Hàn Quốc càn quét các coin có rủi ro cao, 11 trong 20 sàn giao dịch nối tiếp hủy niêm yết

Updated: 16/06/2021 at 22:23

Trong bối cảnh các cơ quan quản lý ngày càng giám sát chặt chẽ và đưa ra nhiều yêu cầu, nhiều sàn giao dịch của Hàn Quốc đang sàng lọc các tài sản mà họ hỗ trợ để hủy niêm yết hoặc thêm các coin có rủi ro cao vào danh sách cảnh báo nhà đầu tư.

Hàn Quốc

Thị trường tiền điện tử của Hàn Quốc tiếp tục biến đổi dưới sức nặng của áp lực pháp lý. Các sàn lớn như Upbit đã chuyển sang hủy niêm yết hoặc đưa ra cảnh báo đối với nhiều tài sản kỹ thuật số cụ thể mà họ đánh giá là có rủi ro cao cho nhà đầu tư trong tuần này.

Theo các phóng viên địa phương, xu hướng bắt nguồn từ việc cơ quan quản lý tài chính can thiệp sâu hơn vào hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử. Tuần trước, Đơn vị tình báo tài chính (FIU) của Hàn Quốc được cho là đã liên hệ với 33 nền tảng giao dịch để cảnh báo họ sẽ tiến hành tham vấn thực địa trước ngày 24/9.

Các cuộc tham vấn này nhằm mục đích kiểm tra xem doanh nghiệp có tuân thủ quy định của Đạo luật giao dịch tài chính (có hiệu lực vào tháng 3 năm nay) hay không.

Ubit đã hủy niêm yết Maro, Paycoin, Observer, Solve.Care và Quiztok vào tuần trước và đưa ra cảnh báo trên trang web tiếng Anh của mình đối với 6 tài sản vào ngày 11/6, kích hoạt quy trình xem xét kéo dài một tuần để đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên hay không hủy niêm yết 6 tài sản đó. Như Korean Herald lưu ý, việc hủy niêm yết ban đầu đã khiến giá coin giảm mạnh, từ 50–70%. Ngoài các cảnh báo đầu tư được đăng tải bằng tiếng Anh, cảnh báo đầu tư mới của Upbit được báo cáo mở rộng đến 25 tài sản khác nhau, tương đương khoảng 14% coin được niêm yết trên nền tảng.

Ngoài Upbit, có tổng cộng 11 trong số 20 sàn giao dịch có chứng chỉ Hệ thống quản lý bảo mật đã thực hiện các động thái tương tự. Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính của Hàn Quốc trong tuần này cũng đã liên hệ với nhiều sàn và yêu cầu họ cung cấp thông tin chi tiết về việc hủy niêm yết hoặc tạm ngừng tài sản.

Ngoài liên lạc trực tiếp giữa các cơ quan với sàn giao dịch, Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC) của Hàn Quốc được giao nhiệm vụ giám sát thị trường tiền điện tử, đã thành lập 5 nhóm làm việc mới. Mỗi nhóm sẽ phụ trách các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến việc thực hiện quy định mới về tiền điện tử của Hàn Quốc, từ việc tư vấn cho các sàn giao dịch đăng ký hoặc làm việc với Quốc hội để ban hành biện pháp nhằm cải thiện hệ sinh thái tiền điện tử của đất nước.

Nhiệm vụ được giao cho các nhóm thể hiện ngay trong danh pháp của họ: Nhóm tình huống hàng ngày, Nhóm báo cáo và phản hồi, Nhóm tư vấn tại chỗ, Nhóm thị trường vốn và Nhóm cải tiến hệ thống. Dưới sự bảo trợ của FIU, các nhóm sẽ làm việc cùng với Văn phòng chống rửa tiền của Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính, Trụ sở chính của thị trường sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Trung tâm lưu ký chứng khoán Hàn Quốc, Liên đoàn ngân hàng Hàn Quốc và Công ty IT tài chính Koscom.

Đầu tuần này, chính sách mới của FSC yêu cầu các ngân hàng phân loại khách hàng “có rủi ro cao”. Cơ quan cũng đã làm rõ lộ trình của mình để đảm bảo các sàn đang muốn được cấp quyền phải giám sát giao dịch chặt chẽ và tuân thủ yêu cầu về ID người dùng. Sau thời hạn cuối cùng vào ngày 24/9, các quan chức tình báo tài chính sẽ được giao trách nhiệm theo dõi hoạt động giao dịch của các sàn nộp đơn trong thời gian xem xét là 3 tháng.

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Khi thị trường crypto bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng, các nhà đầu tư đang ráo riết tìm kiếm những altcoin có khả năng mang lại lợi nhuận đột phá. Bước vào giai đoạn tiếp theo của thị trường tăng giá, một số token đã bắt đầu thể hiện... ...

Thị trường RWA (tài sản trong thế giới thực) trên Arbitrum đang bùng nổ, kéo theo đà tăng giá mạnh mẽ cho đồng altcoin này. Theo dữ liệu từ Messari và Entropy Advisors, tổng giá trị tài sản mã hóa bị khóa (TVL) trên Arbitrum đã vượt mốc 310 triệu... ...

Bitcoin đã chính thức vượt qua mức 118.000 USD, đánh dấu một cột mốc cao nhất mọi thời đại mới và gây chấn động giới đầu tư tiền điện tử toàn cầu. Sự bứt phá này không chỉ là dấu hiệu của sự phục hồi mạnh mẽ mà còn mở... ...

Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Binance, Changpeng Zhao (CZ), đã mạnh mẽ bác bỏ các báo cáo gần đây từ Bloomberg, trong đó cho rằng ông có mối liên hệ với một đồng stablecoin mang tên USD1, do World Liberty Financial (WLF) phát hành — một công... ...

Dù truyền thông thường nhấn mạnh đến “phi đô la hóa” (de-dollarization), thực tế thì nhu cầu sử dụng đồng đô la Mỹ trên toàn cầu đang tăng mạnh chưa từng thấy. Hơn 4 tỷ người và hàng triệu doanh nghiệp đang tìm cách tiếp cận USD thông qua stablecoin... ...

[Bài viết Quảng Cáo] Khi thị trường tài chính kỹ thuật số tiếp tục phát triển và định hình lại cuộc sống hàng ngày, mọi người trên toàn thế giới đang có cơ hội tự đưa ra quyết định đầu tư — bao gồm việc tham gia vào các nền... ...

Vào thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch ở mức 118.158 USD, sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 118.856 USD vào hôm qua. Cột mốc này một lần nữa khẳng định sự lạc quan trong cộng đồng đầu tư, khi tâm lý tích cực... ...

Tính đến nửa cuối năm 2025, tỷ lệ ETH được staking đã đạt mức cao kỷ lục 29,39%, tiến sát mốc 1/3 tổng nguồn cung toàn mạng Ethereum. Để so sánh, vào đầu năm nay, chỉ khoảng 28,1% nguồn cung ETH được staking, thậm chí đã giảm xuống mức thấp... ...

Sau nhiều tuần dao động quanh mức thấp cục bộ, giá Pi Coin đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực. Vào ngày 10 tháng 7, token này đã bật tăng từ mức 0,46 đô la lên 0,51 đô la, một động thái đáng khích lệ... ...

Thị trường crypto hôm nay đã chứng kiến một đợt bùng nổ mạnh mẽ, phản ánh sự gia tăng rõ rệt nhu cầu đầu tư mạo hiểm của các trader. Điểm nhấn đặc biệt là sự bứt phá mạnh mẽ của các altcoin hàng đầu, khi hầu hết đều ghi... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode