó.
Lấy whitepaper của Satoshi, gọi đó là tầm nhìn ban đầu để lập luận cho bất cứ điều gì chỉ là tư tưởng tuyên truyền xúc phạm đến một người/nhiều người đang nung nấu ý muốn tạo ra thứ gì đó mới mẻ. Hơn nữa bạn không cần phải quá “rành” kỹ thuật tiền tệ số để nhận thấy món quà mà Satoshi mang lại cho chúng ta nhưng ta lại lãng phí thời gian và sức lực vào cuộc nội chiến này.
Chúng ta đang có Bitcoin, có Bitcoin Cash, có Bitcoin Diamond, Gold, v.v… Chúng ta đang thí nghiệm. Hãy tập trung nỗ lực của mình vào những đối thủ thực sự: Các chính phủ – thế lực in tiền vô tận, tăng hạn mức nợ và cướp các dịch vụ công của chúng ta; Các ngân hàng đã đẩy chúng ta vào nhiều lần khủng hoảng tài chính chỉ để nhận cứu trợ từ chính phủ trong khi chúng ta phá sản trắng tay.
Hãy đừng xâu xé lẫn nhau nữa vì tất cả chúng ta đều có chung một mục tiêu. Đó là quyền tự chủ, quyền riêng tư, sự lựa chọn và một ít lợi nhuận từ đầu tư vào dự án Bitcoin.
Xem thêm: Đây là ba người được cho là người sáng lập Bitcoin Satoshi Nakamoto