Trang chủ Tạp chí Công dân Zuck: Facebook tuyên bố bảo vệ chúng tôi khỏi lừa...

Công dân Zuck: Facebook tuyên bố bảo vệ chúng tôi khỏi lừa đảo, nhưng ai sẽ bảo vệ chúng tôi khỏi Facebook

Sự độc quyền của internet không yêu thích Blockchain. Đầu năm nay, Facebook khởi đầu với việc ban hành một lệnh cấm toàn bộ các quảng cáo đồng tiền kỹ thuật số nói chung và ICO; không lâu sau, Google và Twitter theo sau. Trong khi lí do đưa ra cho lệnh cấm này là bảo vệ người dùng khỏi “hành vi lừa dối hoặc lừa đảo” thường “dính dáng đến tiền kỹ thuật số”, các nhà bình luận ngành này đang suy nghĩ về việc những lệnh cấm này có thể khiến các nền tảng công nghệ thực hiện các chính sách thù địch. Đối với một người, việc cấm đoán tiền kỹ thuật số là một cách tương đối tiết kiệm để làm giảm bớt cơn thịnh nộ của công chúng, vì sự thiếu trách nhiệm xã hội của gã khổng lồ công nghệ đang ngày càng lớn. Những người khác trong fintech coi lệnh cấm là một biểu hiện của sự khống chế từ những gã khổng lồ tại Thung lũng Silicon đối với các hệ sinh thái và kinh tế xã hội được hỗ trợ bởi Blockchain. Rốt cuộc, những hệ sinh thái này được biết đến và lấy cảm hứng từ những ý tưởng có khả năng đe dọa sự thống trị của họ về lâu về dài.

Hơn nữa, việc cấm quảng cáo tiền kỹ thuật số và ICO không phải là cách duy nhất mà Facebook đang gây áp lực cho các doanh nghiệp fintech trong những ngày này. Xem xét điều này: trong năm 2017, tỉ lệ chấp nhận của Facebook đối với quảng cáo Cointelegraph (CT) quảng bá các bài báo cá nhân đạt khoảng 75%. Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, tỷ lệ này đã giảm mạnh chỉ còn 40%, mà không có bất kỳ thông báo nào từ công ty. Chúng ta hãy chờ xem có bao nhiêu người được cứu vớt khỏi sự hiểu nhầm và lừa dối khi không phải tiếp xúc với phạm vi báo chí của CT trong thế giới Blockchain.

Facebook và trách nhiệm xã hội

Thượng nghị sĩ Hatch: Làm thế nào để ông duy trì một mô hình kinh doanh trong đó người dùng không trả tiền cho dịch vụ của mình?

Zuckerberg: Thưa ngài Thượng nghị sĩ, chúng tôi chạy quảng cáo.

Việc liệt kê những sai lầm công khai gần đây của Facebook sẽ là một nỗ lực hoàn toàn vô ích. Câu chuyện của Cambridge Analytica và những tranh cãi xoay quanh những nỗ lực chơi khăm của Nga nhằm lôi kéo cuộc thảo luận chính trị trong nước của Mỹ trở nên quá nổi bật hơn. Một điểm về Cambridge Analytica là có nhiều sự nhầm lẫn trong việc truyền thông báo chí về vấn đề này. Chris Kavanagh đã có một bài viết tuyệt vời về vấn đề này. Theo đó, vào năm 2014, khi dữ liệu trên 87 triệu người dùng được cung cấp cho công ty ghi danh cử tri, Facebook đã có chính sách gọi là “sự cho phép của bạn bè”, cho phép các nhà phát triển có thể truy cập vào hồ sơ của tất cả người dùng ứng dụng của họ một cách hợp pháp. Điều duy nhất nằm giữa các dải dữ liệu người dùng và một đội quân môi giới mong muốn sử dụng cho mục đích thương mại là lí do cho quy định cấm các nhà phát triển bán dữ liệu cho các bên thứ ba. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách này lại lỏng lẻo, gây ra nguy cơ dữ liệu của người dùng bị đưa ra chợ đen.

