Một trong những layer 2 lớn cuối cùng đã chuyển đổi từ calldata sang blobs vào tuần trước.
Blast là một optimistic rollup tương đối mới nhưng đã thu hút được nhiều sự chú ý ban đầu vì hỗ trợ lợi suất cho người dùng. Mặc dù mainnet được ra mắt vào tháng 2, quyền truy cập sớm đã bắt đầu từ tháng 11 năm 2023, cho phép người dùng gửi tiền nhưng không rút được. Việc thưởng cho người dùng các Point Blast đã giúp nền tảng này tích lũy hơn 1 tỷ USD tổng giá trị khóa trước khi ra mainnet. Nhưng cạnh đó nền tảng cũng bị cáo buộc là “mô hình Ponzi” thì tạo ra các chương trình ref lôi kéo người dùng.
Blast hiện đã mở cửa cho công chúng sau khi hoàn thành mainnet. Mặc dù chưa có airdrop, nó vẫn là một layer 2 thu hút sự chú ý của công chúng nhờ được hậu thuẫn bởi Paradigm, được tạo ra bởi người sáng lập thị trường NFT Blur và tất nhiên, cung cấp cơ hội lợi suất 4% APY cho những người gửi ETH vào.
Nó cũng là nơi của một trong những giao thức crypto thịnh hành nhất, fantasy.top, cho phép người dùng giao dịch thẻ giao dịch của các người có ảnh hưởng trong thị trường crypto. Đầu tháng này, nó nằm trong top 10 nền tảng theo phí hàng ngày được tạo ra, mặc dù doanh thu đã chậm lại.
Về hoạt động, Blast vẫn chưa phổ biến như Arbitrum. Nó ra mắt khi Base đang có làn sóng phổ biến thứ hai, vì vậy nó cũng tụt hậu so với optimistic rollup được Coinbase hậu thuẫn. Mức độ giao dịch hàng ngày của nó thường ở mức tương đương với Optimism, khoảng 500.000 mỗi ngày, điều này vẫn ấn tượng đối với một mạng lưới mới hơn.
Nguồn: The Block
Nhưng bất kể mức độ sử dụng, việc tất cả các layer 2 bắt đầu sử dụng blobs thay vì calldata để đăng bản tóm tắt giao dịch là có lợi vì nó cung cấp một phương tiện lưu trữ dữ liệu rẻ hơn nhiều. Phí trên Blast không cao sau khi sự phấn khích ban đầu giảm dần, với phí giao dịch trung bình trên rollup thường duy trì dưới 0,10 USD trong những ngày trước khi nâng cấp blob vào ngày 27 tháng 5. Kể từ khi chuyển đổi, phí giao dịch trung bình không vượt quá 0,01 USD, khiến Blast trở thành một trong những layer 2 rẻ nhất hiện có.
Blast đang đăng một số lượng lớn blobs mỗi ngày, dao động từ 700 đến 1.000 mỗi ngày, đứng sau Aribtrum, Base, Optimism, Taiko và Scroll nhưng vượt qua Linea và các mạng ZK rollup khác.
Blast là mạng chiếm ưu thế thứ ba về số lượng giao dịch blobs được đăng lên Ethereum mainnet vì nó chỉ đăng một blob mỗi giao dịch. Bạn có thể thấy trong giao dịch này rằng Blast chỉ đăng một blobs, trong khi Optimism đăng sáu blobs trong giao dịch này. Hiệu quả hơn về chi phí là đăng nhiều blobs trong một giao dịch để giảm thiểu phí giao dịch, và điều này phổ biến ở một số rollup lớn hơn sử dụng tối đa sáu blobs mỗi giao dịch. Taiko và Scroll vừa ra mắt cũng dường như đang sử dụng một blobs mỗi giao dịch cho đến hiện tại.
Đây có thể là một cấu hình tạm thời, khi Blast điều chỉnh để đăng các giao dịch blobs trước khi họ bắt đầu gom nhiều blobs hơn, nhưng có vẻ như Blast đã truyền tải các khoản phí rất rẻ cho người dùng mà không cần gom lại.
Blobs và Calldata là gì?
Calldata là gì?
Định nghĩa: Calldata là một thành phần trong hợp đồng thông minh trên Ethereum, nơi chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện một hàm cụ thể trong hợp đồng thông minh. Khi bạn gửi một giao dịch để gọi một hàm của hợp đồng thông minh, dữ liệu này sẽ được lưu trữ trong calldata.
Đặc điểm: Calldata là không thể thay đổi (immutable) và không thể chỉnh sửa sau khi giao dịch được gửi đi. Nó thường được sử dụng để truyền dữ liệu từ người dùng đến hợp đồng thông minh.
Chi phí: Calldata tương đối đắt đỏ về mặt chi phí gas, vì mọi dữ liệu đều phải được lưu trữ và xử lý trên chuỗi khối Ethereum.
Blobs là gì?
Định nghĩa: Blobs là một dạng dữ liệu mới được thiết kế để thay thế calldata trong các giao dịch trên các giải pháp layer 2 của Ethereum. Blobs lưu trữ các bản tóm tắt giao dịch một cách hiệu quả hơn, giảm chi phí lưu trữ và truyền tải dữ liệu.
Đặc điểm: Blobs cho phép các giải pháp layer 2 lưu trữ dữ liệu giao dịch bên ngoài chuỗi chính nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ trong blobs có thể được truy xuất và xác thực khi cần.
Chi phí: Blobs rẻ hơn calldata về mặt chi phí lưu trữ và truyền tải, giúp giảm chi phí giao dịch trên các giải pháp layer 2.
So sánh Calldata và Blobs:
Chi phí: Blobs rẻ hơn nhiều so với calldata, giúp giảm phí giao dịch và làm cho các giải pháp layer 2 trở nên hiệu quả hơn về mặt kinh tế.
Hiệu quả lưu trữ: Blobs tối ưu hóa việc lưu trữ dữ liệu, giảm tải cho chuỗi chính của Ethereum và giúp mạng hoạt động hiệu quả hơn.
Khả năng mở rộng: Sử dụng blobs giúp tăng khả năng mở rộng của các giải pháp layer 2, cho phép xử lý nhiều giao dịch hơn với chi phí thấp hơn.
Tại sao việc chuyển đổi từ Calldata sang Blobs lại quan trọng?
Việc chuyển đổi từ calldata sang blobs giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả cho các giải pháp layer 2 trên Ethereum, thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng phi tập trung và làm cho mạng Ethereum trở nên hấp dẫn hơn đối với người dùng và nhà phát triển.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Sàn DEX Thruster Finance dựa trên Layer 2 Blast huy động được 7,5 triệu USD vòng hạt giống ở mức định giá 70 triệu USD
- Giao thức cho vay Pac Finance dựa trên Blast dính bê bối bất ngờ thanh lý 26 triệu USD của người dùng
- Blast công bố thời điểm airdrop vào 26/6, muộn hơn dự kiến cuối tháng 5
Giả Bảo Ngọc
Theo The Block