Định giá trái phiếu.
Giả sử bạn là giám đốc tài chính của một công ty sở hữu một số trái phiếu tồn đọng và bạn muốn phát hành một khoản trái phiếu mới, và bạn đang cố gắng xác định mức lãi suất sẽ phải trả cho trái phiếu mới. Làm thế nào đây? Phương pháp truyền thống là mở cửa văn phòng, bạn sẽ thấy một nhóm chuyên gia ngân hàng đầu tư chờ đợi trước cửa. Mỗi người họ sẽ mang theo một tài liệu đầu tư, trong đó có một trang viết rằng “Định giá trái phiếu mới phát hành chỉ định cho Tập đoàn XYZ” (nếu cẩn trọng hơn, họ sẽ thay thế “Tập đoàn XYZ” bằng tên công ty của bạn), và bạn chỉ cần nhìn vào mục định giá đó, từ đó nảy sinh ý tưởng hay ho về cái giá phải trả cho trái phiếu mới. Lật sang trang khác, có thể bạn sẽ thấy một vài dữ liệu bổ trợ — các biểu đồ lợi suất trái phiếu hiện tại của bạn, các mục chuyển nhượng trái phiếu mới phát hành cho các tổ chức phát hành gần đây trong khu vực của bạn với mức xếp hạng tín nhiệm tương tự, v.v… – chúng đóng vai trò chứng minh việc định giá biểu thị, đồng thời cho bạn thấy các ngân hàng đã giúp được gì cho bạn và bạn nên biết ơn họ như thế nào.
Phương pháp thay thế – phần nào phổ biến tại các tổ chức lớn phát hành trái phiếu thường xuyên và phức tạp – chỉ cần tìm dữ liệu bổ trợ, xem xét và rút ra kết luận của riêng bạn. Nếu bạn còn tồn đọng rất nhiều trái phiếu và họ thì giao dịch nhiều, mức giao dịch của những trái phiếu đó sẽ mang đến dấu hiệu lãi suất khá tốt mà bạn phải trả cho trái phiếu mới. Nếu bạn đã có kinh nghiệm lâu dài về hoạt động phát hành trái phiếu mới, và biết quan sát đối thủ cạnh tranh cũng phát hành trái phiếu như bạn, có lẽ bạn sẽ cảm thấy mình phải chi trả thêm khoản gì đó trên các mức giao dịch đó để thực hiện trái phiếu mới. Nó không khó đến mức độ kinh khủng, và nếu bạn đã “lăn lộn” trong ngành đủ lâu cũng như đủ tỉnh táo, bạn sẽ có cảm giác tốt giống như các ngân hàng thôi. Vì vậy bạn sẽ ít bị lệ thuộc vào họ hơn. Bạn vẫn sẽ tuyển các ngân hàng để thực hiện lệnh giao dịch trái phiếu cho bạn nhưng mối quan hệ của bạn với họ sẽ mang tính hàng hóa cao hơn. Bạn không cần cảm thấy biết ơn đối với họ vì họ lập ra biểu đồ tuyệt vời về nơi giao dịch trái phiếu của bạn. Bạn biết trái phiếu của mình giao dịch ở đâu.
Nhưng phần lớn các công ty đều không phải là nhà phát hành trái phiếu lớn, phức tạp và thường xuyên, và hầu hết CFO đều có công việc khác để làm hơn là chú ý đến các mức giao dịch trái phiếu và chuyển nhượng trái phiếu mới phát hành, họ hoàn toàn có thể dựa vào chuyên môn của các ngân hàng đầu tư mà họ thuê. Các ngân hàng đầu tư dành cả ngày suy đi tính lại về trái phiếu; tất nhiên họ biết nhiều hơn về trái phiếu so với các tổ chức phát hành. Họ được trả tiền cho chuyên môn của mình, và chuyên môn đó không đơn thuần là kiến thức thô – tức là mức giao dịch của các trái phiếu so sánh được, cơ sở dữ liệu về các giao dịch gần đây – mà còn rất nhanh nhạy, gọi là Fingerspitzengefühl (tiếng Đức) – cảm giác trực quan về thị trường bắt nguồn từ kinh nghiệm thu thập và diễn giải kiến thức lâu năm.