Tình trạng này là một minh chứng cho cách tiếp cận mà Facebook áp dụng cho nhiều trường hợp khác: nếu nó là một công việc kinh doanh tốt nhưng không rõ ràng về mặt đạo đức, hãy giữ nó ở đúng chỗ cho đến khi có một phản ứng dữ dội về đạo đức đáng ngờ hoặc những kết quả tệ hại. Lần lại tin tức “giả mạo” năm 2016: Donald Trump đã trở thành tổng thống, cũng như cáo buộc sử dụng thông tin ồn ào sai lệch trên toàn quốc giúp ông thành công trong việc đó, đối với Facebook, sẽ không còn hợp tác với các bên xác minh dữ kiện độc lập nữa. Điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi quốc gia về việc trấn áp các tin tức bảo thủ trong “xu hướng” của Facebook để xem xét lại thuật toán cơ bản. Cambridge Analytica đã bắt đầu xem xét lại các mối quan hệ với các nhà môi giới dữ liệu và cuối cùng xem xét khả năng cung cấp cho các nhà nghiên cứu bên ngoài một số truy cập hạn chế vào một phần dữ liệu của công ty – trước đây đã cố gắng có được một số quyền truy cập vào hộp đen của Facebook trong nhiều năm. Trong mỗi trường hợp, những nhượng bộ này nhằm xoa dịu những người chỉ trích chứ không phải là kết quả của động lực của công ty để có trách nhiệm hơn.

Để đối phó với những áp lực từ phía công chúng và những ưu tiên kinh tế của mình, công ty không thể hiện sự quan tâm nhiều về cách mà publishers (bên chạy quảng cáo) đang phụ thuộc nhiều vào lưu lượng truy cập của Facebook. Tinh chỉnh cho thuật toán hiển thị news feed đôi khi quyết liệt hơn bình thường. Nền tảng này có thẩm quyền thiết lập các quy tắc mới ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, nhưng sau đó có thể đảo ngược lại. Bên chạy quảng cáo điều hành dịch vụ trên nền tảng Facebook cạnh tranh với một số tính năng của Facebook có thể gặp rắc rối: chẳng hạn ngay sau khi nền tảng tung ra dịch vụ video của họ, các video bên ngoài được đối xử khác biệt trên trang web.

Trong khi đó, các vấn đề về cấu trúc vẫn chưa đạt được một số biểu hiện gây sốc hoặc bị chỉ trích đủ để các đại diện quyền lực chú ý. Mặc dù nhiều năm kinh nghiệm của các nhà báo và các nhà khoa học đã chỉ ra những tác động khủng khiếp của “nền kinh tế chú ý” (attention economy) dựa trên thông tin quảng cáo do Facebook dẫn dắt, cũng như tính bền vững của báo chí địa phương và báo chí điều tra, chúng tôi vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ chính sách nào cho những vấn đề này ngoài các tuyên bố mơ hồ. Ngoài ra, một ngành công nghiệp liên kết khổng lồ, ngôi nhà cho các vụ lừa đảo và sự khôn ngoan vượt xa những vụ lừa đảo tiền kỹ thuật số, phát triển mạnh dưới sự bảo trợ của Facebook.

Tính chính trị của Facebook

Thượng nghị sĩ Graham: Ông có cho rằng mình có sự độc quyền?

Zuckerberg: Dĩ nhiên tôi không cảm thấy như thế.

Mark Zuckerberg thích sử dụng từ “cộng đồng” khi nói về công ty của mình và vai trò xã hội của nó. Ông đã sử dụng từ này một lần nữa khi được nhắc nhở để giải thích Facebook là gì trước hội đồng Thượng viện vào đầu tuần này. Ông đã giải thích về sứ mệnh của Facebook trong việc xây dựng một “cộng đồng toàn cầu” trong bài luận dài vào tháng Hai năm 2017. Quan điểm đầy tham vọng và đôi mắt sáng rực của ông, như một số nhà quan sát đã chỉ ra, chứa đầy các ý niệm về tiềm năng thay đổi tích cực nhưng nổi bật, tuy nhiên lại không có khái niệm về trách nhiệm đi kèm với tiềm năng đó. Zuckerberg đã gắn bó với câu thần chú yêu thích của ông “chúng tôi chỉ là một nền tảng và không liên quan gì đến nội dung” trong nhiều năm, và nó đã không còn cho tới khi ông phải điều trần trước Quốc hội và thừa nhận rằng trách nhiệm nằm ở Facebook.

