Ứng dụng tiền mã hóa chỉ là bề nổi của công nghệ Blockchain, ở chuỗi bài viết này chúng ta cùng đi chi tiết hơn về lịch sử phát triển của công nghệ Blockchain để có thể ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cho đến nay, đã có 3 thế hệ Blockchain được thế giới công nhận: Blockchain 1.0 (Tiền mã hóa); Blockchain 2.0 (Hợp đồng thông minh); Blockchain 3.0 (Ứng dụng).
Blockchain 1.0 : Tiền tệ
Blockchain 1.0 bao gồm 3 lớp:
- Lớp định danh (Currency): dùng phân loại các loại coin (BTC, Dogecoin, LTC..)
- Lớp giao thức: Chứa đựng các giao thức, các phần mềm xử lý các giao dịch BTC.
- Lớp nền tảng: Cấu trúc là sổ cái phân tán.
3 lớp này chính là cấu trúc chung của hầu hết các đồng tiền điện tử hiện nay bao gồm Bitcoin, Dogecoin, Litecoin… Tuy nhiên, chúng có thể có blockchain riêng biệt nhau, ví dụ Litecoin có lớp nền tảng riêng (Blockchain riêng) phát triển dựa trên cấu trúc sổ cái phân tán được tích hợp những tính năng cải tiến hơn Blockchain của BTC, hoặc chỉ có lớp định danh riêng ví dụ như Counterparty sử dụng chung nền tảng Blockchain của Bitcoin nhưng tên là XCP. Nhưng nhìn chung, chúng đều có cấu trúc nền tảng là sổ cái phân tán và được phát triển mở rộng ra dựa vào cấu trúc đó.
Ứng dụng của Blockchain 1.0 là dùng để làm hình thức thanh toán ngang hàng, không cần sự can thiệp của bên thứ 3 (Ví dụ: ngân hàng), giải quyết các vấn đề về minh bạch tài chính, giao dịch bị trùng (Double-Spend)…
Blockchain 2.0 : Smart Contract
Bây giờ chúng ta sẽ có thể thấy những bước phát triển của công nghệ Blockchain. Các lớp đầu tiên của các ứng dụng blockchain là các giao dịch tiền tệ; sau đó là tất cả các hình thức giao dịch tài chính; sau đó là tài sản thông minh, khởi tạo tất cả các tài sản hữu hình (nhà, xe) và tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ) trở thành tài sản kỹ thuật số; sau đó là các tài liệu chính phủ, chứng nhận pháp lý, công chứng, và dịch vụ bảo vệ sở hữu trí tuệ; và cuối cùng là các hợp đồng thông minh có thể đưa ra tất cả các loại tài sản kỹ thuật số này. Theo thời gian, hợp đồng thông minh có thể trở nên cực kỳ phức tạp và tự động.
Ví dụ cho hợp đồng thông minh: Máy vendor (Quầy bán nước tự động) là 1 ví dụ dễ hiểu cho hợp đồng thông minh. Khi người dùng bỏ tiền vào và chọn loại nước mình muốn, sau khi nhận đủ tiền và loại nước, lập tức máy sẽ chọn đúng loại nước đó và đưa xuống khay cho người dùng lấy. Ngược lại, nếu người dùng bỏ vào không phải là tiền hoặc không đủ tiền, hệ thống sẽ thông báo lỗi.
Blockchain 3.0 : ứng dụng phân quyền
Dapps, DAOs, DACs, DASs, các sàn giao dịch tự động, và các tradenet là một số các khái niệm phức tạp hơn cho việc ứng dụng công nghệ Blockchain. Nói một cách ngắn gọn cho ý tưởng này là, với các hợp đồng thông minh sẽ ngày càng phổ biến hơn về quyền tự chủ và thỏa thuận giữa các bên sẽ diễn ra một cách tự động. Blockchain có thể giải quyết các giao dịch phí thấp, thời gian giao dịch nhanh và dễ dàng phát triển ứng dụng, sẵn sàng cho mọi người sử dụng. Được xây dựng và phát triển từ 2016-2017
Theo Tapchibitcoin.vn