Trang chủ Tạp chí Tin tức Ethereum (ETH) Các giải pháp mở rộng quy mô Ethereum có đang phá vỡ...

Các giải pháp mở rộng quy mô Ethereum có đang phá vỡ hệ sinh thái?

Phí giao dịch trên mainnet Ethereum đã gây ra nhiều thất vọng và thường xuyên bị chỉ trích cho đến nay, phí giao dịch đã tăng đều đặn trong ít nhất một năm nay. Vì nền tảng hợp đồng thông minh lớn nhất thế giới đang ngày càng phổ biến, các khoản phí đi kèm với mỗi giao dịch cũng leo thang trong khi mạng ngày càng tắc nghẽn.

Ethereum

Cơn sốt NFT năm nay thậm chí càng đẩy nhanh xu hướng này và có lẽ đã đến lúc người dùng bình thường làm quen với ý tưởng không giao dịch trên mainnet Ethereum, vì mainnet có xu hướng được dùng để thực hiện các giao dịch có giá trị cao và giao dịch do giải pháp mở rộng quy mô trên mainnet Ethereum phát hành.

Trên thực tế, nhiều người trong không gian gợi ý nên ngừng giao dịch trên mainnet Ethereum và chuyển sang các giải pháp mở rộng quy mô (layer 2) như Optimism, Arbitrum và Starknet mới được phát hành.

Với những người dùng không quá quan tâm đến Ethereum, không đặt nặng sự phi tập trung và thường là những người mới tham gia vào không gian tìm đến các nền tảng có thông lượng giao dịch cao và phí gần như bằng 0. Rất ít người nhận thấy sự thành công của các hệ thống layer 1 như Solana, Avalanche và sidechain Ethereum, chẳng hạn như Polygon – một điều rất đáng ngạc nhiên.

Quy mô sử dụng mạng như thế nào?

Từ quan điểm kỹ thuật, người dùng chỉ nên giao dịch trên mạng layer 2 khi sử dụng các ứng dụng trên Ethereum hàng ngày và để lại mainnet cho các giao dịch có giá trị cao, các giao dịch từ giải pháp mở rộng quy mô. Về lâu dài, mainnet Ethereum chỉ nên được sử dụng cho các giải pháp mở rộng quy mô.

Các giải pháp mở rộng quy mô trên Ethereum, còn được gọi là rollup, là công nghệ tách layer thực thi trên Ethereum và cuộn các giao dịch vào một nhóm, gộp toàn bộ nhóm thành một giao dịch duy nhất trên Ethereum mainnet, do đó nén dữ liệu giao dịch và giảm lượng lớn nhu cầu không gian khối.

Phí gas cần thiết cho giao dịch gộp trên mainnet về cơ bản được chia đều cho tất cả các giao dịch riêng lẻ có trong nhóm, giảm phí cho mỗi giao dịch. Ngoài ra, việc tách layer thực thi cho phép tối ưu hóa thông lượng giao dịch, giúp các giao dịch được xử lý gần như tức thì và trải nghiệm người dùng tốt hơn, trong khi vẫn có tính năng phi tập trung và bảo mật của mainnet Ethereum. Tuy nhiên, sidechain không có được lợi thế này và tự duy trì tập hợp các node xác thực của riêng chúng.

Những hạn chế

Từ quan điểm trải nghiệm người dùng, điều này có những hạn chế riêng. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự chia tách giữa các ứng dụng phi tập trung và giải pháp mở rộng khác nhau. Vì những lý do này, các nhà phát triển bảo trì code và bảo mật đứng về hai phía, buộc phải chuyển code sang các nền tảng khác. Trong khi các giải pháp mở rộng tương tự nhau về khả năng tương thích Ethereum (Ethereum Virtual Machine), chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ban đầu, các team phải chọn giải pháp mở rộng quy mô để triển khai ứng dụng của họ. Điều này tạo ra tình huống người dùng chọn một giải pháp mở rộng cụ thể tùy thuộc vào ứng dụng họ muốn sử dụng. Vì mỗi giải pháp mở rộng quy mô chạy một mạng khác với mainnet Ethereum nên người dùng thích sử dụng nhiều ứng dụng sẽ phải gửi tiền qua cầu nối đến một số mạng không tương thích.

Ví dụ, một NFT được mua hoặc đúc tại dịch vụ chạy trên Arbitrum. Người dùng không thể bán NFT này tại dịch vụ chạy trên Optimism, trừ khi nó được bắc cầu đến mạng. Do đó, chủ sở hữu sẽ phải trả phí giao dịch trên mainnet. Trong tình huống như thế này, người dùng phải có tiền trên cả hai mạng. Trên thực tế, nhiều người có tiền trên 4 đến 5 mạng layer 2 khác nhau để có khả năng hoạt động.

Như vậy, kết quả là họ phải giữ tiền trên nhiều mạng layer 2, chuyển đổi giữa các mạng tùy thuộc vào dịch vụ họ muốn sử dụng và chuyển tiền giữa các mạng đến nơi họ cần.

