Thị trường tiền mã hóa đã tạo nên lịch sử với nhiều diễn biến tồi tệ, đáng chú ý nhất gần đây là đợt suy giảm vượt qua cả kỷ lục của sự kiện bong bóng Dotcom vào đầu những năm 2000.
Tuy nhiên, tiền mã hóa có xu hướng hồi phục trở lại với động thái giá tích cực của Ethereum và những đồng tiền khác.
Tại thời điểm viết bài, một số đồng coin trong top 10 coin hàng đầu theo giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 10% tăng trưởng trong 24 giờ, gồm Monero (XMR), Litecoin (LTC) và EOS. Ethereum (ETH) đang dẫn đầu với mức tăng 17%. Hơn nữa, tổng giá trị vốn hóa thị trường đã quay trở lại trên 200 tỷ USD sau khi giảm xuống vào đầu tuần.
Tuy vậy, vẫn còn quá sớm đối vơid bất kỳ đợt đảo chiều tăng giá dài hạn nào trên thị trường. Nhưng có thể thấy 3 dấu hiệu đáng khích lệ có thể xoa dịu thị trường tiền mã hóa ít nhất là về ngắn hạn.
1) Ethereum phục hồi
Giá cặp ETH/USD đã giảm hơn 40% từ ngày 05/09 tới nay; tức 85% từ đỉnh cao 1,400 USD vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Bây giờ lại là một câu chuyện khác. Kể từ mức thấp 167.32 USD trong ngày 13/9, giá ETH đã phục hồi hơn 20%, chạm đến mức cao nhất trong 24 giờ là 207.67 USD (theo Bitfinex Exchange).
Biểu đồ hàng ngày ETH/USD
Như hiển thị trong biểu đồ trên, sự phục hồi giá gần đây có thể là nhờ tìm kiếm vùng hỗ trợ trên đường xu hướng thấp hơn của mẫu hình nêm giảm (falling wedge), mô hình đảo chiều tăng giá trong vùng hỗ trợ lịch sử mô tả bởi hình hộp màu xanh lá cây.
Hơn nữa, chỉ số RSI hàng ngày đang cho thấy mức độ phân kỳ tăng giá, báo hiệu một đợt hồi phục có thể xảy ra.
Để xác nhận một đợt đảo chiều xu hướng rõ rệt hơn, giá cả sẽ cần phải ‘đóng’ hình nến hàng ngày hoặc tốt hơn là hàng tuần, nằm trên vùng kháng cự hình nêm với khối lượng giao dịch tăng đáng kể.
Một phương thức ước tính mục tiêu breakout của mô hình nêm giảm là thêm khoảng giá cơ sở (base range) vào điểm breakout. Do khoảng giá cơ sở của hình nêm này là trên 900 USD, mục tiêu giá dài hạn được ước định sẽ nằm trong vùng 1100 USD nếu giá breakout gần 230 USD.
Nhiều đồng tiền thay thế được xây dựng trên blockchain Ethereum, vì vậy nếu Ethereum phục hồi mạnh mẽ, nó có khả năng tạo hiệu ứng domino.
2) BTC sức mạnh ngắn hạn
Triển vọng tương lai của tiền tệ mã hóa nói chung phụ thuộc chủ yếu vào Bitcoin (BTC).
Giảm 70% so với đỉnh cao kỷ lục 20,000 USD trong tháng 12 năm ngoái, BTC có thể đe dọa kể cả nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm nhất. Tuy nhiên, nếu quan sát biểu đồ kỹ thuật dài hạn kỹ hơn, ta sẽ thấy Bitcoin đang âm thầm hình thành mô hình đảo chiều tăng giá đáng chú ý.
Biểu đồ hàng tuần
Có thể thấy sự phục hồi của BTC từ mức giá đáy 5,859 USD trong tháng 8 đã thiết lập mô hình đáy cao hơn trong năm nay, trong khi đáy trước đó là 5,755 USD trong tháng 6. Hơn nữa, đợt bán tháo gần đây đã kết thúc ở mức 6,119 USD và hình thành giá đáy cao hơn.
Đường xu hướng nối các đáy cao hơn cho thấy xu hướng giảm giá dài hạn đã bắt đầu dừng lại. Do đó, chúng ta có lý do để lạc quan miễn là giá duy trì phía trên đường xu hướng.
Phe bò bây giờ cần BTC lập giá đỉnh cao hơn, vượt lên trên con số 8,507 USD trong tháng 7. Điều này sẽ xác nhận sự thay đổi trong xu hướng từ “bò” sang “gấu” về dài hạn, và có thể tạo đà phục hồi kéo dài tiến lên 10,000 USD.
Xem thêm: Bitcoin một lớp tài sản mới lạ
3) Tài sản rủi ro trong thị trường toàn cầu
Các tài sản rủi ro trên toàn cầu bắt đầu chọn giá mua (bid) trong 24 giờ qua với tin tức Hoa Kỳ và Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán.
Ví dụ, cặp AUD/JPY được xem là thước đo rủi ro của thị trường toàn cầu. Nó tăng 1% tại thời điểm viết bài. Trong khi đó, chỉ số đồng đô la giảm 0.24%.
Rõ ràng là các nhà đầu tư đang hy vọng các cuộc đàm phán như vậy sẽ mang lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, những cuộc chiến tranh thương mại chỉ kết thúc nếu Mỹ chính thức bãi bỏ thuế quan. Quan trọng hơn, bài học kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy những cuộc đàm phán ấy có nguy cơ thất bại chỉ trong vài ngày. Niềm hy vọng dành cho các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung có thể giúp các tài sản rủi ro duy trì giá mua trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ nâng lãi suất lên thêm 625 điểm cơ bản nhằm bảo toàn đồng Liar quốc gia đang lao đao. Động thái này đã đưa thị trường chứng khoán toàn cầu lên cao hơn.
Tất cả các diễn biến trên có thể sẽ có lợi cho tiền tệ mã hóa vì cộng đồng nhà đầu tư vẫn nhìn nhận Bitcoin cũng như những sáng kiến khác là loại tài sản đầy rủi ro.
Theo TapchiBitcoin.vn/Coindesk.