Sự tuân thủ MiCA là chất xúc tác chính giúp phân biệt người thắng kẻ thua trong ngành công nghiệp crypto tại Châu Âu. Các công ty áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của khuôn khổ này sẽ tiếp tục tồn tại và thống trị, sử dụng sự tuân thủ như vũ khí chiến lược để vượt qua các đối thủ cạnh tranh, thúc đẩy các vụ sáp nhập và mua lại cũng như đảm bảo vị thế của họ trong thị trường đang hợp nhất.
Việc giới thiệu MiCA được cho là sẽ châm ngòi cho làn sóng sáp nhập và mua lại trên khắp ngành crypto của Châu Âu, vì sự tuân thủ quy định trở thành động lực chính của việc thực hiện giao dịch. Các công ty nắm vững các tiêu chuẩn MiCA sẽ không chỉ bảo vệ vị thế thị trường của họ mà còn đạt được lợi thế cạnh tranh, tận dụng các thông tin xác thực về sự tuân thủ để thu hút các đối tác, nhà đầu tư và người mua.
Giai đoạn hợp nhất sẽ là phản ứng tự nhiên trước chi phí hoạt động tăng cao, với những công ty nhỏ hơn tìm kiếm liên minh để tồn tại và phát triển. Trong khi đó, các công ty lớn hơn sẽ tận dụng cơ hội để mở rộng dấu ấn của mình.
Làn sóng hợp nhất này rất có thể sẽ báo hiệu về sự thay đổi lớn trong động lực cạnh tranh của không gian tiền điện tử Châu Âu. Các công ty nhỏ hơn sẽ phải gánh chịu chi phí tuân thủ, trong khi giá trị chiến lược của những công ty lớn hơn sẽ không ngừng tăng lên. Đối với bên mua, các công ty tuân thủ MiCA là lựa chọn an toàn hơn, cung cấp cơ sở hạ tầng đã được thiết lập, hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ và hệ thống quản trị phù hợp với các yêu cầu của quy định.
Với việc MiCA nhấn mạnh vào hoạt động lành mạnh và bảo vệ nhà đầu tư, các công ty này sẽ trở thành mục tiêu chính, giảm thiểu rủi ro và đẩy nhanh quá trình tích hợp sau khi mua lại. Trong kỷ nguyên mới, việc tuân thủ sẽ không chỉ là khoản phí đầu tư, mà còn là cơ chế để tăng trưởng, định hình lại bối cảnh cạnh tranh.
Bản thân khuôn khổ pháp lý này đặt ra tiêu chuẩn khá cao về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Theo MiCA, bất kỳ công ty nào có kế hoạch đầu tư hoặc mua lại nhà cung cấp dịch vụ tài sản crypto (CASP) hoặc đơn vị phát hành token tham chiếu tài sản (ART) phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền quốc gia (NCA) tại quốc gia thành viên EU của họ. CASP, bao gồm các công ty cung cấp các dịch vụ như giao dịch, lưu ký hoặc chuyển nhượng tài sản, hiện sẽ phải đối mặt với các đợt đánh giá chi tiết theo quy định để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của MiCA.
Bên mua cũng phải cung cấp thông tin chi tiết cho NCA để tạo điều kiện đánh giá đề xuất mua lại hoặc bất kỳ sự mở rộng nào đối với cổ phần đủ điều kiện hiện có. Theo MiCA, hoạt động thẩm định sẽ đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch này.
Các yếu tố chính để tiến hành phê duyệt bao gồm uy tín và thành tích lãnh đạo của bên mua, việc đơn vị phát hành ART hoặc CASP tuân thủ các quy định cũng như sự ổn định tài chính. Những yếu tố này sẽ được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng cả hai bên đều đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ MiCA.
Mặc dù NCA có các biện pháp khác, nhưng rõ ràng là việc tuân thủ MiCA là rất quan trọng đối với thành công của các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Các công ty tuân thủ biện pháp kiểm soát sẽ là người chiến thắng, bất kể họ tham gia vào nhánh nào của thỏa thuận.
Tuy nhiên, các công ty không tuân thủ MiCA sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trên thị trường M&A vì những lỗ hổng về quy định khiến họ trở nên rủi ro hơn và kém hấp dẫn hơn đối với người mua. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến các khoản phạt, thay đổi tốn kém hoặc phá giá trong quá trình thẩm định. Đối với các công ty không thuộc EU, việc mua lại một công ty tuân thủ MiCA có vẻ là cách dễ dàng để thâm nhập thị trường châu Âu, nhưng điều này đi kèm với sự giám sát chặt chẽ của ESMA.
Các cơ quan quản lý sẽ tập trung vào việc đảm bảo bảo vệ nhà đầu tư và tích hợp đúng các chức năng do EU quản lý. Nghĩa là các công ty không thuộc EU phải tránh các chiến thuật như tận dụng lỗ hổng về quy định hoặc chào hàng không phù hợp.
Các công ty tuân thủ MiCA sẽ vẫn là mục tiêu hấp dẫn đối với các công ty không thuộc EU đang tìm cách thâm nhập vào thị trường Châu Âu. Nếu không có giấy phép MiCA, các công ty ngoài EU có nguy cơ hoàn toàn bị loại khỏi EU. Do đó, các bên mua ngoài EU phải tích hợp và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của MiCA nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý của EU và hoạt động trơn tru trong khu vực.
Khi sự giám sát theo quy định ngày càng chặt chẽ, quy trình phê duyệt nghiêm ngặt của MiCA, tập trung vào danh tiếng, sự ổn định tài chính và sự tuân thủ, sẽ đảm bảo rằng chỉ những công ty chuẩn bị tốt nhất mới có thể phát triển mạnh sau khi tiến hành thương vụ mua lại. Các công ty tuân thủ hoàn toàn khuôn khổ của MiCA sẽ có vị thế tốt nhất để dẫn đầu, thiết lập các tiêu chuẩn mới về sự tin cậy, đổi mới và tăng trưởng bền vững trong hệ sinh thái crypto đang phát triển tại Châu Âu.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- MiCA của EU có thể gây ra rủi ro ngân hàng ‘có hệ thống’ cho các stablecoin: CEO Tether
- MiCA của EU sẽ định hình quy định stablecoin toàn cầu: Binance
- Paxos nhắm mục tiêu trở thành nhà phát hành stablecoin được cấp phép tại EU với thương vụ mua lại mới
Việt Cường
Theo BlockWorks