Xem xét các chỉ báo on-chain Bitcoin (BTC), cụ thể hơn là chỉ báo lãi/lỗ thực tế (NRPL), để đánh giá trạng thái hiện tại của thị trường và xác định lý do cho sự tăng đột biến vào ngày 17 tháng 7 trong các chỉ số.
NRPL đã tăng đáng kể vào ngày 17 tháng 7. Nhìn vào chỉ số Coin Days Destroyed (CDD) được điều chỉnh theo nguồn cung thì thấy rằng điều này xảy ra khi các đồng coin được giữ trong một khoảng thời gian dài bị bán ra.
Lãi và lỗ thực tế
Chỉ báo Lãi/lỗ ròng thực tế cho thấy giá trị ròng của tất cả các giao dịch trên thị trường trong một ngày cụ thể. Nếu đồng coin này di chuyển ở mức giá thấp hơn UTXO gần đây nhất của nó, thì một khoản lỗ thực tế sẽ được ghi nhận. Nếu nó được chuyển với giá cao hơn, lợi nhuận thực tế được ghi nhận.
Do đó, để xác định tổng trạng thái của thị trường, chúng ta lấy lợi nhuận thực tế trừ đi khoản lỗ thực tế.
Thị trường chủ yếu ghi nhận khoản lỗ ròng kể từ ngày 13 tháng 5. Con số này lên đến đỉnh điểm vào ngày 25 tháng 6, khi khoản lỗ ròng thực tế 3.456 tỷ đô la được ghi nhận.
Xu hướng dường như đã đảo ngược vào ngày 17 tháng 7, khi 1.416 tỷ đô la lợi nhuận ròng thực tế được ghi nhận. Vì giá ở mức 31.548 đô la, không thay đổi đáng kể so với tuần trước nên số BTC được di chuyển trong ngày hôm đấy có thể được giữ từ năm 2020, khi giá dưới $ 30.000 hoặc BTC được mua ở mức đáy thấp nhất vào ngày 22 hoặc 26 tháng 6.
Nguồn: Glassnode
Việc chỉ báo NRPL chuyển từ dương sang âm và ngược lại là dấu hiệu của một xu hướng chưa được xác định. Điều tương tự cũng có thể nhìn thấy trong suốt phần lớn năm 2018, khi chỉ báo di chuyển lên trên và dưới vạch 0 nhiều lần trước khi có sự cố cuối cùng.
Nguồn: Glassnode
Ngược lại, NRPL có mức dương lớn và liên tục nằm trong vùng dương trong các đợt tăng giá, như đã thấy trong xu hướng tăng bắt đầu vào tháng 3 năm 2020 và dẫn đến mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 4 năm 2021.
Nguồn: Glassnode
Điều gì đã gây ra mức tăng đột biến vào ngày 17 tháng 7?
Chúng tôi đã trình bày trong phần trước rằng mức tăng đột biến NRPL vào ngày 17 tháng 7 là do holder dài hạn hoặc do các tổ chức mua ở mức đáy tháng 6 gây ra.
Nhìn vào Coin Days Destroyed (CDD) thì thấy rằng sự gia tăng đột biến xảy ra do holder dài hạn. CDD là một chỉ báo on- chain đo lường số ngày mà một đồng coin chưa được sử dụng trước khi giao dịch (transaction).
Do đó, giá trị cao cho thấy rằng một đồng coin đã được lưu trữ trong một khoảng thời gian rất dài cuối cùng đã di chuyển.
Vào ngày 17 tháng 7, CDD đã ghi nhận giá trị là 4,22, cao hơn gấp đôi so với mức cao hàng năm là 1,90. Điều này cho thấy rằng việc bán đã được thực hiện bởi các đồng coin đã được giữ trong một thời gian dài.
Nguồn: Glassnode
Điều này cũng có thể được nhìn thấy trong khối lượng dòng chảy ròng vào/ra sàn giao dịch. Đây là một chỉ báo on-chain khác cho thấy mức tăng đột biến vào ngày 17 tháng 7.
Điều này cho thấy rằng một holder dài hạn đã chuyển BTC của họ tới một sàn giao dịch và sau đó thanh lý nó ngay lập tức, như đã thấy bởi mức tăng đột biến của NRPL và CDD.
Nguồn: Glassnode
Tuy nhiên, đây có thể là một cá nhân không đại diện cho cảm nghĩ của đa số những holder dài hạn hoặc cá voi.
Các tài khoản nắm giữ từ 1.000 đến 10.000 BTC đã tích lũy đều đặn kể từ đầu tháng 5, cho thấy sự tin tưởng ngày càng tăng từ những cá voi.
Nguồn: Twitter
- Litecoin (LTC) giảm xuống dưới mức hỗ trợ dài hạn
- Lệnh cấm quảng bá tiền điện tử của TikTok giúp ích như thế nào cho không gian tiền điện tử?
SN_Nour
Theo Beincrypto