Một trong những lợi ích của blockchain là tính xác thực mà nó mang lại trong nhiều hoạt động khác nhau. Quy trình thanh toán nhanh chóng của các giao dịch tài chính đang thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp fintech (tạm dịch: công nghệ trong tài chính) dựa trên công nghệ blockchain. Tuy nhiên chúng ta không nên xem nhẹ các blockchain records (tạm dịch: hồ sơ của công nghệ blockchain) vốn là một bằng chứng pháp lý đáng tin cậy.
James Ching, một cộng sự của trang law.com, gần đây đã viết rằng một yếu tố quan trọng trong kế hoạch Digital Asset (và các đối thủ cạnh tranh) là việc cấp giấy đăng ký cho hệ thống hóa đơn dựa trên công nghệ blockchain, đặc biệt là cần kiểm chứng lại “thuật toán đồng thuận”.
Tại sao cần quan tâm đến vấn đề này?
Ching nhấn mạnh rằng sự công nhận của toà án đối với hoá đơn trong vụ tranh chấp chính là chìa khóa dẫn đến khả năng sinh lợi của hệ thống hóa đơn thương mại chứ không phải ở hệ thống phần mềm sở hữu độc quyền. Ông cũng cho biết nếu hóa đơn không phải là bằng chứng giao dịch dùng cho mục đích tố tụng thì nó gần như vô dụng.
Hóa đơn blockchain được cho là tạo ra bởi thuật toán với chi phí hiệu quả và có tính lâu dài do bên trung gian hoặc bộ xử lý và bộ kiểm chứng giao dịch bị loại bỏ. Mặt khác, blogger Matt Levine của trang Bloomberg.com lại nhận định rằng loại hóa đơn như vậy không hữu dụng bằng một bảng ghi chú giải trên trang tính Excel. Theo một bài viết gần đây trên bitcointalk.org, dù cho mô hình kinh doanh Digital Asset có lợi hơn Excel đi chăng nữa thì đó là điểm cốt lõi cho khả năng phát triển trong tương lai của mô hình này.
Vấn đề này đã từng xuất hiện trong vụ án của Lizarraga-Tirado, trong đó bị cáo phải đối mặt với cáo buộc tái nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Một hình ảnh vệ tinh từ Google Earth cho thấy cảnh tượng sợ hãi của bị cáo đã được đưa vào quá trình truy tố. Trong trường hợp này, thông tin từ Google Earth rõ ràng dựa trên các nguồn có vẻ rất đáng tin cậy.
Tiền lệ của công nghệ Blockchain?
Ông Ching đã đặt ra nghi vấn: một hóa đơn blockchain trong giao dịch bitcoin biểu hiện như thế nào dưới trường hợp của Lizarraga-Tirado?
Ông đã tham khảo trang web của Digital Asset để thảo luận về việc sử dụng blockchain trong các hoạt động thương mại. Công ty Cổ phần Digital Asset là công ty công nghệ có trụ sở tại New York, tại đây họ sử dụng những cuốn sổ cái phân phối để theo dõi và giải quyết các tài sản tài chính kỹ thuật số và tài sản có xu thế chủ đạo, đồng thời xây dựng các công cụ phân phối, mã hoá và xử lý trực tiếp nhằm cải thiện mức độ bảo mật, phù hợp, hiệu quả và tốc độ giải quyết vấn đề.
Ông Ching nhấn mạnh việc Digital Asset biểu thị chính xác đặc điểm của quy trình tạo ra quyển sổ cái phân phối trong một hệ thống không cần cho phép, hoặc không sở hữu độc quyền, hoặc hệ thống công cộng dựa trên một thuật toán. Các giao dịch sẽ tạo ra một loạt quyền sở hữu chính xác theo thời gian.
Ching còn cho biết, Lizarraga-Tirado đưa ra giả thiết các thông tin được sản xuất trên máy tính có thể là tin đồn hoặc không phải tin đồn. Vì một hoá đơn blockchain giống với một luận điểm hơn là một bản đồ, một hàng rào tin đồn tiềm năng tồn tại để giới thiệu bất cứ kết quả nào từ cuốn sổ cái phân phối đó.
Trong trường hợp Lizarraga-Tirado, thông tin được sử dụng để xác thực Google Earth sẽ cần đuợc xác nhận tính hợp lệ bitcoin của blockchain hoặc các dẫn xuất của nó. Bất kỳ người xử lý kiện tụng nào cũng sẽ đưa ra các bằng chứng tuơng tự để chứng thực biên nhận như là một hồ sơ kinh doanh. Điều này đuợc thực hiện thông qua “một lập trình viên hoặc một nhân chứng, nguời thường xuyên làm việc với chuơng trình (blockchain) và tin cậy vào đó”.
Có một ngọai lệ về hồ sơ kinh doanh. Vấn đề chính khi chấp nhận các hoá đơn blockchain trong trường hợp ngoại lệ này chính là độ đáng tin cậy của thuật toán làm cơ sở. Câu hỏi chủ yếu về mặt pháp luật là liệu quá trình lập biên nhận phải thuộc sở hữu độc quyền để bảo đảm chính xác và đáng tin cậy cho các mục đích kinh doanh hay không.
‘Tin đồn’ là gì?
Theo Wikipedia, “tin đồn” là thuật ngữ pháp lý cho một số lời khai nhất định không được đưa ra trong khi làm chứng tại phiên xử hoặc phiên điều trần. “Tin đồn” đuợc cung cấp như là bằng chứng tại phiên xử hoặc phiên điều trần nhằm nỗ lực chứng minh sự thật của vấn đề được khẳng định trong các tờ khai.
Quy định về tin đồn xác định lời đồn đại và cung cấp cho các trường hợp ngoại lệ và miễn trừ. Tại Hoa Kỳ, không có định nghĩa bao hàm tất cả nào về tin đồn. Tuy nhiên, hầu hết các luật lệ dựa trên bằng chứng có định nghĩa tin đồn đều tuân theo quy tắc thành lập trong Luật Chứng cứ liên bang. Bộ luật định nghĩa tin đồn như là một lời khai bên ngoài tòa án được sử dụng để chứng minh sự thật của một vấn đề được xác nhận.
Các bài đăng trên trang cryptolawyer.net đã lưu ý rằng việc tranh tụng sự công nhận của các bằng chứng trên Internet tiêu tốn rất nhiều thời gian và phí.
Tác động của công nghệ blockchain đối với các luật lệ dựa trên bằng chứng tại tòa án đã đặt ra một số vấn đề. Dữ liệu blockchain chỉ là một lọai hình chứng cứ khác mà các luật sư tranh chấp? Hay công nghệ này sẽ tạo ra một tiêu chuẩn chứng cứ hiệu quả hơn?
Chúng ta có thể sẽ chỉ tìm thấy câu trả lời khi phương án lưu giữ hồ sơ dựa trên công nghệ blockchain trở thành xu huớng chủ đạo.