Tezos Foundation muốn gửi một thông điệp đến cộng đồng: quy tắc nằm trong tay người dùng.
Tezos Foundation trực tiếp cam kết hành động ít tham gia vào các hoạt động một khi blockchain của họ chính thức ra mắt. Động thái này nhắc chúng ta nhớ đến EOS vừa ra mắt gần đây với khởi đầu khá chông gai sau khi bên hợp tác sáng tạo Block.one trao công nghệ mới này cho cộng đồng EOS. Nó có thể báo hiệu một xu hướng mới khi năm 2018 là năm hưng thịnh của nhiều dự án ICO.
Tezos Foundation tuyên bố: “Tiềm năng của Tezos nằm trong tay cộng đồng của chúng tôi. Chúng tôi tin chắc rằng cộng đồng Tezos là một trong những cộng đồng mạnh mẽ nhất và cũng đặc biệt nhất trong toàn bộ hệ sinh thái tiền mật mã”.
Chủ tịch Ryan Jesperson cho biết: “Hội đồng quản trị trước đây đã xem xét quyền phủ quyết của chúng tôi trong vòng một năm sau khi blockchain ra mắt, nhưng hội đồng hiện tại quyết định không cần quyền phủ quyết”.
Ông tiếp tục:
“Vai trò của chúng tôi là triển khai các nguồn lực để hỗ trợ những người tham gia cộng đồng Tezos”.
Đó là lời tuyên bố với người dùng về việc tái tổ chức nền tảng sau nhiều tháng căng thẳng kéo dài giữa các thành viên của nhóm dự án. Và dù alphanet (phạm vi chỉ có nhóm dự án được sử dụng và thử nghiệm hệ thống) của dự án đã hoạt động được khoảng một năm, nhóm nghiên cứu Tezos vẫn đang tìm cách khởi chạy một blockchain cho mọi người sử dụng.
Mục tiêu ban đầu là khởi động “betanet” blockchain vào cuối quý 2 năm nay. Nhưng chúng ta đã bước sang tuần cuối cùng của quý 2 và vẫn chưa được thấy betanet đó (dù ông Jesperson đã lên tiếng giải thích về cách thức hoạt động của betanet).
Dự án Tezos với cái danh ICO lớn nhất trong lịch sử gây quỹ thành công với 232 triệu đô la và được giám sát từ đầu.
Theo ông Jesperson, khi betanet đi vào hoạt động, người dùng nào đã hoàn thành quy trình KYC (biết rõ khách hàng) sẽ được tự do giao dịch token mã hóa nguyên thủy mang tên ‘tezzies’. Tuy nhóm nghiên cứu Tezos có thể ngắt betanet bất kỳ lúc nào để nâng cấp hoặc sửa lỗi, giao dịch của người dùng vẫn sẽ được xác thực và trạng thái sổ cái sẽ tiếp tục tồn tại trên mainnet.
Nhà sản xuất block và “baker”
Khi Tezos trở thành blockchain thực thụ, nó sẽ đủ tốt và đủ tin cậy để các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng.
Nhưng nếu nhóm phát triển Tezos muốn lùi bước về sau thì ai sẽ đưa ra quyết định? Để làm rõ vấn đề, hãy thử so sánh Tezos với EOS.
Cả hai dự án đều sử dụng thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần (dPOS) được ủy quyền, nghĩa là các node sẽ xác nhận blockchain, hoặc “đặt cược” (stake) một số lượng token nguyên thủy nhất định của giao thức. Token đã đặt cược sẽ không mất đi, nhưng nếu node không đặt token thì sẽ mất tư cách validator (người xác thực).
Giao thức khích lệ validator bằng token mới. Trong trường hợp của EOS, giao thức chỉ rõ rằng cần 21 validator và sẽ liên tục hoán đổi họ dựa trên phương thức đặt cược token của người dùng.
Trên blockchain Tezos, validator pool mở cửa rộng rãi cho nhiều người dùng. Không có giới hạn về số lượng validator, và tại đây họ được gọi là “baker”. Các baker có thể làm việc cho mạng lưới nhưng phải đặt cược đến 10.000 token.
Nếu người dùng không có đủ 10.000 token, họ có thể ủy quyền token của mình cho những baker khác.
Nếu đã đủ số token của người dùng đặt cược cho vai trò baker, baker đó sẽ giành nhiều cơ hội xác thực và cả hai bên đều sẽ nhận thêm token.