“Cộng đồng” là một từ ấm áp cho thấy sự bao dung và nhấn mạnh các liên kết ngang giữa con người. Nhưng Facebook thực sự là một cộng đồng như thế nào và cộng đồng này hoạt động ra sao? Một số nhà khoa học chính trị không ngần ngại sử dụng phép ẩn dụ của một nhà nước có chủ quyền độc đoán, với vua Mark I làm người quản lý của nó. Thật vậy, Zuckerberg đóng vai trò là Giám đốc điều hành và là cổ đông kiểm soát của công ty. Sau khi thử nghiệm với một số hình thức quản trị doanh nghiệp dân chủ trên nền tảng này, Zuckerberg đã từ bỏ những nỗ lực này vào năm 2012. Mark cũng lặp lại nhiều lần rằng mình sẽ không sớm rời khỏi. Nền tảng càng lớn thì cấu trúc quản lý càng trở nên cứng nhắc, trong khi sự trì trệ của thể chế càng làm cho thay đổi khó thực hiện hơn. Tại thời điểm này, ngay cả khi Zuckerberg đột nhiên nắm lấy một chương trình nghị sự mới mang tính trách nhiệm xã hội, thì không có gì bảo đảm nó sẽ thành hiện thực chỉ trong vài cú nhấp chuột. Tuy nhiên, bước vào phòng điều trần của Quốc hội, Zuckerberg đã chuẩn bị phản đối bất kỳ đề xuất nào về sự tan rã của công ty. Những ghi chép bị rò rỉ của ông thậm chí còn chỉ ra một phản đối ái quốc đối với ý tưởng này, nếu nó được đưa ra: sự tan rã như vậy sẽ tăng cường sức mạnh đối thủ Trung Quốc.

Như bất kỳ thực thể có chủ quyền, Facebook cũng dính vào chính trị. Thực tế là công ty đóng góp cho chiến dịch không có gì đáng ngạc nhiên – trên thực tế, những khoản này là khá khiêm tốn so với doanh thu mà họ đưa ra. Điều thú vị hơn đó là, theo nghiên cứu học thuật, Facebook (cùng với các công ty công nghệ khác) chủ động duy trì các mối liên hệ với các chiến dịch chính trị ở cả hai phía, cung cấp cho các ứng cử viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ các công cụ và chuyên môn tiên tiến để giúp họ tận dụng tốt nhất năng lực chính trị của nền tảng.

Sự gắn kết thể chế này có thể là một trong những lý do khiến Mark Zuckerberg không bị ảnh hưởng sau nhiều giờ làm việc trước cả hai Viện của Quốc hội trong tuần này. Một số người dự kiến ​​phiên điều trần sẽ trở thành một cuộc chỉ trích công khai, song về cơ bản cuộc điều trần đã được giảm xuống thành cuộc giới thiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội cho Thượng nghị sĩ về các Ủy ban Tư pháp và Thương mại, và ở một góc độ nào đó, có sự căng thẳng tuy nhiên vẫn là sự trao đổi có thể kiểm soát với các thành viên của Hạ viện. Cùng với việc đóng góp bộ sưu tập các meme vui nhộn, các buổi điều trần đặt ra một câu hỏi phiền toái: nếu Quốc hội Hoa Kỳ không thể hướng giám đốc điều hành của Facebook đến mối quan tâm an ninh quốc gia nghiêm trọng, thì ai có thể? Rõ ràng, những người hiện đang chịu trách nhiệm với đất nước đang không đồng bộ với những chính sách mới của Facebook. Cho đến nay, người quản lý cơ sở hạ tầng truyền thông có ảnh hưởng nhất thế giới này đã không thể hiện sự khôn ngoan để tận dụng khả năng kiểm soát ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Zuckerberg là không giới hạn, và quan điểm của những nhà cai trị lâu đời có lẽ thường có xu hướng thay đổi mạnh mẽ.

Đối với những người vỡ mộng với hệ sinh thái truyền thông xã hội hiện tại và việc lãnh đạo không có khả năng giải quyết những sai lầm, lĩnh vực Blockchain đưa ra những tiềm năng mới. Steemit, mặc dù không phải là không có những hạn chế của riêng mình, đã cho thấy tính khả thi của mô hình sản xuất nội dung phân quyền. Các tờ báo mới như Civil, DNN, và MediaSifter đang đưa ra các kiến ​​trúc nhằm mục đích đưa các tin tức nóng hổi bằng cách sử dụng các hệ thống khuyến khích mới và xác minh sự hợp tác. Khi nền kinh tế truyền thông xã hội nổi trội đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn về lòng tin, cộng đồng Blockchain nên tham gia, thu hút những người đang tìm kiếm sự thay đổi.

