Khủng hoảng niềm tin
Nguyên nhân gốc rễ của thời kỳ bong bóng tài sản thế chấp năm 2008 và sau đó lan sang toàn bộ hệ thống ngân hàng toàn cầu trên thực tế chính là niềm tin của xã hội vào các tổ chức tài chính và tính toàn vẹn của các hệ thống lưu trữ hồ sơ của họ. Niềm tin này tiếp tay cho các chủ ngân hàng thao túng sổ cái kế toán của họ, đồng thời tích lũy và bán lại tài sản ít hoặc không có giá trị trong nhiều năm.
Ngân hàng đầu tư Lehttps://www.tapchibitcoin.vn/blockchain-la-gi-3.html
hman Brothers với thu nhập kỷ lục 4,2 tỷ USD chín tháng trước khi phá sản trong cuộc khủng hoảng cho thấy các báo cáo tài chính của công ty không mang tính chỉ dẫn thực tế. Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng lớn đã trở nên quá phức tạp đến nỗi hành động kiểm kê trung thực nhất cũng không hơn gì một loạt các dự đoán về giá trị của tài sản của ngân hàng trên thị trường. Hầu như không thể biết ngân hàng đã lời hay lỗ trong quý trước đó. Có thể nói, hệ thống sổ sách kế toán đương thời đã đạt đến giới hạn cuối cùng của khả năng mở rộng.
Mấu chốt của hoạt động kế toán ngân hàng vẫn còn phụ thuộc vào nguyên tắc ghi sổ kép lâu đời, dựa trên việc điều hòa các khoản nợ và khoản có trong quá trình định giá tài sản. Hệ thống này là một phần không thể tách rời của quá trình chủ nghĩa tư bản hiện đại, và vì vậy nó được tin tưởng một cách máy móc như chúng ta có xu hướng tin vào ‘các tùy chọn mặc định’ cố thủ. Tuy nhiên, niềm tin này có thể đã bị đặt sai chỗ. Ngoài tính bất hiệu quả, thao tác kế toán ghi sổ kép tạo nhiều cơ hội thao túng hơn.
Trong khi chìm ngập trong nợ nần, ngân hàng Lehman Brothers khét tiếng đã giở một số thủ đoạn để sửa đổi sổ sách của họ sao cho công ty mang vẻ ngoài phát triển mạnh mẽ. Có một “chiêu” là không liệt kê một số nợ trong sổ sách vào cuối quý và tạm thời lưu trữ trong các giao dịch repo – công cụ cung cấp thanh khoản ngắn hạn. Sau khi công khai báo cáo quý “đẹp mã” đó, số nợ được ghi trở lại vào bảng cân đối kế toán. Một âm mưu khác là lợi dụng khái niệm tài sản ‘khó định giá’, vì những kế toán viên của ngân hàng gán giá trị cao ngẫu nhiên cho các tài nguyên như vậy. Về cơ bản, ngân hàng Lehman Brothers đã lập hai sổ cái song song: một nội bộ và một công khai.
Lối thoát
Nếu chúng ta chấp nhận chính sự thiếu minh bạch và niềm tin thái quá dành cho ngân hàng là những động lực lớn của cuộc khủng hoảng năm 2008, và có lẽ là khủng hoảng trong tương lai; thì việc phân phối sổ cái ngành ngân hàng dường như là một giải pháp đầy triển vọng. Một khi giá trị cũng như quyền sở hữu của các tài sản được ghi lại mãi mãi trong một cơ sở dữ liệu minh bạch và được chia sẻ, các hành vi sửa đổi sai lệch như của Lehman Brothers sẽ hết sức phi thực tế. Việc duy trì an ninh tài chính thông qua tính minh bạch gia tăng của dòng vốn là một trong những lĩnh vực then chốt mà công nghệ blockchain có thể đóng vai trò quan trọng để chúng ta tránh khỏi thảm họa tài chính.
Các ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý sẽ không cần phải tìm đến các ngân hàng riêng lẻ nhằm kiểm tra hoạt động của họ. Qua truy cập vào một hồ sơ giao dịch được chia sẻ, họ sẽ có thể theo dõi các dòng tiền theo thời gian thực. Do đó, các cơ quan quản lý sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về tính thanh khoản và sự phân tán rủi ro tổng thể, cùng với khả năng theo dõi hành vi của một công ty riêng lẻ. Với các công cụ như vậy trong tay, các nhà chức trách sẽ không cần phải dự đoán về tình trạng của hệ thống tài chính nữa. Thay vào đó, họ sẽ có cái nhìn vĩ mô hơn về dòng vốn và các thông tin ban đầu về những điểm tắc nghẽn cụ thể nếu cần can thiệp.
