Vào ngày 10/1/2023, Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo nêu rõ rằng triển vọng của nền kinh tế và các điều kiện kinh tế trong tương lai khá ảm đạm.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, các dự báo tăng trưởng trong năm 2023 đã bị cắt giảm trên diện rộng, với nền kinh tế toàn cầu dự kiến tăng trưởng 1,7% vào 2023 và 2,7% vào 2024. Ngân hàng Thế giới cũng trích dẫn một số diễn biến bất lợi có thể đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái mạnh.
Báo cáo của Ngân hàng thế giới kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu, tăng đầu tư để chống chọi với những cú sốc kinh tế
Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính với 174 quốc gia thành viên, đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vào ngày thứ Ba.
Báo cáo nhấn mạnh dự đoán “suy giảm nghiêm trọng, kéo dài sẽ tác động mạnh đến các nước đang phát triển”. Ngân hàng Thế giới trích dẫn nhiều vấn đề đang gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả đại dịch Covid-19 và “căng thẳng địa chính trị leo thang”, là những lý do khiến nền kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái.
Báo cáo cũng đề cập đến việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương và “lạm phát cao hơn dự kiến” đều là những yếu tố góp phần vào “những diễn biến bất lợi”.
Dự báo tăng trưởng GDP của Ngân hàng Thế giới cho năm 2023 và 2024
Ngân hàng thế giới nêu chi tiết rằng, lạm phát đã giảm ở một mức độ nào đó vào cuối năm 2022, đồng thời lưu ý rằng giá hàng hóa và năng lượng, từng tăng chóng mặt, đã hạ nhiệt vào thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cảnh báo rằng, các nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ vẫn chứng kiến lạm phát kéo dài và sự gián đoạn nguồn cung có thể xuất phát từ những sự kiện bất lợi như đại dịch Covid-19 và cuộc chiến Ukraine-Nga tại châu Âu. Nếu lạm phát vẫn tiếp diễn, lãi suất ngân hàng chuẩn có thể tiếp tục tăng để kiềm chế áp lực lạm phát.
Dự báo tăng trưởng GDP của Ngân hàng Thế giới cho năm 2023 và 2024
“Tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ chậm lại từ 2,5% vào năm 2022 xuống còn 0,5% trong năm 2023. Trong hai thập kỷ qua, sự suy giảm ở quy mô này từng là tín hiệu cho thấy một cuộc suy thoái toàn cầu”, báo cáo nêu chi tiết.
“Tại Hoa Kỳ, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống 0,5% vào 2023, thấp hơn 1,9% so với các dự báo trước đó và là hiệu suất yếu nhất kể từ cuộc suy thoái vào năm 1970. Trong 2023, tốc độ tăng trưởng của khu vực đồng euro dự kiến ở mức 0%, giảm 1,9%. Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng được dự đoán là 4,3% vào năm 2023, thấp hơn 0,9% so với các dự báo trước đó”.
Bản tóm tắt của báo cáo kết luận rằng, điều có thể giúp ích cho nền kinh tế toàn cầu là cải thiện “triển vọng tăng trưởng dài hạn bằng cách tăng cường khả năng phục hồi trước những biến đổi khí hậu”.
Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh rằng, các nhà hoạch định chính sách cần “giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng và nạn đói”. Theo báo cáo, để “bù đắp thiệt hại dài hạn từ những cú sốc kinh tế bất lợi trong 3 năm qua”, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ cần “tăng cường tập trung vào các khoản đầu tư”.
CEO JPMorgan Jamie Dimon nói về kinh tế Hoa Kỳ
Giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư toàn cầu JPMorgan Chase, Jamie Dimon, đã thảo luận về nền kinh tế Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business hôm thứ Ba.
Ông chủ JPMorgan nhấn mạnh rằng ông không dự đoán một kịch bản cụ thể nào, đồng thời nói thêm rằng những gì ông cảnh báo có thể “không xảy ra” hoặc “có thể cực kỳ tồi tệ”.
“Tôi nghĩ chúng ta nên hiểu rằng tôi không dự đoán cụ thể điều gì, tôi chỉ nói rằng, hãy chuẩn bị một chút cho cả hai khả năng.”
Bất chấp môi trường kinh tế không chắc chắn hiện nay, Dimon vẫn lạc quan về người tiêu dùng Mỹ.
“Người tiêu dùng vẫn mạnh. Bảng cân đối kế toán của họ đang ở tình trạng tốt. Họ đang chi tiêu nhiều hơn 10% so với trước Covid. Họ có nhiều tài khoản vãng lai (checking account) hơn trong các công ty hoạt động tốt và điều đó đang thúc đẩy một nền kinh tế vững mạnh.”
Về cuộc khủng hoảng dầu mỏ, ông chủ JPMorgan cho biết:
“Nó tăng cao vì Nga, Ukraine, dầu mỏ, năng lượng, lương thực, thắt chặt định lượng”.
Nhận xét về việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất, CEO cho biết:
Có đủ để tăng lãi suất lên 5% không? Điều này đang có tác động rất lớn đến các quốc gia nhỏ hơn, các quốc gia nghèo, những quốc gia phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu và khí đốt”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- 5 dấu hiệu cho thấy bull run altcoin đang diễn ra
- Changpeng Zhao: Binance sẽ mở rộng quy mô và tăng thêm 30% nhân viên vào 2023
- Thị trường tiền điện tử được dự báo sẽ tăng trưởng 7,2% đến năm 2030
Việt Cường
Tạp chí Bitcoin