MỚI CẬP NHẬT

Giá Coin hôm nay 25/11: Bitcoin và các altcoin lớn quay đầu giảm khi...

Bitcoin quay đầu về dưới $96.000 nhưng sau đó đã nhanh chóng lấy lại đà phục hồi và khép lại ngày hôm qua trong...

Chủ tịch FSC Hàn Quốc bác bỏ khả năng xây dựng kho dự trữ...

Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) Hàn Quốc, Kim Byung-hwan, đã bác bỏ khả năng xây dựng kho dự trữ Bitcoin...
4-altcoin-tang

Dòng tiền có thể chảy vào 4 altcoin này khi giá Bitcoin đi ngang

Bitcoin đã giảm xuống dưới mức $96.000 vào ngày 24 tháng 11, cho thấy các trader ngắn hạn đang chốt lời gần ngưỡng $100.000....
MicroStrategy ‘tích cực theo đuổi’ việc mua thêm Bitcoin

Michael Saylor gợi ý MicroStrategy có thể thực hiện một đợt mua Bitcoin lớn...

Michael Saylor, đồng sáng lập MicroStrategy, vừa ám chỉ khả năng công ty sẽ tiếp tục gia tăng lượng Bitcoin nắm giữ sau khi...

500 triệu đô la WBTC bị đốt sau thông báo delist của Coinbase và...

Vào ngày 19 tháng 11 năm 2024, Coinbase đã công bố quyết định ngừng niêm yết Wrapped Bitcoin (WBTC) trên nền tảng của mình,...

Thanh lý đạt $490 triệu khi Bitcoin thoái lui, altcoin tăng vọt

Bitcoin đã thoái lui sau khi không thể vượt qua mốc $100.000 vào ngày 24 tháng 11, dẫn đến một trong những sự kiện...

Tether phát hành thêm 3 tỷ USDt, tổng cộng lên tới 13 tỷ đô...

Nhà phát hành stablecoin Tether đã phát hành thêm 3 tỷ USDt vào ngày 23 tháng 11 trên các mạng Ethereum và Tron, trong...
ethereum

Công nghệ ZK dựa trên hash có thể chống lượng tử Ethereum

Tiến sĩ XinXin Fan, trưởng bộ phận mật mã tại IoTeX, gần đây đã đồng tác giả một bài viết nghiên cứu có tiêu...
xrp

XRP tăng vọt lên mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la, nhưng...

Ripple (XRP) đã đạt mức cao nhất trong năm là 1,63 đô la vào ngày 23/11. Tuy nhiên, đà tăng giá yếu dần đã...

2 chất xúc tác chính sắp đưa Solana (SOL) lên mức kỷ lục mới

Solana (SOL) đã đạt mức đỉnh kỷ lục mới tại $264,39 trong phiên giao dịch ngày 23 tháng 11. Kể từ đó, SOL đã...
sec

SEC Hoa Kỳ phạt kỷ lục 8,2 tỷ đô la từ 583 hành động...

Năm tài chính 2024 đánh dấu một bước đột phá lịch sử đối với Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC),...

Mục tiêu giá cuối năm 2025 của Bitcoin là $180.000: Nhà sáng lập TYMIO

Theo Georgii Verbitskii - nhà sáng lập nền tảng tài chính phi tập trung TYMIO, giá Bitcoin sẽ giao dịch trong khoảng từ $100.000...

Tin vắn Crypto 24/11: Mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin...

Từ nhận định mùa Altcoin đến gần khi sự thống trị của Bitcoin giảm mạnh 3,65% trong tuần đến Úc tham vấn về khuôn...
tho-dao-btc

Thợ đào bán ròng khi giá Bitcoin không thể vượt $100.000

 Gần đây, các thợ đào Bitcoin (BTC) đã tích cực giảm lượng nắm giữ của mình khi giá đồng coin này tiếp tục dao động...

Cantor Fitzgerald đã đồng ý mua 5% cổ phần của Tether với giá lên...

Howard Lutnick, CEO và là cổ đông lớn của Cantor Fitzgerald, từng đảm nhiệm vai trò đồng chủ tịch đội chuyển giao quyền lực...

Bitcoin đứng trước nguy cơ bank run, dẫn đến vòng xoáy tử thần: Nhà...

Justin Bons, nhà sáng lập kiêm CIO của Cybercapital, một quỹ đầu tư tiền điện tử châu Âu, đã đưa ra cảnh báo về...