Lừa đảo vay nợ là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng gia tăng “nợ xấu”, đặc biệt là trong các nền kinh tế đang phát triển. Trong tương lai, khi tất cả người vay phải lưu trữ thông tin nhận diện cá nhân của họ trong một cơ sở dữ liệu phi tập trung, nạn lừa đảo vay nợ sẽ không còn. Cuối cùng, việc áp dụng rộng rãi DLT (công nghệ sổ cái phân phối) trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp loại bỏ “mặt tối” của hoạt động ngân hàng khỏi toàn bộ phân ngành, mặt tối này chỉ lớp các tổ chức hoạt động như một nhà trung gian tài chính nhưng hoạt động bên ngoài phạm vi quản lý.
Blockchain có thể đe dọa các cuộc khủng hoảng tài chính nhờ khả năng tái xác định toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu và các ngân hàng ở hình thức như hiện tại sẽ trở nên lạc hậu. Theo dự đoán, các ngân hàng – tức các bên trung gian đáng tin cậy – có thể sẽ biến mất trong vòng hai mươi năm nữa. Khi các mạng lưới ngang cấp thay thế họ làm cơ sở hạ tầng tin cậy chủ yếu, lĩnh vực tài chính sẽ chuyển từ mô hình tài sản sang mô hình dựa trên dòng tiền và sẽ không có chỗ cho các cuộc khủng hoảng. Tất nhiên, mô hình mới sẽ vẫn có những rủi ro sự cố hệ thống.
Hạn chế
Dù nhiều ngân hàng lớn hiện đang tham gia phát triển các ứng dụng DLT để hợp lý hóa các quy trình văn phòng, chưa hoàn toàn chắc chắn họ sẽ tạo ra một hệ thống phi trung gian hoàn toàn minh bạch. Mô hình phối hợp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong không gian blockchain ngày nay là những liên hiệp tìm cách thiết đặt tiêu chuẩn chung cho phần mềm mã nguồn mở. Chẳng hạn như R3 với hơn 200 công ty tài chính trên toàn cầu với cùng nỗ lực xây dựng nền tảng sổ kế toán phân phối mang tên Corda.
Sẽ quá ngây thơ để mong đợi các công ty tài chính hàng đầu thế giới kết hợp các nguồn lực của họ lại với nhau chỉ để tạo ra một hệ thống và dâng lên cho các chính phủ và các cơ quan quản lý quốc tế một công cụ để giám sát họ. Tương tự đối với kỳ vọng dành cho các ngân hàng đương nhiệm sẽ đặt nền tảng cho một mạng lưới ngang cấp và mạng này dần dần sẽ tiếp nhận chức năng quản lý niềm tin. Khi một cơ sở hạ tầng hoạt động theo điều khoản của các ngân hàng được lên kế hoạch và khởi chạy, nó chắc chắn sẽ mang đến trách nhiệm và giám sát nhiều hơn, nhưng vẫn không có khả năng thách thức vai trò trung tâm của các phương thức hiện tại.
Sổ cái phân phối dường như đã sẵn sàng để thay thế thao tác kế toán sổ kép và trở thành huyết mạch của hoạt động tài chính. Tuy nhiên, sổ cái phân phối có nhiều loại hình và kích cỡ khác nhau, và chúng ta chưa biết cuối cùng loại nào sẽ chiếm ưu thế. Blockchain được cấp phép mà các ngân hàng trên Phố Wall đang chạy đua áp dụng chắc chắn sẽ làm giảm ma sát trong hệ thống và tăng trách nhiệm giải trình của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, nó sẽ không thể thay đổi triệt để các mô hình quản lý niềm tin hiện có.
Giải pháp thay thế là xây dựng một cơ sở hạ tầng tài chính hoàn toàn mới ngay từ đầu – một cơ sở hạ tầng dựa vào các sổ cái không được cấp phép. Sự chuyển đổi như vậy sẽ đòi hỏi ý chí chính trị cực kỳ to lớn hoặc sự thúc đẩy phi tập trung và toàn cầu đến hệ thống tài chính mới. Dù mô hình nào chiếm ưu thế thì chúng ta không bao giờ nên lý tưởng hóa hoạt động sắp xếp lưu giữ hồ sơ và hãy chú ý đến nguy cơ bị lạm dụng.
Theo TapChiBitcoin.vn/Cointelegraph.