Khả năng tiền tệ mã hóa “tiếp tay” cho hoạt động rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác từ lâu đã khiến giới chính trị khắp nơi muốn điều chỉnh lại tiền mật mã một cách nghiêm khắc. Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) vừa công bố bản cáo trạng tố cáo mười hai quan chức tình báo Nga trong một âm mưu rửa tiền ‘thông qua các loại tiền mã hóa như Bitcoin’.
Bản cáo trạng là sản phẩm của Cuộc điều tra Luật sư Đặc biệt bắt đầu vào tháng 5 năm 2017 dưới sự chỉ đạo của Giám đốc FBI Robert Mueller. Phạm vi điều tra của nó gồm mọi thứ có liên quan đến sự can thiệp bị cáo buộc của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, bao gồm quan hệ hợp tác và phối hợp của chiến dịch Trump với người Nga. Cuộc thăm dò đã đi đến một số bản cáo trạng cấp cao về các khoản viện trợ trước đây của Tổng thống Trump và tránh cáo buộc sự tham gia cá nhân của tổng thống. Nhiều người trong chiến dịch của ông Trump gọi cuộc điều tra này là ‘cuộc săn lùng phù thủy’ và là một kế hoạch bất chính.
Nội dung
Bản cáo trạng kể tên mười hai bị cáo (tất cả đều là sĩ quan GRU – cơ quan tình báo quân sự Nga) và liệt kê mười một tội danh liên bang chống lại họ. Trong đó bao gồm âm mưu phạm tội chống lại Mỹ vì mục đích can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 bằng phương thức phát hành tài liệu bị hack (Tội danh 1); trộm cắp danh tính tăng nặng tổn hại đến tám nạn nhân, lấy thông tin cá nhân của họ sử dụng vào kế hoạch hack (Tội danh 2 đến 9); âm mưu rửa tiền (Tội danh 10); âm mưu phạm tội chống lại Mỹ bằng cách hack một số tổ chức nhà nước và các công ty Mỹ.
Phần nội dung chính của cáo trạng mô tả chi tiết từng bước của các cuộc tấn công “spear phishing” (lừa đảo chiếm mật khẩu và thông tin nhạy cảm) trên DNC và máy tính sử dụng trong chiến dịch của bà Clinton, trộm cắp danh tính của các quan chức nhà nước và sau đó ăn cắp tài liệu điện tử, tiếp theo là công bố chiến lược thông qua website DCLeaks.com. Các bị cáo cố gắng tỏ ra là một nhóm “hacktivist người Mỹ” và sau đó tạo ra nhân vật hư cấu giả mạo Guccifer 2.0 – hacker người Rumani để tiếp tục che đậy mối quan hệ của họ với chính phủ Nga. Cuối cùng, các quan chức GRU này hack máy tính của một số hội đồng bầu cử tiểu bang và các công ty phần mềm để chiếm đoạt dữ liệu cử tri.
Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng tiền mật mã là Tội danh thứ 10, điểm này xác định cơ sở hạ tầng tài chính đằng sau toàn bộ quá trình hoạt động. Theo các nhà điều tra, các quan chức Nga đã sử dụng nhiều nguồn và nhiều loại tiền tệ khác nhau gồm cả đô la Mỹ để hỗ trợ kế hoạch này, nhưng công cụ chính của họ chính là Bitcoin nhờ ‘tính ẩn danh nhận thức’ của nó. Họ sử dụng tiền kỹ thuật số là để trả tiền cho các máy chủ lưu trữ tài liệu bị đánh cắp và cho các tên miền được sử dụng. Nhóm hacker cũng rút tiền từ nhiều nguồn đa dạng, từ giao dịch ngang cấp đến các sàn giao dịch phi tập trung. Theo như tác giả của bản cáo trạng quan sát thấy, “Việc sử dụng Bitcoin cho phép những tên chủ mưu tránh né mối quan hệ trực tiếp với các tổ chức tài chính truyền thống, đồng thời cho phép chúng tránh bị giám sát về nhận dạng và nguồn tiền”.
Tất cả những nỗ lực tinh vi này vẫn khó tránh “giấu đầu hở đuôi”, các âm mưu nói trên vẫn lưu lại một số dấu vết. Các bị cáo đã sử dụng cùng một máy tính để thương lượng các giao dịch BTC và gửi email “spear phishing”. Các nhà điều tra cũng đã theo dõi số Bitcoin mà dàn máy đào GRU sản xuất và gửi đến cho công ty Rumani đăng ký tên miền dcleaks.com.
Phản ứng
Một trong những chuyên gia được phỏng vấn nhiều nhất để bình luận về bản cáo trạng là Jonathan Levin – đồng sáng lập kiêm COO của Chainalysis. Công ty của ông đã xây dựng danh tiếng của mình nhờ phân tích blockchain để theo dõi động thái của tiền và liên kết các node và ví với nhận diện của chủ sở hữu.
Levin từ chối tiết lộ liệu Chainalysis có tham gia cuộc điều tra hay không; tuyên bố chính thức chỉ nêu tên các nhóm an ninh không gian mạng của FBI ở Pittsburgh, Philadelphia và San Francisco cùng với Bộ phận An ninh Quốc gia đã đóng góp nỗ lực vào cuộc điều tra. Các chính phủ thường không tiện liệt kê các các công ty tư nhân như Chainalysis trong các cuộc thăm dò liên quan đến blockchain, vì vậy có thể có một hoặc một số nhà thầu tư nhân phối hợp với các đại diện liên bang trong trường hợp này.
Người dùng Reddit thường xuyên kêu gọi mạng xã hội để cho Bitcoin yên và thay vào đó ‘đề cập đến những tên trùm ma túy Colombia được trả hàng tỷ USD nhờ bán ma túy’. Dường như người ta vẫn quan niệm tiền mặt là một phương tiện rửa tiền phổ biến hơn nhiều.
Emin Gün Sirer – nhà khoa học máy tính của Cornell lưu ý rằng vỏ bọc của bản cáo trạng này ‘là để chỉ ra mối nguy hiểm của tiền tệ mật mã’. Tuy nhiên, “Mối nguy hiểm đó, sự trao quyền đó khiến chúng trở nên thật thú vị”.
Theo TapChiBitcoin/Cointelegraph.
10 ngày làm rung chuyển thế giới của Bitcoin