Một vài đặc điểm kể trên dường như rất rất dễ để dạy cho robot:
Overbond, công ty khởi nghiệp tài chính – công nghệ ở Toronto muốn thay đổi mọi thứ…
Dịch vụ chính của công ty là tập hợp các thuật toán máy móc học hỏi chạy bởi các mạng lưới thần kinh, một loại trí thông minh nhân tạo dự đoán thời gian và giá cả của các trái phiếu mới phát hành. Dịch vụ này hoàn toàn phù hợp với thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Canada, và một phần hợp với thị trường Mỹ. Các thuật toán kéo dài qua mức xếp hạng tín nhiệm và dữ liệu thời gian thực về giao dịch thứ cấp cho công ty đó và các đồng nghiệp, trong số những yếu tố khác. Các dự báo gần đây về lợi suất trái phiếu mới phát hành trung bình đã giảm dưới 0,02 điểm phần trăm.
Một bên đăng ký mua thầu khoản nhu cầu phù hợp đối với trái phiếu mới, bao gồm lãi suất mà thị trường sẵn sàng chống chịu. Nó giúp các công ty quản lý doanh nghiệp đánh giá điều kiện thị trường và quyết định thời điểm phát hành trái phiếu và trong thời gian đáo hạn ra sao. Trong số 200 công ty Canada thường xuyên phát hành nợ thì đã có 81 công ty đăng ký dịch vụ của Overbond.
Tôi chắc chắn các mạng lưới thần kinh nói trên rất thông minh và sâu sắc, nhưng bạn có thể viết một thuật toán đơn giản ngu ngốc (lấy mức chênh lệch trái phiếu lưu động của nhà phát hành gần nhất trong kỳ hạn với trái phiếu mới đề xuất, nội suy, cộng chênh lệch đó vào lợi suất trái phiếu, tính trung bình các chuyển nhượng trái phiếu mới phát hành trong vài giao dịch gần nhất với hệ số xếp hạng tín nhiệm tương tự, cộng vào mức lãi suất của bạn, rồi dừng lại) giúp bạn hoàn thành một phần quá trình. Vấn đề ở đây không phải là “làm thế nào soạn một bản giao hưởng bất hủ” hay “làm sao đạt được lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất” hoặc “chiếm được trái tim người thương bằng cách nào?”. Câu hỏi ở đây là “đây là giá cả của nhiều trái phiếu, vậy giá trái phiếu tương tự nên là bao nhiêu?”. Một máy tính thực sự tính toán được vấn đề đó.
Nhắc lại, không phải mọi tổ chức phát hành nợ đều dựa vào các ngân hàng. Ngay cả khi bạn biết cái giá phải trả cho trái phiếu, bạn vẫn phải tìm đến ngân hàng để thực sự bảo lãnh nó. Và khi làm vậy, bạn không chỉ trả tiền cho ngân hàng để đổi lấy chuyên môn và kiến thức thị trường của họ. Chủ yếu bạn chi trả cho danh sách liên lạc của họ đấy — vì ngân hàng phải liên lạc các nhà đầu tư và bán trái phiếu hộ bạn – rồi trả tiền lần nữa để ngân hàng thực hiện công việc còn khuyết trước đó (hoặc thực hiện các khoản vay chưa thanh toán trước đó) cho bạn. Bạn cũng đang “móc hầu bao” cho tất cả các loại kỹ năng chuyên môn ngân hàng và những quy trình khác khó có thể đến nơi nào khác, bao gồm soạn thảo tài liệu chào bán trái phiếu, thu thập tiền từ người mua và chuyển đến chỗ bạn, v.v…
Tuy nhiên, các ngân hàng thị trường vay vốn có thể thấy tất cả yếu tố nói trên là hơi rắc rối. Danh bạ cũng có thể tự động hóa. Dù ngân hàng đầu tư thực sự bán cái gì đi nữa thì phần lớn sản phẩm họ tự cho là đang bán chính là chuyên môn tài chính. Khi các công ty muốn tương tác với thị trường tài chính, họ tìm đến các ngân hàng đầu tư, bởi vì những chuyên gia ở đó biết rõ thị trường tài chính. Tuy một số kiến thức về thị trường tài chính khá khó thấy, trực quan, đa diện và khó có thể rút gọn thành thuật toán hoặc thậm chí mạng lưới thần kinh. Nhưng có lẽ… phần lớn kiến thức… không như thế ? Nếu các máy tính biết về thị trường “rành” hơn cả các ngân hàng thì họ lâm vào thế thua thiệt.
Ngân hàng Deutsche Bank.