Một số công ty đã xếp hàng giành vai trò baker này trước khi Tezos ra mắt blockchain. Tezos Rocks là cổng thông tin cung cấp mọi thông tin về giao thức Tezos có kể tên năm tập đoàn công bố ý định làm baker blockchain, họ đang kêu gọi các chủ sở hữu khác ủy quyền token cho họ.
Thật ra Tezos không bằng một góc EOS; trước khi blockchain EOS ra mắt thì hàng chục tổ chức đã cạnh tranh giành các vị trí validator. Và hiện nay hàng trăm tổ chức đang nỗ lực vươn đến một trong 21 suất validator.
Sự khác biệt giữa Tezos và EOS còn nằm ở chiến lược triển khai dự án.
EOS chạy ICO trong khoảng một năm và thực hiện hàng trăm phiên đấu giá ngắn. Các phiên đấu giá này trao token đến tay nhà đầu tư ngay lập tức kể từ khi EOS sử dụng token ERC-20 làm đồng coin tạm thời trước khi blockchain EOS đi vào hoạt động và token được chuyển đến đó.
Mặt khác, Tezos chỉ duy trì đợt bán token trong khoảng hai tuần và cũng không trao token cho nhà đầu tư.
Nếu giá token không lên xuống trên các sàn giao dịch, Tezos có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hình thành tâm lý phấn khích giữa các validator tiềm năng.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin đáng tin cậy thì nhiều baker sẽ tự lộ diện sau khi có betanet.
Các quy tắc của blockchain
Với quy trình triển khai tương tự giữa EOS và Tezos thì động lực hình thành của họ cũng giống nhau. Cả hai đều muốn thay đổi cách quản trị blockchain.
Thật vậy, cả hai giao thức đều lĩnh hội chung một tầm nhìn đó là trao quyền quyết định cho người dùng, để họ chịu trách nhiệm xây dựng mạng lưới từ đầu. Cấu trúc của hai giao thức này cũng cho phép thay đổi quy tắc của phần mềm theo nhu cầu của cộng đồng.
Nhà sáng lập Tezos – Arthur Breitman cho biết:
“Blockchain là công nghệ phối hợp, vì vậy hãy sử dụng nó để cùng đưa ra các quyết định quản trị”.
Tuy nhiên, việc quản trị chung cũng không thật sự hay ho với những cuộc đấu đá ngầm giữa các bên khác nhau của dự án blockchain. Nhiều người tự hỏi liệu có cách nào tốt hơn để nhiều bên chính kiến cùng quản trị mà không chia tách các cộng đồng.
Vẫn chưa biết liệu cấu trúc của Tezos có gặp phải nhiều vấn đề hay không, nhưng tiến độ từ tốn của dự án có thể hiểu nó ít bị nhầm lẫn và hiểu lầm hơn so với EOS lúc ra mắt.
EOS khởi chạy mà không hoàn thành các quy tắc của hệ thống, tức “hiến pháp” của nó. Và như vậy một số tài khoản bị đóng băng (có lý do hoặc vô cớ) gây ra tình thế hỗn loạn trong nội bộ và dư luận bên ngoài.
Trái ngược với EOS, Tezos sẽ đi vào hoạt động dưới một số quy tắc của hệ thống nhưng không dày đặc như kế hoạch phê chuẩn của EOS. Ví dụ, điều lệ của Tezos không có mục dành cho tính chất cưỡng bức; thay vào đó tất cả các quy tắc tập trung vào việc cho phép cộng đồng quyết định các tính năng mới, thực hành quản trị tốt hơn và điều chỉnh các thông số cơ bản (như tỷ lệ lạm phát, phần thưởng cho validator, v.v…).
Như vậy, tập trung vào nâng cấp kỹ thuật có vẻ là điểm khởi đầu an toàn của Tezos thay vì cố gắng cưỡng chế niềm tin của người dùng. Dù chúng ta chỉ có thể biết sau khi blockchain Tezos ra mắt.
Nhà đầu tư James Sowers đầu tư vào Tezos nói: “Blockchain Tezos đã phát triển và có nhiều thời gian để học hỏi từ những sai lầm của người khác”.
Tezos mất 170 triệu USD vốn hóa thị trường chỉ một giờ sau khi ra mắt Mainnet
Theo Tapchibitcoin.vn