Tại Diễn đản Cơ hội đầu tư – Kinh doanh năm 2018 tại Hà Nội. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico có phát biểu:
Theo luật hiện hành, tiền ảo không bị cấm giao dịch mua bán, trao đổi, cho tặng… mà chỉ bị cấm thanh toán, tức là cấm coi nó như tiền. Cũng không có chuyện thắt chặt pháp lý với tiền ảo từ ngày 1-1-2018, bởi tội phạm hình sự chỉ đặt ra đối với việc “phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp” trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo quy định. Chỉ có các Tổ chức tín dụng mới bị giới hạn bởi luật này. Còn các Công ty, cá nhân thì thoải mái làm, thoải mái phát hành và cung ứng.
Tôi cho rằng bitcoin và các loại tiền ảo khác là loại hàng hóa đặc biệt, mà đã là hàng hóa thì sẽ có khung pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán; tức là có các quy định để quản lý sàn giao dịch tiền ảo, các cá nhân giao dịch có phát sinh lợi nhuận thì phải nộp thuế thu nhập…
Còn nếu không công nhận là hàng hóa thì nó vẫn là một loại tài sản và vẫn được giao dịch. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước không có quyền cấm, chỉ có duy nhất Quốc hội có quyền cấm, nhưng cũng phải dựa theo Hiến pháp để ban hành luật. Tuy nhiên, thực tế bitcoin và các loại tiền ảo không thuộc vào 4 điều kiện để có thể ban hành luật cấm theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Đầu tư năm 2014. Pháp luật chỉ ngăn cấm nguy cơ, chứ không thể ngăn cấm cơ hội, dù cơ hội đó là vô cùng rủi ro. Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều. Ai chơi người đó chịu.
Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này chưa có nhiều để học hỏi vì bitcoin là một sản phẩm rất mới, chỉ một số nước có sàn giao dịch thừa nhận chính thức. Còn chủ yếu tiền ảo vẫn đang trôi nổi, không quản lý được vì không có cơ quan phát hành, không có kho tàng lưu trữ. Kinh doanh tiền ảo không có đầu có chủ, ai nhanh tay thì được, nếu xuống giá thì mất hết giá trị, chỉ lưu dữ liệu không ai công nhận giá trị của bitcoin. Vì đây là một thứ hàng hóa đặc biệt nên trách nhiệm quản lý phải có sự tham gia của Bộ Công Thương.
Có một thứ chắn chắn sẽ cấm lâu dài, đó là cấm làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Thực tế thì tại Việt Nam hiện tại chỉ có duy nhất VND là phương tiện thanh toán, vàng, bạc, ngoại tệ đều không được trực tiếp thanh toán.
Anh em Tạp Chí Bitcoin yên tâm công tác nhé!
Link Xem Video
Tạp Chí Bitcoin