Bitcoin (BTC) hiện đang dao động quanh mức 44.000 đô la như một mức tăng khiêm tốn đối với thời điểm mở cửa của Phố Wall, giúp tăng cường sức mạnh cho các mức hỗ trợ.
Biểu đồ giá BTC/USD khung 1 giờ | Nguồn: TradingView
Tăng đột biến hay breakdown?
Dữ liệu từ TradingView cho thấy Bitcoin hoạt động trong phạm vi được xác định trong những ngày gần đây mà không có áp lực giảm giá.
Xoay quanh 44.000 đô la, các trader chủ yếu bận tâm đến một mức thoái lui tiềm năng, có khả năng xóa sổ tất cả nỗ lực tăng giá gần đây của phe bò.
“Bây giờ Bitcoin đang đối mặt với ngưỡng kháng cự hàng tháng, thị trường có thể chứng kiến một đợt pullback. Ngay cả khi điều đó xảy ra, mức đáy cao hơn từ 38.000 – 40.000 đô la sẽ là lành mạnh, tiếp theo là trên 50.000 đô la và cải thiện mức kháng cự hàng tháng, tôi sẽ nhắm đến một mức cao nhất mọi thời đại mới”, Credible Crypto lập luận trên Twitter.
Bức tranh dài hạn có sự khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào nguồn và cách giải thích các hiện tượng thị trường vĩ mô. Trong khi một số người kêu gọi sự gia tăng đột biến (melt-up) trong các cổ phiếu và Bitcoin cũng sẽ tương tự, những người khác lại không tin rằng 2022 sẽ là một năm tuyệt vời.
Has #Bitcoin Bottomed? It Looks Unlikely If #StockMarket Hasn't – Most assets in 2022 face strong deflationary forces from the excesses of 2021, but Bitcoin appears well poised to come out ahead as it matures to the status of global digital collateral and shows divergent strength pic.twitter.com/oI7dhRvq1i
— Mike McGlone (@mikemcglone11) February 9, 2022
“Bitcoin đã chạm đáy? Có vẻ khó xảy ra nếu thị trường chứng khoán không làm điều đó – Hầu hết các tài sản vào năm 2022 đều phải đối mặt với lực lượng giảm phát mạnh từ sự dư thừa của năm 2021, nhưng Bitcoin dường như đã thành công khi nó trưởng thành với trạng thái tài sản thế chấp kỹ thuật số toàn cầu và cho thấy sức mạnh khác nhau”.
Một lý thuyết tương phản lý giải rằng với việc phe Short bị lung lay, giờ đây sẽ có ít áp lực đẩy Bitcoin xuống để lấy thanh khoản.
“Câu hỏi lớn nhất là: Sẽ có thêm bao nhiêu khoản lỗ nữa? Tất cả thanh khoản được lấy từ những người nắm giữ lệnh Short, không có áp lực bán. Thị trường đã có một đợt tái thiết lập hoàn toàn lành mạnh, trong khi vẫn duy trì cấu trúc tăng giá trong các khung thời gian lớn”, tài khoản Twitter Crypto5max tóm tắt.
MACD phát tín hiệu tăng giá cổ điển
Trong một diễn biến riêng biệt, ngày 9 tháng 2 đã chứng kiến sự trở lại của tín hiệu tăng giá cổ điển, khiến một nhà phân tích khá lạc quan.
MACD của Bitcoin, một chỉ báo thường báo hiệu các giai đoạn tăng giá lớn từ năm 2021 trở về trước, đã hình thành một bullish cross trong tuần này.
Đối với Matthew Hyland, hàm ý của sự kiện rất rõ ràng, dựa trên các mô hình lịch sử.
“Tôi đã chờ đợi và cập nhật chỉ báo đảo chiều quan trọng này gần một tháng và cuối cùng nó đã xảy ra”, Hyland nhận xét cùng với biểu đồ cho thấy tác động của MACD trong lịch sử đối với hành động giá BTC.
Biểu đồ giá BTC/USD với MACD | Nguồn: Matthew Hyland/Twitter
Như Tạp Chí Bitcoin đã báo cáo, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của Bitcoin cũng lóe lên tín hiệu tăng giá vào tuần trước, thoát khỏi xu hướng giảm kể từ sau mức ATH vào tháng 11.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Phe bò Bitcoin nhắm mục tiêu lật $44K thành hỗ trợ để nắm quyền kiểm soát
- Lần cuối cùng chỉ báo này nhấp nháy, Bitcoin tăng vọt gần 100%
Ông Giáo
Theo Cointelegraph