Theo một số quan điểm trong giới, tuy Bitcoin hầu như đã thoát khỏi tầm giám sát của chính phủ, nhưng các cơ quan quản lý vẫn đang khảo sát liệu có nên quản lý các đồng tiền kỹ thuật số hiện được giao dịch rộng rãi giống như chứng khoán hay không.
Ether – đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới sau Bitcoin với giá trị thị trường đến 67 triệu USD
Cuộc khảo sát bao gồm tiêu điểm tập trung vào Ether, đồng tiền đại diện cho mối đe dọa đáng kể đối với không gian tiền mã hóa nhưng cho đến nay chưa từng chịu áp lực điều chỉnh nào từ nguy cơ lừa đảo tiềm tàng trên thị trường đối với loại tài sản này. Đến nay các cơ quan quản lý vẫn chưa đặt vấn đề liệu các quy tắc được thiết lập dành cho cổ phiếu có nên áp dụng cho các loại tiền ảo như Ether – đồng tiền mã hóa có giá trị cao thứ hai trên thế giới sau Bitcoin với giá trị thị trường 67 tỷ USD.
Cuộc phân tích tiến hành bởi các cơ quan quản lý hàng hóa và chứng khoán liên bang, nhằm xem xét những nhà sáng lập tiền mật mã khác ngoài Bitcoin có ảnh hưởng đáng kể gì đến giá trị của đồng tiền không, có giống như việc giá cổ phiếu của công ty phụ thuộc vào người quản lý và chiến lược cũng như hiệu suất và các khoản đầu tư của họ không. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã nhìn nhận Bitcoin là một loại hàng hóa, tức nó không phải tuân theo luật bảo vệ nhà đầu tư được thực thi bởi Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Có người nói một số cơ quan quản lý cho rằng Ether đang ở trong “vùng xám”, nhưng họ tin sự ra đời của nó vào năm 2014 có lẽ là đợt bán chứng khoán bất hợp pháp. Những người ủng hộ Thung lũng Silicon như công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz không đồng ý với nhận định đó, khẳng định không có bất cứ cá nhân hay thực thể nào đứng đằng sau Ether hoặc chịu trách nhiệm điều khiển giá trị của nó.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, các công ty phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu phải đăng ký dịch vụ với SEC và cung cấp chi tiết rộng rãi đến các nhà đầu tư; hoặc hạn chế phát hành chỉ dành cho các tổ chức tinh hoa và cá nhân giàu có. Các nhà sáng lập Ether đã không đăng ký đợt bán nào trong năm 2014 và bán coin cho bất kỳ ai sẵn sàng mua.
Bất cứ quyết định nào từ các cơ quan quản lý coi Ether là chứng khoán có thể châm ngòi cho cơn sốt bán ra ồ ạt tại các địa điểm giao dịch lớn cho phép các nhà đầu tư mua bán như Coinbase. Sàn Coinbase đã thảo luận việc đăng ký giấy phép với SEC để hoạt động như một công ty môi giới, đồng thời cũng là quy trình có thể công khai tuyên chiến với Ether bởi vì các công ty môi giới hiện tại không thể kinh doanh loại chứng khoán chưa đăng ký.
Cựu chủ tịch CFTC Gary Gensler phát biểu hồi tuần trước, sử dụng chữ viết tắt của hai đồng tiền ảo rằng: “có quan điểm sắc bén cho rằng một trong hai hoặc cả hai đồng tiền ETH và XRP của Ripple là chứng khoán không tuân thủ quy định”.
Nhà phát triển Ether lập luận rằng nó phục vụ mục đích ngoài việc giao dịch. Những người chạy chương trình Ethereum trên máy tính của họ được trả bằng ETH – một chức năng cần thiết cho một dự án phi tập trung.
Bên ủng hộ Ether, bao gồm công ty Andreessen Horowitz cũng lưu ý rằng Ether được khai thác hoặc tạo ra bởi cộng đồng người dùng rộng lớn của nó chứ không phải cá nhân hay thực thể nào.
