Mức vốn hóa của thị trường tiền kỹ thuật số đã chạm ngưỡng kỷ lục 800 tỷ USD trong năm nay, tăng mạnh so với mức 20 tỷ USD năm ngoái. Chưa bao giờ trong lịch sử có loại tài sản tăng nhanh một cách chóng mặt như tiền kỹ thuật số. Trong khi chính phủ ngó lơ bong bóng tiền tệ số thì đây vẫn là một thị trường béo bở, với mức lợi nhuận lớn. Các nhà lãnh đạo sáng suốt nên bao dung hơn trong cải cách dịch vụ ngân hàng, hơn là chống lại nó, vừa tốn tiền, vừa vô ích.
Hướng đi của Trung Quốc
Trong khi các sàn giao dịch Trung Quốc chiếm hơn 90% khối lượng giao dịch một năm trước thì con số này đã giảm xuống mức 0% vào tháng 11 năm ngoái. Do chính phủ Trung Quốc quyết định tạm ngừng tất cả sàn giao dịch 2 tháng trước khi mở cửa trở lại vào tháng 9, giá Bitcoin đã giảm mạnh từ 4,500 USD xuống còn 3,000 USD. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Một lần nữa, thị trường crypto lại cho thấy sự kiên cường và khả năng chống chọi của nó. Mặc dù mất đi phần lớn phân khúc thị trường Trung Quốc, nhưng thị trường tiền tệ số vẫn phục hồi nhanh chóng, đưa giá Bitcoin tăng gấp 5 lần kể từ lần rớt giá 3,000 USD.
Lệnh cấm này tưởng chừng gây nên tổn thất hàng tỷ NDT cho các nhà đầu tư khi họ phải tức tốc bán tống bán tháo tài khoản của mình, nhưng bên chịu tổn thất nhiều nhất lại là Chính phủ Trung Quốc. Khi ban hành lệnh cấm các sàn giao dịch tiền tệ số cũng như ngăn công dân nước mình không được hưởng lợi từ các phiên tăng giá, chính phủ Trung Quốc đã mất đi hàng tỷ NDT doanh thu thuế tiềm năng cũng như tăng trưởng GDP bổ sung.
Tuy nhiên, vấn đề mà chính phủ Trung Quốc quan tâm lại nằm ở việc ngăn chặn công dân Trung Quốc sử dụng tiền tệ số để tránh kiểm soát vốn và ngăn chặn khấu hao Nhân dân tệ. Nhưng cuối cùng, lịch sử phát triển kinh tế lại cho thấy việc kiểm soát vốn luôn luôn gặp thất bại.
Sẽ không bao giờ là hiệu quả khi Chính phủ ra sức ngăn cấm một hoạt động kinh doanh có sức hút lớn với đám đông. Lệnh cấm này chỉ đơn giản thúc đẩy thị trường tiền tệ số ngầm ở Trung Quốc. Các trang web thúc đẩy sàn giao dịch peer-to-peer mọc lên nhan nhản ở quốc gia này, và các nhà chức trách dường như mất toàn bộ quyền kiểm soát các trang web này.
Hướng đi của Nhật Bản
Quốc gia này lại đi theo hướng hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc. Đối mặt với những thách thức về nhân khẩu học, những thách thức kinh tế và mức nợ công chiếm 250% GDP, Nhật Bản phải tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, thay vì ban hành lệnh cấm các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số, Nhật Bản quyết định điều tiết các sàn này. Trong cùng một tháng, khi Trung Quốc cho đóng cửa mọi sàn giao dịch thì Nhật Bản lại cấp phép cho 11 sàn. Mục tiêu của Nhật rất rõ ràng: trở thành tâm điểm trao đổi tiền kỹ thuật số trên toàn cầu.
Kết quả là, với môi trường hoạt động thân thiện, giao dịch tiền kỹ thuật số tính bằng Yen Nhật đã tăng lên đáng kể theo cấp số nhân. Gần đây, Nomura ước tính 0,3% tăng trưởng GDP của Nhật đến từ Bitcoin. Trớ trêu thay, khi sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới Houbi bị cấm ở Trung Quốc, thì ngày nay lại được mở cửa trở lại ở Nhật. Quốc gia này dự kiến sẽ mở thêm 2 sàn giao dịch nữa.
Hướng đi tiếp theo cho chính phủ các quốc gia khác
Nhiều chính phủ quốc gia vẫn lúng túng trong việc xử lý tiền kỹ thuật số, chủ yếu do họ chưa hiểu hết về loại tiền này. Một điều chắc chắn là chính phủ càng yếu, không an toàn và độc đoán luôn phản đối tiền kỹ thuật số bởi họ cho rằng đây là công cụ hữu hiệu để người dân giành lại quyền bình đẳng. Các quốc gia dân chủ cùng với bộ máy chính phủ hoạt động tốt không có lý do gì để ngăn chặn tiền tệ số mà trái lại còn hưởng lợi lớn từ loại tiền này, bao gồm tăng trưởng kinh tế bổ sung bắt nguồn từ cải cách dịch vụ ngân hàng, và các khoản thu thuế bổ sung đến từ vốn lời mà tiền kỹ thuật số mang lại.
Tiền kỹ thuật số sẽ vẫn luôn tồn tại. Không kể Bitcoin, không kể Ethereum, nhiều đồng tiền số khác đều có thể trở nên phổ biến. 20 năm trước, liệu bạn có phản đối việc triển khai email để bảo vệ Dịch vụ Bưu chính truyền thống? Và phản đối tiền tệ số cũng tương tự như vậy. Ngăn cản tiền tệ số cũng giống như ngăn cản dòng chảy của Internet – một điều phi lý khó có thể xảy ra. Sự phát triển của tiền kỹ thuật số có thể bị kìm hãm, nhưng chỉ trong ngắn hạn. Về dài hạn, việc ngăn cấm này sẽ trở nên lãng phí, kéo vị thế Trung Quốc thụt lùi so với các quốc gia khác.
Thay đổi có thể đến từ nơi mà bạn không thể ngờ tới, nhưng nó sẽ đến. Một nhân viên ngân hàng người Ghana nổi tiếng – Papa-Wassa Chiefy Nduom – gần đây đã công khai kêu gọi Ngân hàng Trung ương Ghana đầu tư 1% dự trữ ngoại hối của mình vào Bitcoin. Đây là giai đoạn tiếp theo khi các ngân hàng Trung ương cuối cùng nhận ra rằng họ đã bị mất thế độc quyền phát hành tiền tệ và họ sẽ phải sống, tồn tại và cạnh tranh với tiền tệ số. Hầu hết trong số họ vẫn chưa biết thời kỳ bá quyền của tiền fiat đang dần lụi tàn.
Xem thêm:
Sn_Nour
Tạp chí Bitcoin