Một vấn đề ở những thay đổi chiến lược liên tục của Ngân hàng Deutsche Bank dưới đây, khi họ cố gắng xác định nếu phải chiến đấu để duy trì vị thế ngân hàng dịch vụ đầy đủ toàn cầu đầy tham vọng hoặc (kế hoạch hiện tại) gói gọn thành “nhiều Deutsche hơn, ít ngân hàng đi”:
Ví dụ, nhánh ngân hàng ở Mỹ có thể sẽ đi đến sa thải một số dealmaker mà ngân hàng thu hút họ với các gói bồi thường trị giá hàng triệu đô la trong những năm gần đây, theo các giám đốc điều hành và những người khác trong nội bộ Deutsche Bank phát biểu giấu tên nhằm tránh gây nguy hiểm cho sự nghiệp.
Tuần trước, ngân hàng nói với nhân viên rằng họ sẽ đóng cửa văn phòng tại Houston. Bốn năm trước, ngân hàng đã bỏ ra khoản đầu tư lớn vào văn phòng này, chiêu mộ nhóm chuyên gia ngân hàng đầu tư rong ngành dầu khí từ Citigroup. Một giám đốc cấp cao nhấn mạnh rằng ngân hàng vẫn nhìn nhận sự hiện diện của mình ở New York, San Francisco và Chicago như là các đơn vị tài chính cần thiết của doanh nghiệp.
Một mặt, có lẽ bạn phải thấy ngớ ngẩn nếu gần đây bị Deutsche Bank “gài tròng” vào hoạt động kinh doanh mà bây giờ sắp sửa đóng cửa. Mặt khác, có lẽ những “gói bồi thường hàng triệu đô la” đó mang ý nghĩa chỉ trả cho tính bất ổn của ngân hàng. Nếu bạn bị Deutsche Bank “gài” trong chiến lược trước đó của họ, có lẽ bạn đã lường trước tình cảnh bấp bênh và nhận bảo hiểm cho sự bất ổn đó. Bạn cho Deutsche cơ hội loại bỏ bạn, và bây giờ nó đang xảy ra nhưng tôi hy vọng ít nhất bạn được trả tiền vì thế.
“Những người thân cận cho hay việc cắt giảm lao động có thể mở rộng ảnh hưởng đến khoảng 20% lực lượng lao động của Mỹ”, dường như rất nhiều trong môi trường ngân hàng cơ bản lành mạnh. Mark Fedorcik, đồng đứng đầu các hoạt động của ngân hàng ở châu Mỹ cho biết: “Những nhân viên được ở lại nên cảm thấy khích lệ từ đợt sàng lọc này, tập trung vào thành phần hiệu quả kém trong nhiều lĩnh vực. Tôi không chắc! Hành động sa thải sống còn trong doanh nghiệp cốt lõi rất đáng khích lệ: Nếu bạn tự tin rằng ngân hàng cần giữ nhân lực, và bạn được ở lại trong khi người khác ra đi, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn là nhân tố quan trọng. Sa thải sống còn trong doanh nghiệp đang lụi tàn chỉ kéo dài nỗi đau đớn thôi: Bạn lo lắng ngân hàng sẽ không giữ chân ai, bạn cũng có thể kết thúc công việc luôn; những người ra đi đầu tiên thường được hưởng các gói cắt giảm nhân lực tốt nhất và thời gian tìm việc ở nơi khác cũng dễ dàng nhất. Và đó là “kế hoạch quay vòng toàn cầu lần thứ tư trong ba năm” của Deutsche Bank, vì thế tôi không hiểu tại sao bạn lại vơ bất cứ thứ gì làm tín hiệu đặc biệt dài hạn.
Về động thái di chuyển nhân sự, các nhân viên của Bank of America ở London không hứng thú trước việc phải chuyển đến Dublin “sau khi quan sát quỹ đạo hoạt động của lớp nhân viên bị chuyển đến Chester trước đó”.
Không phải tất cả nhân viên đều tỏ thái độ về Dublin. Một người nói rằng anh ta giữ thái độ cởi mở. Người khác cho rằng chuyển sang thủ đô Ireland ít ra vẫn tốt hơn Charlotte, Bắc Carolina, nơi đặt trụ sở chính của Bank of America.
(còn tiếp…)
Theo TapChiBitcoin/Bloomberg.
Xem thêm
Định giá trái phiếu bằng những cách mới [Phần 2] – Tiền mã hóa và Neo giá