Các nhà đầu tư, người đam mê, và các nhà quan sát tiền mã hóa lớn đều nhận thức được số lượng “shitcoin” đang lưu hành. Tuy nhiên, Wall Street Journal cho rằng số lượng các loại tiền mã hóa lừa đảo hiện nay có thể cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đó, trích dẫn một con số ước tính hơn 200.
Loại nào hợp pháp nhất trong số tất cả?
Đối mặt với áp lực cao nhất là hình thức ICO, một phương pháp gây quỹ mới rất nổi tiếng từ năm 2017 sau khi biến một số người trở thành triệu phú chỉ qua một đêm.
Trong số 1,450 token được phân tích, 271 đã có những dấu hiệu nguy hiểm đặc biệt, và được tìm thấy với các tài liệu “đạo” thông tin từ bên ngoài, đồng thời có các danh sách nhóm thực hiện giả mạo hoặc đưa ra tuyên bố không tưởng, tất cả đều biểu thị những tính chất của một mưu đồ lừa đảo.
Hơn nữa, hầu hết “sách trắng” – vốn thảo luận chi tiết về công nghệ và ứng dụng của dự án – được tìm thấy sao chép nguyên văn từ các dự án khác, thậm chí còn sao chép ngay cả tên nhóm thực hiện và tuyên bố nhiệm vụ trong một số trường hợp. Ngoài ra, các dự án này còn sao chép các kế hoạch quảng cáo, tính năng bảo mật và ghi chú của nhà phát triển.
Được biết, các nhà lập trình tự do trên các trang web việc làm phổ biến cung cấp dịch vụ của họ chỉ với số tiền ít ỏi là 100 đô la và thường là họ có thể có một đoạn mã nhỏ mà họ giữ lại và thay bằng những từ khác nhau cho các dự án khác nhau.
Bradley Bennett, trước đây là Cơ quan quản lý ngành tài chính (FINRA), đã phát biểu một cách hoàn hảo về chuyện này:
“Câu từ được sao chép, sự vắng mặt của các nhân viên có tên trên danh sách và những lời hứa hẹn lợi nhuận cao là những dấu hiệu cảnh báo cho các nhà đầu tư.”
Các nhà đầu tư thiếu thận trọng nhất có thể sẽ phải đối mặt với kết quả đắt đỏ.
Mặc dù có vô vàn các yêu cầu và lời khuyên về việc tiến hành nghiên cứu sâu rộng trước khi tham gia vào một ICO, các nhà đầu tư ngây thơ đã “quyên góp” 1 tỷ USD vào 271 dự án này, thậm chí một số người trong số họ vẫn đang tiếp tục gây quỹ.
Cho đến nay, chỉ có tổng cộng 273 triệu USD đã được hoàn trả dưới hình thức kiện tụng, điều này cho thấy các nhà đầu tư vẫn không biết gì về bản chất thực sự của các dự án này.
Sự hấp dẫn của ICO như một phương pháp gây quỹ là không thể phủ nhận ấn tượng, với hơn 9 tỷ USD được huy động dưới hình thức tiền mã hóa từ năm 2017, theo một báo cáo của Satis Group.
Trong một nỗ lực để ngăn chặn tổn thất lớn cho các nhà đầu tư, SEC (Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch) của Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động, và gần đây đã thực hiện một hoạt động khá sáng tạo – tạo một ICO giả – để giới thiệu các nhà đầu tư nhằm chỉ ra các kiểu lừa đảo phổ biến.
Một số cảnh báo chính thức đã được phát hành bởi SEC trong quá khứ, cả cho các nhà đầu tư và các dự án tiền mã hóa, để thông báo cho họ về việc tuân thủ các quy định một cách thận trọng và hình phạt cho vi phạm tương ứng. Ngoài ra, cơ quan quản lý đã điều tra các dự án gây tranh cãi vốn thường đưa ra các tuyên bố kỳ lạ, chẳng hạn như hứa hẹn một số tiền cố định trong lợi nhuận sau một khoảng thời gian nhất định.
Một ví dụ là Plexcorps, vốn đã huy động được hơn 15 triệu đô la với hứa hẹn lãi suất thu về hơn 1.300 phần trăm lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong thời gian ngắn chỉ một tháng.
Đương nhiên, SEC không ấn tượng với việc này.
Hãy giữ mình an toàn nhé các nhà đầu tư!
Tóm lại, CCN kêu gọi độc giả của mình tiến hành thẩm định trước khi đầu tư vào các dự án tiền mã hóa, và quan trọng nhất là đều cảnh giác về những đợt giveaway trên những trang web hoạt động bất bình thường, sử dụng hình ảnh chung chung và các đánh giá trực tuyến trên các diễn đàn có uy tín.
Không phải tất cả các loại tiền mã hóa đều là lừa đảo mặc dù, vì như vẫn có những dự án lớn trên thị trường có mục đích giải quyết các vấn đề trong thế giới thực và được hậu thuẫn bằng các quan hệ đối tác ấn tượng. Người nêu lên những suy nghĩ này thành lời nói là Mr.Bennett, một đối tác pháp luật tại Baker Botts LLP, cho biết:
“Sẽ có một số loại hợp pháp nổi bật lên từ điều này nhưng sẽ chỉ là một số ít – rất nhiều loại sẽ có vẻ như lừa đảo, với ít rào cản và quy định để có thể tham gia vào.”
Nguồn: Tapchibitcoin/ccn.com
Xem thêm:
- UAE khuyến cáo người dân nên cẩn trọng với các ICO lừa đảo.
- Savedroid ICO lừa đảo sau khi gọi vốn thành công 50 triệu đô la.
- Cảnh sát Hàn Quốc đột kích Startup đã ICO lừa đảo bằng xác tàu đắm 130 tỷ đô la.