Kết luận

Chỉ có thời gian mới biết điều này sẽ dẫn đến kết quả như thế nào khi quỹ đạo hiện tại hướng đến rất nhiều giải pháp mở rộng quy mô trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng tất cả chúng sẽ hội tụ trong dài hạn. Điều này thường xảy ra khi thị trường trưởng thành. Trong mọi trường hợp, có vẻ như đã đến lúc người dùng bắt đầu chuyển sang giải pháp mở rộng quy mô và chuẩn bị cho tương lai chia tách mạng, khác xa với một mạng đơn lẻ tiện lợi.

Vì phí giao dịch dường như luôn tăng không ngừng, người dùng có thể rơi vào tình thế “chết từ từ” do phí tăng cao khiến cho hoạt động giao dịch ngày càng trở nên đắt đỏ.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

Minh Anh

Theo Cryptoslate

MỚI CẬP NHẬT

Staking thanh khoản là gì và nó hoạt động như thế nào?

Trong bối cảnh hoạt động staking - nhằm bảo mật và xác thực các giao dịch trên blockchain - ngày càng trở nên phổ biến...
NuggetRush tăng vọt khi list Uniswap

[QC] CCIP của Chainlink được phát hành, Bonk bùng nổ khi phê duyệt đề...

  Chainlink đã phát hành CCIP của mình ra công chúng để tất cả các nhà phát triển có thể sử dụng nó để chuyển...

Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, giữ an toàn cho tài sản tiền điện...

Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin, khuyên mọi người nên “phi tập trung bảo mật của riêng mình” sau khi cân nhắc cuộc thảo...
Silk Road

Nhà sáng lập Silk Road, Ross Ulbricht, lo sợ bị “bịt miệng” trong tù...

Ross Ulbricht là nhà sáng lập thị trường darkweb khét tiếng The Silk Road đóng cửa vào năm 2013 sau hai năm hoạt động...

Dự đoán giá 3 memecoin hàng đầu Dogecoin, Shiba Inu và Bonk

Thị trường tiền điện tử đang trải qua sự điều chỉnh trên diện rộng, với giá Bitcoin, Ethereum và XRP giảm lần lượt 12%,...

EigenLayer ghi nhận hơn 12.000 yêu cầu rút tiền – TVL sẽ giảm bao...

EigenLayer - giao thức restaking Ethereum lớn nhất - đã ghi nhận hơn 12.412 yêu cầu rút tiền sau sự thất vọng lan rộng...

Công ty token hóa RWA Securitize huy động được 47 triệu USD do BlackRock...

Công ty token hóa tài sản thế giới thực (RWA) Securitize đã kết thúc vòng huy động vốn 47 triệu USD do nhà quản...

Bitcoin phải đối mặt với nguy cơ thợ đào đầu hàng khi hashrate tiếp...

Qua phân tích, hashrate dự kiến sẽ tiếp tục giảm, với các xu hướng lịch sử cho thấy nguy cơ giảm 20% sau halving....

Bitcoin nhấp nháy “cơ hội mua sinh lời tiềm năng”

Báo cáo mới nhất của “Bitfinex Alpha” cho thấy funding rate dựa trên OI (*OI-weighted funding rate) hợp đồng tương lai Bitcoin và tỷ...

Các giao thức RWA đạt đỉnh TVL gần 8 tỷ USD

Các giao thức token hóa tài sản trong thế giới thực (RWA) đã chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng bùng nổ trong năm qua với...

OP tăng 11% sau tin tức a16z mua 90 triệu đô la token gốc...

Trong bối cảnh giá OP đang vật lộn để vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng 2,96 USD, xuất hiện báo cáo rằng công...

Michael Saylor: Bitcoin sẽ là tài sản tiền điện tử duy nhất được SEC...

Trong báo cáo thu nhập quý 1 năm 2024, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành MicroStrategy, Michael Saylor, nói rằng “khá rõ...
airdrop

Chính quyền Trung Quốc bắt giữ nghi phạm trong vụ lừa đảo mạo danh...

Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ một nghi phạm, được xác định là Lan Mou, vì cáo buộc giả mạo danh tính liên...

Tether đạt lợi nhuận ròng kỷ lục hơn 4,5 tỷ USD trong Q1 2024

Trong nhiều năm, những người hoài nghi về tiền điện tử đã đặt câu hỏi liệu Tether có thực sự có dự trữ đô...

Standard Chartered cho biết giá Bitcoin có thể giảm xuống còn 50.000 USD

Theo Ngân hàng Standard Chartered, giá Bitcoin giảm xuống dưới mốc 60.000 USD có thể là khởi đầu cho một nỗi đau tiếp theo. Geoffrey...

Fantom đặt cược vào ‘memecoin an toàn hơn’ khi ra mắt quỹ phát triển...

Blockchain Layer-1, Fantom, đang thúc đẩy ý tưởng về “memecoin an toàn hơn” bằng cách dành riêng lượng token FTM trị giá 6,5 triệu...