Sau nghiên cứu, một vài chuyên gia đã nhận định rằng chỉ báo Bitcoin được dùng để báo hiệu hành động giá giảm trong ngắn hạn đã có nhiều thay đổi trước và sau thời gian gần đây. Đà tăng giá hiện tại chỉ có thể được hỗ trợ bởi nhu cầu từ thị trường, nếu không, giá Bitcoin có thể đi ngang hoặc có nguy cơ quay trở lại phạm vi cũ dưới mức 40.000 USD.
Hoạt động on-chain của Bitcoin ở mức thấp, cá voi chiếm lĩnh thị trường?
Hoạt động on-chain là một chỉ số hữu ích để đo lường nhu cầu. Khi giá Bitcoin tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, trên 64.000 USD, số lượng giao dịch đã gia tăng đáng kể trên mạng lưới. Điều này có thể là do hiệu ứng FOMO từ các nhà đầu tư bán lẻ nhảy vào thị trường tiền điện tử vì sợ bỏ lỡ lợi nhuận trong tương lai.
Hiện tượng tâm lý này được thúc đẩy rõ rệt bởi Elon Musk thông qua những trò quảng bá Dogecoin, sự bùng nổ trong lĩnh vực NFT và lợi nhuận từ một số giao thức DeFi cạnh tranh với Ethereum. Bitcoin đã hưởng lợi từ làn sóng mới này và đẩy nó đạt đến mức ATH mới. Phí giao dịch tại thời điểm đó đã tăng vọt. Tuy nhiên, giá BTC đã sụp đổ sau ba sự kiện đầu tiên xảy ra trong tháng 5, 6 và 7. Hoạt động on-chain cũng giảm theo thị trường và không thể phục hồi kể từ đó.
Dữ liệu từ Mempool.space cho thấy phí đã tăng từ 100 sats/vB lên khoảng 7 sat/vB cho một giao dịch có mức độ ưu tiên cao.
Nhà phân tích Mr.Whale cũng chia sẻ về sự suy giảm hoạt động on-chain của Bitcoin: “Dữ liệu cho thấy hầu như không có nhu cầu về Bitcoin ở thời điểm hiện tại. Mempool BTC đã đi ngang trong nhiều tuần, điều này thậm chí còn khiến một số nhà đầu cơ lo lắng. Chúng ta đang gặp phải một sự cố lớn khác, nhưng hầu hết mọi người đều quá tham lam để thừa nhận điều đó”.
Nguồn: Mempool.space
Mặt khác, nhà phân tích ChimpZoo nhìn thấy một mặt khác của Bitcoin. Ông cho rằng việc thiếu hoạt động on-chain có thể khiến giá BTC tăng dựa trên hai lý do.
Đầu tiên, điều này cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ đang ít tham gia vào thị trường hoặc một lượng thấp nguồn cung BTC đang bị nắm giữ bởi những nhà đầu tư thiếu tin tưởng vào chiến lược của họ. Một số nhà phân tích tin rằng dòng vốn lớn của các nhà đầu tư bán lẻ trong những tháng đầu năm 2021 đã dẫn đến tình trạng đầu cơ, tỷ lệ cấp vốn cao và làm tăng cao của các vị thế giao dịch quá đòn bẩy.
Tất cả những yếu tố đó đã thúc đẩy giá Bitcoin giảm từ mức ATH. Hành động tăng giá gần đây lại thiếu các biến số đó, cho thấy rằng đợt tăng giá này có thể bền vững hơn. Ngoài ra, ChimpZoo tuyên bố rằng việc thiếu hoạt động on-chain và sự phục hồi dẫn đến sự gia tăng hoạt động của cá voi, và có sự tham gia mạnh mẽ vào thị trường. Điều này được hỗ trợ bởi chỉ số Xu hướng tích lũy của Jarvis Labs.
Như đã thấy trong biểu đồ bên dưới, trong 30 ngày qua, cá voi Bitcoin đã tích lũy được nhiều BTC hơn các nhà đầu tư nhỏ hơn. Số liệu này càng có màu vàng và càng gần với 1, thì càng có nhiều cá voi đang tích lũy.
Nguồn: Jarvis Labs
Do đó, điều này có thể giải thích cho hoạt động on-chain thấp. Nhà phân tích Checkmate thừa nhận rằng thị trường đang ở một điểm không chắc chắn, nhưng có xu hướng nghiêng nhiều hơn về phía tăng giá:
“Sự khác biệt giữa hoạt động on-chain và động lực cung cấp atm đơn giản là điên rồ. Hoạt động trông giống như thị trường gấu. Nguồn cung trông giống như phe bò đang bị vắt kiệt sức. Thực sự là một cấu trúc đầy thách thức để đánh giá hướng đi, nhưng theo quan điểm của tôi, động lực cung cấp vượt trội hơn hoạt động. Thể hiện niềm tin và sức mạnh”.
Mời các bạn tham gia Telegram của chúng tôi để cập nhật tin tức nhanh hơn: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Siêu chu kỳ Bitcoin sắp đến khi hodlers dài hạn đang thay đổi cấu trúc thị trường, theo KOL Will Clemente
- Willy Woo: Hãy quên các đợt bán tháo tháng 12 trong quá khứ đi vì bull run Bitcoin lần này rất khác
Xoài
Theo News BTC