Ether “đã trở nên phân quyền do vậy không nên coi nó là chứng khoán”, như nhóm nhà đầu tư mạo hiểm bao gồm công ty Andreessen và Union Square Ventures đề cập trong bản đề xuất miễn trừ quy định rộng rãi đệ trình lên SEC vào cuối tháng Ba.
Coinbase từ chối bình luận về các câu hỏi từ các cơ quan quản lý về Ether.
Các nhà phát triển tiền mật mã và một số luật sư đại diện trong ngành bày tỏ nỗi thất vọng vì SEC tiếp tục triển khai cuộc thử nghiệm pháp lý bí ẩn nhằm xác định “số phận” của thế hệ tài sản mới giống như Ether.
Đặt tên theo vụ kiện tại Tòa án Tối cao năm 1946 liên quan đến quyền lợi trong một khu rừng cam, “phép thử Howey” yêu cầu các cơ quan quản lý phải xác định liệu khoản đầu tư có được thực hiện tại “doanh nghiệp phổ biến” hay không; và lợi nhuận kỳ vọng có phụ thuộc vào nỗ lực của những người khác hay không.
Các cơ quan quản lý đã nghiên cứu vai trò của các nhân tố trung ương như Ethereum Foundation – tổ chức phát triển Ether và giám sát các cải tiến mạng lưới phần mềm của họ, trong việc điều khiển giá trị của tài sản. Ví dụ, nền tảng này trả tiền cho chương trình “bug bounty”, trao thưởng cho những lập trình viên khắc phục được lỗ hổng mã của Ether; đồng thời mang lại các cải tiến phi lợi nhuận có thể thúc đẩy giá trị của đồng tiền.
Các cơ quan quản lý cũng đang nghiên cứu những yếu tố khác đóng góp vào sự biến động về giá của Ether, trong đó có yếu tố xoa dịu quan điểm xem nó là chứng khoán. Ví dụ, chính phủ đang xem xét nhu cầu xuất phát từ những người sử dụng Ether để chạy các ứng dụng trên nền tảng phần mềm của nó.
Một người tham gia khảo sát cho biết: “Áp dụng những yếu tố trên, đồng tiền vẫn còn chút gì đó trong vùng xám”.
Một nhóm cơ quan quản lý gồm các quan chức cấp cao từ SEC và CFTC dự kiến tổ chức thảo luận vấn đề này vào ngày 7/5.
Nền tảng Ethereum khẳng định không kiểm soát cung hay cầu của Ether, và họ sở hữu ít hơn 1% số Ether đang lưu thông.
Quỹ Ethereum đã huy động được hơn 31.000 Bitcoin, tương đương 18,3 triệu USD vào tháng 7/2014 khi họ bán ra khoảng 60 triệu Ether. Bởi vì nền tảng đã kêu gọi vốn để xây dựng nền tảng Ethereum, và các nhà đầu tư có lẽ đã mua Ether tích trữ phát hành và làm tăng giá trị của tài sản nên thương vụ này giống với việc phát hành chứng khoán.
Nhưng không có nghĩa Ethereum phải duy trì một loại chứng khoán, theo một số người ủng hộ tiền kỹ thuật số. Thay vào đó, các loại tiền ảo như Ether có thể trở thành sản phẩm tiêu dùng vì dự án blockchain của công ty trở nên có chức năng, tức là các lập trình viên trên khắp thế giới thực hiện tính toán để sử dụng hoặc tạo ra Ether chứ không phải chính nền tảng hay đội phát triển của nó.
Ông Gensler nói: “Chưa từng có tiền lệ pháp lý cho Ether”.
Giám đốc nghiên cứu tại Coin Center, Peter Van Valkenburgh, nói qua tuyên bố Ethereum là chứng khoán: “Nó sẽ tạo ra tình cảnh rối ren trong chính sách đổi mới của Hoa Kỳ và rất nhiều rào cản không cần thiết”.
Theo TapChiBitcoin/The Wall Street Journal